Ngày 14-12
Thánh GIOAN THÁNH GIÁ
Linh Mục Tiến Sĩ (1542 - 1591)
Gioan de Yepes sinh tại Phontiveros, gần Avila. Tây Ban Nha ngày 24 tháng 6 năm 1542. Cha Ngài làm thợ dệt, bị gia đình giàu có làmnghề buôn bán loại trừ vì đã cưới một người vợ kém hơn. Mẹ Ngài là một người đàn bà thánh thiện, trở thành goá phụ sau khi sinh Gioan. Không nguồn lợi, với 3 đứa con, bà đã làm thuê cho một thợ dệt. Bé Gioan dần dần đã học nghề thợ mộc, may vá, điêu khắc, hội họa trong tình yêu mến Chúa Giêsu Kitô.
Trong mọi việc, Ngài có thói quen tự hỏi: - "Vào trường hợp tôi, Chúa Giêsu sẽ làm gì ?"
Ngài không trốn tránh một hy sinh nào. Lúc 12 tuổi, Gioan được học đọc, học viết với các nữ tu ở Medina del Campo. Đức bác ái của Ngài bao la: tư hồi còn niên thiếu, Ngài đã dùng giờ rảnh để phục vụ các bệnh nhân ở nhà thương, dầu vẫn theo học văm phạm và triết học nơi các cha dòng Tên.
Năm1563, Gioan gia nhập dòng Carmêlô và năm sau được gửi học tại đại học Salamanca. Năm 1567 Ngài thụ phong linh mục ở Medina và đã gặp thánh nữ Avila. Thánh nữ đã khuyên Ngài thực hiện việc cải tổ dòng Camêlô như thánh nữ đang làm. Thánh nữ nói với Ngài : - "Đây là công trình đòi hy sinh và máu. Tôi không biết cha sẽ phải chịu khổ tới đâu nhưng chắc chắn cha phải chịu khổ".
Gioan trở thành người con thiêng liêng của người nữ tu Carmêlô này. Cha 25 tuổi và chị 52 tuổi. Chị gửi cha đến với hai người bạn ở Duruelô trong cảnh cô tịch và đây là nguồn gốc của dòng Carmêlô canh tân đi chân không, Ngài lấy tên là Gioan Thánh Giá. Sự nghèo túng thật khủng khiếp, Ngài chỉ sống bằng cỏ, nhưng vẫn dùng những khúc ca tạ ơn Chúa vì đã chỉ cho biết phải sống và cư xử cách nào. Ngài hành động cách khác thường trên những người chung quanh, giải thoát họ khỏi những việc hư hỏng, tạo cho họ một lòng yêu thích hy sinh.
Sau khi chống lại đoàn thể các tu sĩ Carmêlô ở Alcala de Hélenrés, Ngài trở thành tuyên úy của tu viện Avila trong 5 năm, thánh nữ Têrêxa giới thiệu với con cái mình : - "Cha là vị thánh".
Sự thánh thiện của Gioan vượt quá nhiều người và trở nên khó hiểu, sự canh tân khiến Ngài bị tố cáo là nổi loạn. Các thày dòng Carmêlô chước giảm chống lại các thày dòng Carmêlô đi chân không. Cuối cùng, sau những nhục mạ dữ dội, Ngài bị cầm tù ở Tolêđô. Người ta đối xử cứng rắn với Ngài, ba lần mỗi tuần họ đưa Ngài tới nhà cơm và đánh đập không nương tay. Nhưng Ngài cảm thấy đang đi đúng đường Chúa muốn và tạ ơn Chúa vì đã chịu được hạ nhục và chịu khổ cực. Những bắt bớ tăng thêm đức tin và lý tưởng của Ngài. Đáp lại, Ngài yêu mến nhiều hơn và trong hầm tối thiếu khí trời, Ngài trước tác những vần thơ bí nhiệm làm thành cuốn "Thánh ca thiêng liêng" (cantiques spirituelles).
Được 9 tháng thánh nhân vượt ngục. Trước khi đến tu viện định tới, Ngài dừng lại trong một dòng nữ. Ngài nghe một nữ tu ca hát về "hạnh phúc của đau khổ" và bỗng Ngài phải bám chặt vào cửa sắt nhà khách. Ngài đã xuất thần. Ý tưởng được chịu khổ vì Chúa đã làm cho Ngài cả thấy dư tràn hạnh phúc. Phép lạ này trong tâm hồn, như muốn lôi kéo cả thân xác đổi mới theo... thánh Têrêxa nói : - "Không có cách gì để nói về Thiên Chúa với cha Gioan Thánh Giá. Ngài xuất thần ngay và lôi kéo người khác theo".
Một ngày kia quỳ bên song sắt, thánh nữ nghe cha nói về Chúa Ba Ngôi, thì thánh linh như muốn nâng Ngài lên. Khiêm tốn, Ngài nắm lấy tay vào thành ghế. Nhưng hoạt động thần linh đã nâng Ngài lên tới trần nhà. Têrêxa ở trước mặt Ngài cũng xuất thần và bay bổng. Một nữ tu tiến vào, cảm kích và cảnh tượng vội đi gọi các nữ tu khác đến chiêm ngưỡng cả hai vị thánh được Chúa chúc phúc.
Đức Thánh cha và vua Philipphe II ủng hộ những cuộc cải cách và bây giờ Gioan phải nhận nhiều trọng trách. Ngài làm bề trên dòng Calvariô. Ngài lập cộng đoàn Carmêlô Baeza và 3 năm sau được chọn làm tu viện trưởng ở Grenade. Đi đường qua các thành Tây Ban Nha, Ngài chinh phục các linh hồn về cho Chúa Kitô, chính Ngài đã xây dựng một thủy lộ, một tu viện. Trong 15 ngày, Ngài đã viết cuốn "ngọn lửa tình yêu sống động" (la vive flamme d'amour). Cuối cùng Ngài trở thành Tổng đại diện Andalousia.
Sự trong trắng của thánh nhân đã tạo cho Ngài một quyền năng trên quỉ thần. Ngài đã giải thoát nhiều bị quỉ ám. Người ta nói rằng, bằng những dấu thánh giá Ngài dẹp tan cơn bão, bằng lời nguyện, Ngài dập tắt một hỏa hoạn. Các thú vật quí mến Ngài. Để giữ mình trong sạch, thánh nhân tự nhận lấy đau khổ nhưng lại rất thương cảm những đau khổ của người khác, Ngài còn tế nhị hơn nữa đối với những đau khổ tinh thần mà Ngài gọi là "đêm tối của tâm hồn". Nhưng Ngài hiểu rằng, những đau khổ này thanh tẩy tâm hồn rất nhiều. Không kết hợp với Chúa được nếu không có khổ hạnh trong tâm hồn.
Thường nhà dòng nghèo khó đến độ có ngày không có bánh ăn. Tập họp ở nhà ăn, thánh nhân nói với các tu sĩ về hạnh phúc được chịu khổ vì Chúa Giêsu Kitô. Họ khóc vì nhiệt tâm và lui ra. Bỗng chuông reo, một người vô danh đã đem bánh cho nhà dòng. Các tu sĩ trở lại phòng ăn. Lần này, thánh nhân khóc và nói: - "Oi, vậy là Chúa đã thấy sự yếu đuối của chúng con không chịu thử thách được lâu. Ngài đã sớm thương hại chúng ta".
Lần kia, Ngài đã trả lời Chúa Giêsu khi Ngài hỏi về phần thưởng Ngài muốn rằng : - "Lạy Chúa, xin cho con được chịu khổ và bị khinh miệt vì Chúa".
Và Ngài đã xin ba ơn này là: đừng có ngày nào mà không được chịu đau khổ, đừng là bề trên vào lúc chết và được chết trong khiêm hạ. Thiên Chúa đã nhận lời Ngài.
Những tháng bị giam cầm, với bao đau khổ dữ dằn người ta đối xử, đã hủy hoại thân thể Ngài. Mệt nhọc vì du hành tới Andalousia, làm thánh nhân bị thiêu đốt ở chân, các vết thương mở rộng. Ngài chịu đau đớn kinh khủng đến nỗi lần kia Ngài nói với người đối thoại: - "Xin lỗi, tôi không trả lời nổi. Tôi bị đay nghiến và đau nhức".
Thánh nhân được chọn một trong hai nơi để chữa bệnh, hoặc ở Baeza, nơi người ta qúi mến, hoặc ở Ubeda, nơi tu viện trưởng có ác cảm với Ngài. Ngài đã chọn tu viện Ubeda. Những cư xử nghiêm nhặt làm cho Ngài đau đớn thêm. Nhưng Ngài càng ôm chặt thánh giá vào lòng. Vị tu viện trưởng cảm động vì sự dịu dàng không mệt mỏi, vì lòng bác ái sâu xa của bệnh nhân, cuối cùng đã hiểu và xin Ngài tha thứ.
Gioan báo trước mình sẽ chết đêm 14 tháng 12 (năm 1591). Các tu sĩ đọc kinh phó linh hồn, Ngài xin đọc sách Diễn tình ca. Các cơn đau không ngừng gia tăng khi chuông reo giờ kinh sáng, Ngài cầm thánh giá nói : - "Lạy Chúa, con phó linh hồn trong tay Chúa".
Ngài còn nhìn các tu sĩ, hôn Chúa Kitô và tắt thở. Ngài đã viết: - "Vào xế chiều cuộc sống này, bạn được phán xét về tình yêu".
Gioan Thánh Giá để lại nhiều sách luôn được suy gẫm như: Đường lên Carmêlô, đêm tối tâm hồn, Ngọn lửa tình yêu sống động, thánh ca thiêng liêng. Ngài được tuyên thánh năm 1726. Và Đức Piô XI đã đăt Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1962.
Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013
Ngày 13-12 Thánh LUCIA Đồng Trinh Tử Đạo
Ngày 13-12
Thánh LUCIA
Đồng Trinh Tử Đạo - (Thế kỷ IV)
Theo lịch sử, chắc chắn là đã có một thánh nữ tử đạo tên là Lucia và mộ Ngài được tìm thấy trong hang toại đạo của các Kitô hữu Syracusa. Sau đây là câu chuyện về cuộc tử đạo của Ngài.
Lucia là một thiếu nữ quí phái người Syracusa tại thủ đô miền Sicily. Mẹ Ngài gốc người Hy Lạp tên là Eutychia, có nghĩa là hạnh phúc. Sớm thành goá phụ, bà đã gắng chuẩn bị cho Lucia một điạ vị cao bằng cách dưỡng dục thánh nữ theo tinh thần Kitô giáo. Bà thường nói với con gái mình về lòng can đảm của các vị tử đạo đã tưới máu trên đế quốc hai thế kỷ qua. Như ở Sicily, tại hải cảng Catana, nửa thế kỷ trước thánh nữ Agatha thay vì chối bỏ đức tin, đã khước từ tình yêu của quan cầm quyền và trung thành với Chúa Kitô giữa các cực hình.
Mẫu gương đáng phục này đã ám ảnh Lucia và khi Eutychia nhận lời cầu hôn cho con gái mình, Lucia khẩn cầu Chúa cất xa những cuộc cưới hỏi trần thế để dâng hồn xác phụng sự một mình Ngài thôi. Bỗng Eutychia ngã bệnh, Lucia lấy cớ này để đình hôn. Dầu vậy, Ngài thấy buồn vì mẹ khổ lâu, nên khuyên bà kêu cầu với thánh nữ Agatha, Ngài đưa mẹ đi Cathana để dưỡng bệnh. Khi đó, Ngài xem thường những sắc lệnh bách hại đạo của Điôclêtianô, khấn hiến mình hoàn tòan cho Thiên Chúa. Ngài đòi phân gia tài để phân phát cho người ghèo. Ngài nói : - "Dâng cho Chúa điều người ta không mang theo sau khi chết thì cũng không có gì là nhiều".
Nhưng người theo đuổi Lucia thấy Ngài bán nữ trang và ruộng đất rồi phát cho người khổ cực, liền nổi giận và tố cáo với Paschse là người cầm quyền ở Syracusa. Lucia bị cầm tù. Trước tòa, Ngài đã trả lời cách đáng phục :
"Giờ thì tôi chẳng còn gì nữa để dâng, tôi dâng chính mình như bánh thánh lên Thiên Chúa tôi cao. Ong run rẩy trước mặt Thiên Chúa, còn tôi, tôi kính sợ Thiên Chúa. Ông muốn làm đẹp lòng họ, còn tôi, tôi chỉ có một ước vọng là làm đẹp lòng Chúa Kitô thôi. Những người thiêu huỷ thân xác là những người bỏ niềm vui mau qua để đổi lấy những niềm vui đời đời. Thánh Phaolô tông đồ đã nói: Ai sống trong sạch và đạo đức là đền thờ Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần ở trong họ. Thân thể chỉ ra nhơ uế nếu linh hồn đồng tình với nó".
Nhà cầm quyền truyền trao Lucia cho bọn đâm đãng êể làm nhục cho đến chết. Nhưng Ngài đã thành một sức mạnh khủng khiếp khiến bao sức lực của họ cũng không thể kéo Ngài đi được. Người ta kêu các phù thủy, đưa bò đến kéo nhưng không nghĩa lý gì đối với sự bất động của Trinh nữ.
Người ta đốt lửa cũng không chạm tới Ngài. Sau cùng, người ta dùng giáo đâm cổ Ngài, nhưng Ngài còn tiên báo một cách lạ lùng : - "Tôi báo cho các ngươi biết rằng, Giáo hội Chúa được ơn bình an vì hôm nay Điôclêtiano bị đuổi khỏi đế quốc, Maximianô phải chết. Và như Catana vui sướng được chị tôi là Agatha bảo trợ, thành Syracusa được Chúa ban cho tôi, nếu các ngươi hết lòng thực hiện thánh ý Chúa".
Và dân Sicily thấy Paschase bị xiềng. César biết được rằng ông ta sẽ chiếm thành. Lucia trước khi chết đã được rước Mình Chúa do các linh mục đem đến.
Lucia là tên do từ ngữ Lux, nghĩa là ánh sáng. Như ánh sáng, gương mẫu đời Ngài dẫn các linh hồn lên trời. Tên Ngài khiến những ai đau mắt thường kêu cầu Ngài.
Thánh LUCIA
Đồng Trinh Tử Đạo - (Thế kỷ IV)
Theo lịch sử, chắc chắn là đã có một thánh nữ tử đạo tên là Lucia và mộ Ngài được tìm thấy trong hang toại đạo của các Kitô hữu Syracusa. Sau đây là câu chuyện về cuộc tử đạo của Ngài.
Lucia là một thiếu nữ quí phái người Syracusa tại thủ đô miền Sicily. Mẹ Ngài gốc người Hy Lạp tên là Eutychia, có nghĩa là hạnh phúc. Sớm thành goá phụ, bà đã gắng chuẩn bị cho Lucia một điạ vị cao bằng cách dưỡng dục thánh nữ theo tinh thần Kitô giáo. Bà thường nói với con gái mình về lòng can đảm của các vị tử đạo đã tưới máu trên đế quốc hai thế kỷ qua. Như ở Sicily, tại hải cảng Catana, nửa thế kỷ trước thánh nữ Agatha thay vì chối bỏ đức tin, đã khước từ tình yêu của quan cầm quyền và trung thành với Chúa Kitô giữa các cực hình.
Mẫu gương đáng phục này đã ám ảnh Lucia và khi Eutychia nhận lời cầu hôn cho con gái mình, Lucia khẩn cầu Chúa cất xa những cuộc cưới hỏi trần thế để dâng hồn xác phụng sự một mình Ngài thôi. Bỗng Eutychia ngã bệnh, Lucia lấy cớ này để đình hôn. Dầu vậy, Ngài thấy buồn vì mẹ khổ lâu, nên khuyên bà kêu cầu với thánh nữ Agatha, Ngài đưa mẹ đi Cathana để dưỡng bệnh. Khi đó, Ngài xem thường những sắc lệnh bách hại đạo của Điôclêtianô, khấn hiến mình hoàn tòan cho Thiên Chúa. Ngài đòi phân gia tài để phân phát cho người ghèo. Ngài nói : - "Dâng cho Chúa điều người ta không mang theo sau khi chết thì cũng không có gì là nhiều".
Nhưng người theo đuổi Lucia thấy Ngài bán nữ trang và ruộng đất rồi phát cho người khổ cực, liền nổi giận và tố cáo với Paschse là người cầm quyền ở Syracusa. Lucia bị cầm tù. Trước tòa, Ngài đã trả lời cách đáng phục :
"Giờ thì tôi chẳng còn gì nữa để dâng, tôi dâng chính mình như bánh thánh lên Thiên Chúa tôi cao. Ong run rẩy trước mặt Thiên Chúa, còn tôi, tôi kính sợ Thiên Chúa. Ông muốn làm đẹp lòng họ, còn tôi, tôi chỉ có một ước vọng là làm đẹp lòng Chúa Kitô thôi. Những người thiêu huỷ thân xác là những người bỏ niềm vui mau qua để đổi lấy những niềm vui đời đời. Thánh Phaolô tông đồ đã nói: Ai sống trong sạch và đạo đức là đền thờ Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần ở trong họ. Thân thể chỉ ra nhơ uế nếu linh hồn đồng tình với nó".
Nhà cầm quyền truyền trao Lucia cho bọn đâm đãng êể làm nhục cho đến chết. Nhưng Ngài đã thành một sức mạnh khủng khiếp khiến bao sức lực của họ cũng không thể kéo Ngài đi được. Người ta kêu các phù thủy, đưa bò đến kéo nhưng không nghĩa lý gì đối với sự bất động của Trinh nữ.
Người ta đốt lửa cũng không chạm tới Ngài. Sau cùng, người ta dùng giáo đâm cổ Ngài, nhưng Ngài còn tiên báo một cách lạ lùng : - "Tôi báo cho các ngươi biết rằng, Giáo hội Chúa được ơn bình an vì hôm nay Điôclêtiano bị đuổi khỏi đế quốc, Maximianô phải chết. Và như Catana vui sướng được chị tôi là Agatha bảo trợ, thành Syracusa được Chúa ban cho tôi, nếu các ngươi hết lòng thực hiện thánh ý Chúa".
Và dân Sicily thấy Paschase bị xiềng. César biết được rằng ông ta sẽ chiếm thành. Lucia trước khi chết đã được rước Mình Chúa do các linh mục đem đến.
Lucia là tên do từ ngữ Lux, nghĩa là ánh sáng. Như ánh sáng, gương mẫu đời Ngài dẫn các linh hồn lên trời. Tên Ngài khiến những ai đau mắt thường kêu cầu Ngài.
Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013
Ngày 07-12 Thánh AMBRÔSIÔ Gíam mục và tiến sĩ Hội Thánh
Thánh AMBRÔSIÔ
Gíam mục và tiến sĩ Hội Thánh
(339 - 397)
Thánh Ambrôsiô chào đời khoảng năm 339 tại Augusta Trevororum. Cha Ngài, ông Aurlio Ambrôsiô làm tổng trấn xứ Gauules và là nghị sĩ viện quí tộc. Nhưng ông chết sớm, mẹ Ngài trở về Roma với 3 người con: Ambrosiô. Marcellina và Satyra, cả 3 đều nên thánh.
Ambrôsiô chưa lãnh phép rửa tội như thói quen thời ấy hay chần chừ, sợ mất ơn phép rửa tội, nhưng Ngài đã sống tuổi thơ ấu đạo đức. Lớn lên, Ngài tỏ ra thông minh đặc biệt, nổi tiếng về thơ văn, tài hùng biện và luật pháp. Thuộc dòng quí tộc, Ambrôsiô được đặt làm lãnh sự tỉnh Emilia và Liguria với thị trấn là Milan. Probus, vị tổng trấn theo Kitô giáo đã khuyên Ngài : - "Hãy đi và hành động như một giám mục hơn là quan án".
Và người ta thán phục nhà quí tộc Kitô giáo vì sự khôn ngoan tỉnh thức và hiền hậu của Ngài. Giám mục Milan qua đời, một cộng đoàn tập hợp trong nhà thờ, người ta gây ồn ào xáo trộn tại đó vì chiahai phe: phe công giáo và phe theo Ariô. Ambrôsiô với tư cách là nhà cầm quyền đã đến dàn xếp. Ngài diễn thuyết kêu gọi hoà bình và khuyên dân chúng khôn ngoan chọn lựa, Ngài nói một cách đáng phục đến nỗi mọi tín hữu đều một tiếng kêu lớn : "Ambrôsiô làm giám mục".
Hết còn phân ly, người ta ôm nhau khóc vì vui mừng. Hoàng đế Valentinô đã chuẩn nhận việc tuyển chọn bất ngờ này.
Lúc ấy, Ambrôsiô còn là một dự tòng, nên cảm thấy mình bất xứng để làm cha linh hồn của cả đoàn dân Ngài. Ngài đã có lần trốn thoát đến nỗi còn muốn gây cớ xúc phạm để tỏ ra bất xứng, nhưng vẫn không đánh lừa nổi ai. Ngài còn viết thư cho các giám mục và hoàng để xin cáo lui, nhưng hoàng đế còn bày tỏ lòng thán phục : - "Không có một tinh thần nào ngay chính hơn, đây là một tay lái không thể uốn cong được".
Ambrôsiô dành nhiều miễn cưỡng chấp nhận. Ngày 24 tháng 11 Ngài chịu phép Rửa tội. Ngày 07 tháng 12 năm 374 Ngài đã thụ phong linh mục và được thánh hiến giám mục. Ngài nói : - "Tôi bắt đầu dạy dỗ điều mà tôi không được học".
Ambrôsiô không coi mình như người thuộc thế gian nữa, Ngài phân phát của cải cho người nghèo và dâng đất đai cho Giáo hội. Một phần đêm khuya dành để cầu nguyện và học hỏi. Ngài học các tác phẩm Kitô giáo, nhất bằng tiếng Hy Lạp và đào sâu thần học. Buổi rạng đông, dâng lễ rồi vào bàn làm việc. Ngài rao giảng để tái hồi giáo phận bị xáo trộn bởi phái Ariô. Ngài mở rộng cửa tiếp đón mọi người cần đến mình. Thánh Augustinô mà Ngài góp phần cải hóa đã gọi Ngài là thầy. Khi dạy dỗ, Ngài tỏ ra hiền hậu mà người ta gọi là "sự ngọt ngào của Ambrôsiô".
Khi ngồi tòa, Ngài đã khóc như chính mình là tội nhân. Không có giờ ăn, Ngài như chay tịnh liên tiếp. Việc mục vụ nặng nề không ngăn cản Ngài tỏ ra là một thủ lãnh quyết bảo vệ đức tin công giáo. Ở Roma, tại cung điện nữ hoàng Justina theo Ariô, muốn chiếm nhà thờ Milan, giám mục chống lại và quyết bảo vệ thánh đường. Từ Chúa nhật lễ lá tới thứ năm tuần thánh, một đoàn người công hãm thánh đường. Ambrôsiô dùng việc giảng dạy và thánh ca để giữ tín hữu. Những người yêu mến Ngài làm thành một hàng rào bao quanh Ngài. Cuối cùng, chiến thắng về tay Ambrôsiô. Ngài vẫn luôn tỏ thái độ cương quyết như thế.
Đế quốc rơi vào tay Theodosiô. Vị Tân hoàng đế rất quí chuộng và kính trọng giám mục. Đức giám mục cũng yêu mến ông bằng tình phụ tử, nhưng không vì thế mà thành ra yếu đuối bất công. Theodosiô trên đài vinh quang, để trừng phạt cuộc nổi loạn ở Thesalonica, đã ra lệnh tàn sát dã man. Thánh Ambrôsiô viết thư quở trách, bắt ông hối cải và cấm vào thánh đường. Ít lâu sau, Theodosiô chiến thắng trở về Milan với binh sĩ muốn vào thánh đường, đức giám mục đứng ở cưả ngăn ông lại và trách cứ ông. Hoàng đế lui về hoàng cung thống hối trong tám tháng. Ngày lễ Giáng sinh, ông khóc lóc xin tha tội. Ông cởi áo bào, phục dưới thềm nhà thờ và xếp hàng giữa đám tội nhân công khai. Không bao giờ ông còn chiếm chỗ danh dự nơi cung thánh nữa. Dân Milan rất thán phục vị vua đã đền tội cách quảng đại như vậy.
Về sau, ông lại đi dẹp một cuộc nổi loạn mới. Thánh Ambrôsiô lại viết cho ông : - "Chiến thắng của vua sẽ bất toàn nếu vua không tha cho các kẻ nổi loạn".
Vua đã tha. Trở về, Ambrôsiô ôm ông và khóc vì vui mừng. Vua đã qua đời trong tay vị giám mục. Với hoàng tử kế vị. Thánh Ambrôsiô nói : -"Ông không phải làm vua để phục vụ lợi ích gia đình mình thôi, nhưng là để cai quản mọi người".
Và đối với vị vua băng hà, thánh Ambrôsiô nói : - "Tôi yêu mến con người này, vì đã ưa người quở trách mình hơn bọn nịnh thần. Hoàng đế đã không mắc cỡ khi hoàn tất việc thống hối công khai và không ngày nào mà không khóc lỗi lầm mình".
Thánh Ambrôsiô còn sống thêm hai năm sau cái chết của vua Theodosiô. Nghe loan báo về cơn bệnh của Ngài, một viên chức của nhà vua tuyên bố : - "Con người này mà chết đi thì Italia sẽ bị đe dọa tàn phá đến nơi".
Danh tiếng của Ngài vang dội đến nỗi rợ dân đã không dám chống lại Ngài. Có những thủ lãnh tin rằng: Ngài có thể ngưng mặt trời lại. Ngài đã hạnh phúc dùng thư tín mà cải hoá được nữ hoàng Marcômans. Trước khi qua đời ngày 4 tháng 4 năm 379 Ngài đã tổ chức các tòa giám mục miền bắc Italia. Theo một tường thuật, Ngài đã nằm, tay chéo lại như hình Thánh giá và người ta có thể thấy như môi Ngài vẫn cầu nguyện không ngừng.
Gần mộ Ngài sẽ đặt phần mộ Marcellina, người em mà Ngài yêu qúi hơn cả. Con người và sự sống của thánh nữ chính nhờ sự dẫn dắt của Ngài đã hiến mình cho Thiên Chúa. Thánh Ambrôsiô đã để lại một công trình đáng kể.
Ngày 03-12 Thánh PHANXICÔ XAVIÊ
Ngày 03-12
Thánh PHANXICÔ XAVIÊ
Tông Đồ Ấn Độ và Nhật Bản
(1506 - 1552)
Phanxicô ra đời tại lâu đài Xaviê thuộc vương quốc Navarre ngày 7 tháng 4 năm 1506. Cha Ngài là cố vấn của nhà vua miền Navarre và là thẩm phán. Anh em Ngài theo binh nghiệp. Riêng Phanxicô ham thích học hành. Năm 19 tuổi, Ngài theo học tại đại học Paris, trường lớn nhất thế giới. Khi còn ở học viện thánh Barbe, Ngài được phúc trọ cùng phòng với Phêrô Faure, người sau này sẽ nhập dòng Tên và được phong chân phước. Bốn năm sau, Ngài lại có được người bạn học giả là Inhatio thành Loyola.
Người học trò mẫn cán đã trở thành giáo sư. Ngài dạy triết học. Thành công làm cho Ngài thành con người tham vọng. Inhaxiô nói với Ngài về một hội dòng mà thánh nhân muốn thành lập. Nhưng Phanxicô mơ tới danh vọng, Ngài chế nhạo cũng như khinh bỉ nếu sống nghèo tự nguyện của bạn mình. Inhaxiô vui vẻ đón nhận những lời châm biếm, nhưng lặp lại rằng : - "Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào ích lợi gì"
Cuối cùng, Phanxicô đã bị ảnh hưởng. Inhaxiô còn đưa ra những lời cao đẹp hơn: - "Một tâm hồn cao cả như anh, không hề chỉ gò bó với cái vinh dự thế trần được. Vinh quang trên trời mới đúng với cao vọng của anh. Thật vô lý, khi ưa chuộng một thứ mây khói chóng tàn hơn là những của cải tồn tại đời đời".
Phanxicô bắt đầu thấy được cái hư không của những sự cao trọng của thế nhân và hướng vọng tới của cải vĩnh cửu. Chiến thắng rồi, Ngài chống lại tính kiêu căng bằng mọi loại sám hối. Ngài quyết định theo sát Phúc âm, vâng theo cách cư xử của người bạn thánh thiện và xin được khiêm tốn hãm nình. Ngài chỉ còn chú tâm cứu rỗi các linh hồn.
Ngày lễ Mông triệu năm 1533, trong một nhà nguuyện tại Monmartres, trên mộ bia thánh Dénis, Phanxicô, Inhaxiô và 5 bạn khác đã hiến mình cho Chúa. Họ khấn từ bỏ mọi của cải, hành hương thánh địa, làm việc để cải hóa lương dân và hoàn toàn đặt mình dưới sự điều động của Đức Thánh Cha để phục vụ Hội Thánh. Phanxicô còn học thần học hai năm nữa, rồi cùng sáu bạn đi Italia. Đi đường, họ chỉ mang theo cuốn kinh thánh và sách nguyện trong bị, cổ đeo tràng hạt. Tuyết lạnh hay khắc khổ cũng không làm họ sợ hãi. Trái lại, Phanxicô lại còn cảm thấy quá êm ái nhẹ nhàng, nên một ngày kia đã cột giây thừng vào chân, khiến giây đó ăn vào thịt và ngay việc được khỏi bệnh đó cũng đã là một phép lạ.
Đoàn quân bé nhỏ đó tới Venitia chống lại quân Thổ. Thế là họ phải bỏ cuôc hành hương đi thánh địa. Đức thánh cha đã chúc lành cho nhóm bạn cũng như dự định của họ. Phanxicô và Inhatiô thụ phong linh mục ngày 16 tháng 6 năm 1537. Phanxicô đã chuẩn bị thánh lễ mở tay bằng cuộc sám hối kéo dài 40 ngày trong một túp lều tranh bỏ hoang và sống bằng của ăn xin.
Trong khi chờ đợi bắt đầu thực hiện công việc vĩ đại của mình, Ngài rao giảng và săn sóc cho người nghèo trong các nhà thương. Ngài còn phải chiến thắng chính mình nữa, chẳng hạn khi băng bó các vết thương lở loét. Ngài luôn đi ăn xin thực phẩm.
Khi Phanxicô được 35 tuổi, vua nước Bồ Bào Nha xin Đức Thánh cha gửi các thừa sai sang Ấn Độ. Phanxicô rất vui mừng khi được chỉ định.
Ngài bộc lộ cho một người bạn : "Anh có nhớ rằng, khi ở nhà thương tại Roma, một đêm kia, anh đã nghe tôi la : "Còn nữa, lạy Chúa, còn nữa" không ? Tôi đã thấy rằng: phải chịu khổ nạn cho vinh danh Chúa Giêsu Kitô. Trước mặt tôi là những hoang đảo, những miền đất báo cho tôi biết trước cơn đói, cơn khát và cả đến cái chết dưới hàng ngàn hình thức. Tôi ao ước được chịu khổ hình hơn nữa".
Chỉ còn 24 giờ để chuẩn bị lên đường. Nhưng thế đã quá đủ để xếp đặt hành trang. Với vài bộ đồ cũ. Một thánh giá, một cuốn sách nguyện và một cuốn sách thiêng liêng. Ngài đáp tàu. Cuộc hành trình cực khổ vì say sóng. Đau bệnh, Ngài vẫn săn sóc các bệnh nhân. những thủy thủ hư hỏng dường như là đoàn chiên đầu tiên Ngài phải đưa về cho Chúa. Ngài rao giảng cho họ bằng chính việc chia sẻ cuộc sống với họ.
Sau bảy tháng hành trình, người ta dừng lại bến Mozambique. Khí trời ngột ngạt. Một cơn bệnh dịch đang hoành hành nơi đây. Phanxicô lại săn sóc các bệnh nhân và muốn sống đời cực khổ nhất. Ngài lặp lại : "Tôi khấn sống nghèo khó, tôi muốn sống và chết giữa người nghèo".
Sau một năm hành trình, Phanxicô cặp bến Goa, thủ đô miền Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha vào tháng 5 năm 1542. Ngài phát khóc vì vui mừng. Nhưng việc cấp thiết, nhất là phải làm cho những người chinh phục Bồ Đào Nha giữ đạo đã. Những tật xấu và tính hung hăng của họ làm ô danh Kitô giáo. Còn dân An thì thờ ngẫu tượng. Họ vặn đó có con để tế lễ. Vị tông đồ làm thầy thuốc, thẩm phán, giáo viên. Ngài học tiếng một cách khó khăn, thời gian của Ngài dành cho các nhà thương, nhà tù, người nghèo và việc dạy giáo lý. Rảo qua đường phố, Ngài rung chuông tập họp trẻ em và dân nô lệ lại, với sự nhẫn nại vô bờ, Ngài ghi khắc tình yêu Chúa vào lòng họ. Các trẻ em tham dự lại trở thành các nhà truyền giáo cho cha mẹ và thày dạy của chúng. Chúng mang thánh giá của "ông cha" cho các bệnh nhân. Chúng trở nên hung hăng với các ngẫu tượng. Bây giờ, các cánh đồng lúa vang lên được bài thánh ca. Dần dần, đời sống Kitô giáo đã vững vàng trong lòng các gia đình.
Phanxicô nghe nói tới một bộ lạc thờ lạy ngẫu thần ở mũi Comorin, sống bằng nghề mò ngọc trai. Muốn loan báo Tin Mừng cho họ, thánh nhân học ngôn ngữ mới, vượt mọi khó khăn để phổ biến đức ái và chân lý. Rồi Ngài lại qua các làng khác. Cứ như thế Ngài đi khắp Ấn Độ. Trong 15 tháng trời, Ngài đã rửa tội cho một số đông đảo người Kitô hữu, khiến "xuôi tay vì mệt mỏi". Người nói : "Mọi ngày tôi đều thấy tái diễn những phép lạ thời Giáo hội sơ khai".
Ngài ngủ ít, đêm thức khuya để cầu nguyện. Sống khắc khổ để đền tội cho các tội nhân. Ngài chăm chú đào tạo các tâm hồn thanh thiếu niên địa phương để sai đi làm tông đồ truyền giáo cho các người đồng hương của họ.
Ở tỉnh Travancore, trong vòng một tháng, thánh nhân đã rửa tội cho 10.000 người. Người Brames muốn hạ sát Ngài, nhưng Ngài đã giữ được mạng sống một cách lạ lùng dưới cơn mưa tên. Ở vương quốc Travance, khi nhóm người man-di muốn tràn ngập, Phanxicô cầm thánh giá trong tay với một số ít tín hữu đã làm cho họ phải tháo lui. Ngài mang Tin Mừng tới Ceylanca, Malacca. Các đảo Molluques vang danh vì sự hung tợn của họ, nhất là đảo của dân More ở phía Bắc...
Ngài nhắm tới đảo này, Ngài muốn bị dân cư giết chết như một vị thừa sai 13 năm trứơc đây sao ?
Người ta ngăn không cho tàu bè chở Ngài đi. Phanxicô đáp lại : - "Thì tôi bơi tới vậy".
- Nhưng Ngài sẽ bị đầu độc thì sao ?
Ngài nói : - "Niềm tin tưởng ở Thiên Chúa là thuốc kháng độc.
Rồi Ngài thêm : "Ôi, nếu như hy vọng tìm được gỗ quí hay vàng bạc, các Kitô hữu đổ xô tới ngay. Nhưng lại chỉ có các linh hồn cần được cứu rỗi. Tôi sẽ chịu khổ gấp ngàn lần để cứu lấy một linh hồn thôi".
Phanxicô đã viết thư xin vua Bồ Đào Nha và thánh Inhatiô gởi các linh mục tới săn sóc cho các cộng đoàn Kitô hữu Ngài để lại. Sự khó khăn và chậm chạp về thư tín làm cho đời Ngài thêm nhiều phiền phức. Ngài phải mất gần 4 năm để gửi thư từ Moluques về Roma. Dầu giữa các khó khăn mệt nhọc, thánh nhân không để mất tính hiền hậu và khiêm tốn.
Năm 1549, một người Nhật được Ngài rửa tội ở Malacca đã thu hút Ngài tới hòn đảo vô danh, chưa có người Kitô hữu nào. Lời cầu nguyện và đời sống hãm mình củng cố lòng can đảm của Ngài. Không để mình bị chán nản do ngôn ngữ khó học hay bởi nội chiến. Ngài đã có thể tạo lập được một cộng đoàn Kitô hữu nhỏ như Ngài mơ ước. Các phép lạ củng cố lời giảng dạy của Ngài, nhưng dân chúng bị đánh động nhiều hơn bởi đức tin và lòng can đảm của người ngoại quốc này đã từ xa đến để loan báo cho họ chân lý duy nhất.
Được hai năm, nhà truyền giáo lại ra đi, để lại tại miền đất xa này những cộng đồng Kitô hữu đứng khá vững trong nhiều thế kỷ, dù không có linh mục cai quản .
Phanxicô trở lại Ấn Độ. Ngài đã rảo qua gần 100.000 cây số trong 10 năm. Bấy giờ, việc chinh phục Trung hoa ám ảnh tâm hồn Ngài. Ngài đáp tàu, nhưng không bao giờ tới được quốc gia rộng lớn này. Vào cuối tháng 11 năm 1552, trên đảo Hoàng Châu, Ngài bị lên cơn sốt rét. Giữa cơn đau, Ngài đã lập lại : - Lạy Chúa Giêsu, con vua David, xin thương xót con, xin thương đến các tội con.
Ngài dứt tiếng và không nhận ra được các bạn hữu nữa. Khi hồi tỉnh, Ngài lại kêu cầu Chúa Ba Ngôi, Chúa Giêsu và nài xin Đức Mẹ : "Lạy Đức Trinh Nữ, Mẹ Thiên Chúa, xin hãy nhớ đến con".
Một người Trung Hoa thấy Ngài hấp hối thì đặt vào tay Ngài một cây nến. Phanxicô qua đời ngày 03 tháng 12 năm 1552. Ít tuần sau, người ta tìm thấy xác Ngài vẫn nguyên vẹn và chở về Goa. Dân chúng tại đây nhiệt tình tôn kính Ngài, vì đã coi Ngài như một vị thánh.
Năm 1619, Đức Paulô V đã suy tôn ngài lên bậc chân phước. Năm 1622, Đức Grêgôriô XV suy tôn lên bậc hiển thánh phong thánh cùng với thánh Inhaxiô và đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Thánh PHANXICÔ XAVIÊ
Tông Đồ Ấn Độ và Nhật Bản
(1506 - 1552)
Phanxicô ra đời tại lâu đài Xaviê thuộc vương quốc Navarre ngày 7 tháng 4 năm 1506. Cha Ngài là cố vấn của nhà vua miền Navarre và là thẩm phán. Anh em Ngài theo binh nghiệp. Riêng Phanxicô ham thích học hành. Năm 19 tuổi, Ngài theo học tại đại học Paris, trường lớn nhất thế giới. Khi còn ở học viện thánh Barbe, Ngài được phúc trọ cùng phòng với Phêrô Faure, người sau này sẽ nhập dòng Tên và được phong chân phước. Bốn năm sau, Ngài lại có được người bạn học giả là Inhatio thành Loyola.
Người học trò mẫn cán đã trở thành giáo sư. Ngài dạy triết học. Thành công làm cho Ngài thành con người tham vọng. Inhaxiô nói với Ngài về một hội dòng mà thánh nhân muốn thành lập. Nhưng Phanxicô mơ tới danh vọng, Ngài chế nhạo cũng như khinh bỉ nếu sống nghèo tự nguyện của bạn mình. Inhaxiô vui vẻ đón nhận những lời châm biếm, nhưng lặp lại rằng : - "Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào ích lợi gì"
Cuối cùng, Phanxicô đã bị ảnh hưởng. Inhaxiô còn đưa ra những lời cao đẹp hơn: - "Một tâm hồn cao cả như anh, không hề chỉ gò bó với cái vinh dự thế trần được. Vinh quang trên trời mới đúng với cao vọng của anh. Thật vô lý, khi ưa chuộng một thứ mây khói chóng tàn hơn là những của cải tồn tại đời đời".
Phanxicô bắt đầu thấy được cái hư không của những sự cao trọng của thế nhân và hướng vọng tới của cải vĩnh cửu. Chiến thắng rồi, Ngài chống lại tính kiêu căng bằng mọi loại sám hối. Ngài quyết định theo sát Phúc âm, vâng theo cách cư xử của người bạn thánh thiện và xin được khiêm tốn hãm nình. Ngài chỉ còn chú tâm cứu rỗi các linh hồn.
Ngày lễ Mông triệu năm 1533, trong một nhà nguuyện tại Monmartres, trên mộ bia thánh Dénis, Phanxicô, Inhaxiô và 5 bạn khác đã hiến mình cho Chúa. Họ khấn từ bỏ mọi của cải, hành hương thánh địa, làm việc để cải hóa lương dân và hoàn toàn đặt mình dưới sự điều động của Đức Thánh Cha để phục vụ Hội Thánh. Phanxicô còn học thần học hai năm nữa, rồi cùng sáu bạn đi Italia. Đi đường, họ chỉ mang theo cuốn kinh thánh và sách nguyện trong bị, cổ đeo tràng hạt. Tuyết lạnh hay khắc khổ cũng không làm họ sợ hãi. Trái lại, Phanxicô lại còn cảm thấy quá êm ái nhẹ nhàng, nên một ngày kia đã cột giây thừng vào chân, khiến giây đó ăn vào thịt và ngay việc được khỏi bệnh đó cũng đã là một phép lạ.
Đoàn quân bé nhỏ đó tới Venitia chống lại quân Thổ. Thế là họ phải bỏ cuôc hành hương đi thánh địa. Đức thánh cha đã chúc lành cho nhóm bạn cũng như dự định của họ. Phanxicô và Inhatiô thụ phong linh mục ngày 16 tháng 6 năm 1537. Phanxicô đã chuẩn bị thánh lễ mở tay bằng cuộc sám hối kéo dài 40 ngày trong một túp lều tranh bỏ hoang và sống bằng của ăn xin.
Trong khi chờ đợi bắt đầu thực hiện công việc vĩ đại của mình, Ngài rao giảng và săn sóc cho người nghèo trong các nhà thương. Ngài còn phải chiến thắng chính mình nữa, chẳng hạn khi băng bó các vết thương lở loét. Ngài luôn đi ăn xin thực phẩm.
Khi Phanxicô được 35 tuổi, vua nước Bồ Bào Nha xin Đức Thánh cha gửi các thừa sai sang Ấn Độ. Phanxicô rất vui mừng khi được chỉ định.
Ngài bộc lộ cho một người bạn : "Anh có nhớ rằng, khi ở nhà thương tại Roma, một đêm kia, anh đã nghe tôi la : "Còn nữa, lạy Chúa, còn nữa" không ? Tôi đã thấy rằng: phải chịu khổ nạn cho vinh danh Chúa Giêsu Kitô. Trước mặt tôi là những hoang đảo, những miền đất báo cho tôi biết trước cơn đói, cơn khát và cả đến cái chết dưới hàng ngàn hình thức. Tôi ao ước được chịu khổ hình hơn nữa".
Chỉ còn 24 giờ để chuẩn bị lên đường. Nhưng thế đã quá đủ để xếp đặt hành trang. Với vài bộ đồ cũ. Một thánh giá, một cuốn sách nguyện và một cuốn sách thiêng liêng. Ngài đáp tàu. Cuộc hành trình cực khổ vì say sóng. Đau bệnh, Ngài vẫn săn sóc các bệnh nhân. những thủy thủ hư hỏng dường như là đoàn chiên đầu tiên Ngài phải đưa về cho Chúa. Ngài rao giảng cho họ bằng chính việc chia sẻ cuộc sống với họ.
Sau bảy tháng hành trình, người ta dừng lại bến Mozambique. Khí trời ngột ngạt. Một cơn bệnh dịch đang hoành hành nơi đây. Phanxicô lại săn sóc các bệnh nhân và muốn sống đời cực khổ nhất. Ngài lặp lại : "Tôi khấn sống nghèo khó, tôi muốn sống và chết giữa người nghèo".
Sau một năm hành trình, Phanxicô cặp bến Goa, thủ đô miền Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha vào tháng 5 năm 1542. Ngài phát khóc vì vui mừng. Nhưng việc cấp thiết, nhất là phải làm cho những người chinh phục Bồ Đào Nha giữ đạo đã. Những tật xấu và tính hung hăng của họ làm ô danh Kitô giáo. Còn dân An thì thờ ngẫu tượng. Họ vặn đó có con để tế lễ. Vị tông đồ làm thầy thuốc, thẩm phán, giáo viên. Ngài học tiếng một cách khó khăn, thời gian của Ngài dành cho các nhà thương, nhà tù, người nghèo và việc dạy giáo lý. Rảo qua đường phố, Ngài rung chuông tập họp trẻ em và dân nô lệ lại, với sự nhẫn nại vô bờ, Ngài ghi khắc tình yêu Chúa vào lòng họ. Các trẻ em tham dự lại trở thành các nhà truyền giáo cho cha mẹ và thày dạy của chúng. Chúng mang thánh giá của "ông cha" cho các bệnh nhân. Chúng trở nên hung hăng với các ngẫu tượng. Bây giờ, các cánh đồng lúa vang lên được bài thánh ca. Dần dần, đời sống Kitô giáo đã vững vàng trong lòng các gia đình.
Phanxicô nghe nói tới một bộ lạc thờ lạy ngẫu thần ở mũi Comorin, sống bằng nghề mò ngọc trai. Muốn loan báo Tin Mừng cho họ, thánh nhân học ngôn ngữ mới, vượt mọi khó khăn để phổ biến đức ái và chân lý. Rồi Ngài lại qua các làng khác. Cứ như thế Ngài đi khắp Ấn Độ. Trong 15 tháng trời, Ngài đã rửa tội cho một số đông đảo người Kitô hữu, khiến "xuôi tay vì mệt mỏi". Người nói : "Mọi ngày tôi đều thấy tái diễn những phép lạ thời Giáo hội sơ khai".
Ngài ngủ ít, đêm thức khuya để cầu nguyện. Sống khắc khổ để đền tội cho các tội nhân. Ngài chăm chú đào tạo các tâm hồn thanh thiếu niên địa phương để sai đi làm tông đồ truyền giáo cho các người đồng hương của họ.
Ở tỉnh Travancore, trong vòng một tháng, thánh nhân đã rửa tội cho 10.000 người. Người Brames muốn hạ sát Ngài, nhưng Ngài đã giữ được mạng sống một cách lạ lùng dưới cơn mưa tên. Ở vương quốc Travance, khi nhóm người man-di muốn tràn ngập, Phanxicô cầm thánh giá trong tay với một số ít tín hữu đã làm cho họ phải tháo lui. Ngài mang Tin Mừng tới Ceylanca, Malacca. Các đảo Molluques vang danh vì sự hung tợn của họ, nhất là đảo của dân More ở phía Bắc...
Ngài nhắm tới đảo này, Ngài muốn bị dân cư giết chết như một vị thừa sai 13 năm trứơc đây sao ?
Người ta ngăn không cho tàu bè chở Ngài đi. Phanxicô đáp lại : - "Thì tôi bơi tới vậy".
- Nhưng Ngài sẽ bị đầu độc thì sao ?
Ngài nói : - "Niềm tin tưởng ở Thiên Chúa là thuốc kháng độc.
Rồi Ngài thêm : "Ôi, nếu như hy vọng tìm được gỗ quí hay vàng bạc, các Kitô hữu đổ xô tới ngay. Nhưng lại chỉ có các linh hồn cần được cứu rỗi. Tôi sẽ chịu khổ gấp ngàn lần để cứu lấy một linh hồn thôi".
Phanxicô đã viết thư xin vua Bồ Đào Nha và thánh Inhatiô gởi các linh mục tới săn sóc cho các cộng đoàn Kitô hữu Ngài để lại. Sự khó khăn và chậm chạp về thư tín làm cho đời Ngài thêm nhiều phiền phức. Ngài phải mất gần 4 năm để gửi thư từ Moluques về Roma. Dầu giữa các khó khăn mệt nhọc, thánh nhân không để mất tính hiền hậu và khiêm tốn.
Năm 1549, một người Nhật được Ngài rửa tội ở Malacca đã thu hút Ngài tới hòn đảo vô danh, chưa có người Kitô hữu nào. Lời cầu nguyện và đời sống hãm mình củng cố lòng can đảm của Ngài. Không để mình bị chán nản do ngôn ngữ khó học hay bởi nội chiến. Ngài đã có thể tạo lập được một cộng đoàn Kitô hữu nhỏ như Ngài mơ ước. Các phép lạ củng cố lời giảng dạy của Ngài, nhưng dân chúng bị đánh động nhiều hơn bởi đức tin và lòng can đảm của người ngoại quốc này đã từ xa đến để loan báo cho họ chân lý duy nhất.
Được hai năm, nhà truyền giáo lại ra đi, để lại tại miền đất xa này những cộng đồng Kitô hữu đứng khá vững trong nhiều thế kỷ, dù không có linh mục cai quản .
Phanxicô trở lại Ấn Độ. Ngài đã rảo qua gần 100.000 cây số trong 10 năm. Bấy giờ, việc chinh phục Trung hoa ám ảnh tâm hồn Ngài. Ngài đáp tàu, nhưng không bao giờ tới được quốc gia rộng lớn này. Vào cuối tháng 11 năm 1552, trên đảo Hoàng Châu, Ngài bị lên cơn sốt rét. Giữa cơn đau, Ngài đã lập lại : - Lạy Chúa Giêsu, con vua David, xin thương xót con, xin thương đến các tội con.
Ngài dứt tiếng và không nhận ra được các bạn hữu nữa. Khi hồi tỉnh, Ngài lại kêu cầu Chúa Ba Ngôi, Chúa Giêsu và nài xin Đức Mẹ : "Lạy Đức Trinh Nữ, Mẹ Thiên Chúa, xin hãy nhớ đến con".
Một người Trung Hoa thấy Ngài hấp hối thì đặt vào tay Ngài một cây nến. Phanxicô qua đời ngày 03 tháng 12 năm 1552. Ít tuần sau, người ta tìm thấy xác Ngài vẫn nguyên vẹn và chở về Goa. Dân chúng tại đây nhiệt tình tôn kính Ngài, vì đã coi Ngài như một vị thánh.
Năm 1619, Đức Paulô V đã suy tôn ngài lên bậc chân phước. Năm 1622, Đức Grêgôriô XV suy tôn lên bậc hiển thánh phong thánh cùng với thánh Inhaxiô và đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013
Ngày 11-11 Thánh MARTINÔ Thành Turinô
Ngày 11-11
Thánh MARTINÔ Thành Turinô
Giám Mục (khoảng 315 - 397)
Chúng ta biết được thánh Martinô nhờ Sulpicô Sêvêrê, thân hữu và nhà chép sử của Ngài. Nhiều phép lạ động trời ông kể lại tuy khó tin nhưng đầy sống động và xác tín khiến các phép lạ chỉ còn khó tin đối với những ai chối bỏ thế giới thiêng liêng. Một cách chính yếu chúng ta có thể tin vào Sulpiciê được.
Martinô sinh ra khoảng năm 315 ở Sabaria... miền Pannonia (hay là Hungaria) là con của một sĩ quan. Cha mẹ Ngài đều là lương dân, nhưng còn trẻ Ngài đã ghi tên làm dự tòng.
Lúc 15 tuổi, Martinô nhập ngũ và sớm được phái sang miền Gaule ngoại đạo (nước Pháp ngày nay). Các binh sĩ trong trại sống không gương mẫu gì, nhưng Martinô tin vào Chúa Kitô nên sống như một Kitô hữu. Ngài phân phát một phần tiền lương cho người nghèo và có những hành vi bác ái ít gặp thấy, chẳng hạn đảo ngược vai trò để đánh giày cho người hầu. Ơ cửa thành Amiens một ngày mùa đông, chàng hiệp sĩ sẽ trẻ gặp người ăn xin dường như trần truồng. Martinô nói: - Tôi chỉ có áo quần và khí giới.
Rồi rút kiếm ra, Ngài xẻ đi chiếc áo cho người ăn xin.
Câu chuyện kết thúc với giấc mơ trong đó Martinô thấy Chúa Kitô hiện ra mặc nửa chiếc áo và nói với các thiên thần. - Chính Martinô đã mặc cho Ta đây.
Sau đó ít lâu vào khoảng 20 tuổi, Martinô lãnh nhận phép rửa tội, nhưng vẫn phải miễn cưỡng ở lại trong quân đội hai năm sau khi quân rợ xâm lăng Gaule, Martinô xin cấp chỉ huy, có lẽ là Constantinô để được từ nhiệm: - Tôi là binh sĩ Chúa Kitô, thật sái phép nếu tôi phải phục vụ trong quân ngũ.
Bị coi là hèn nhát, Ngài bị giải pháp trong hành tiền quân tại chiến điạ. Tuy nhiên, quân rợ đã bao vậy nhưng không động binh. Martinô được giải ngũ có lẽ năm 339.
Danh tiếng của thánh Hilariô giám mục Poitier đã thu hút Martinô trở thành môn đệ của Ngài. Nhưng ao ước cho cha mẹ trở lại đạo, Martinô đã trở về sinh quán ở Pannonia. Khi qua núi Alple, Ngài bị bọn cướp vây bắt. Martinô đã nói với người sắp dùng búa giết Ngài:
- Một người Kiô hữu không sợ gì, nhưng chính anh lại phải sợ tất cả. Anh sẽ trả lời thế nào với Chúa khi anh phải trả lẽ cho đời sống đầy tội ác của anh ?
Ngài đã được tên cướp giải phóng và đưa hắn trở về với Chúa.
Tương truyền rằng: bên ngoài Milan, thánh Martinô gặp qui và satan tuyên cáo rằng : - Đi đâu mày cũng sẽ phải gặp tao. Đáp lại, thánh Martinô hứa hẹn với qủi một cuộc chiến cam go : - Cả hai bên đều phải giữ lời nhé.
Thánh Martinô được hạnh phúc thấy mẹ trở lại nhưng người cha không muốn nghe gì hết. Bị bắt bớ và bị người đồng hương đánh đòn, thánh Martinô đi Gaule. Nhưng Ngài biết rằng: thánh Hilariô đã bị những người theo Kitô bắt đi đày. Ngài rút vào một tu viện gần Milan, nhưng bị những người theo lạc giáo săn đuổi và chạy ẩn vào một hoang đảo gần Ghênes, sống bằng cây cỏ. Ngày kia, Ngài bị trúng độc và như sắp chết. Theo thói quen, Ngài chống lại bệnh tật bằng lời cầu nguyện và cơn bệnh biến mất, Ngài gặp lại thánh Hilariô trên đường lưu đày trở về và xây dựng ở Lihugné. Gần Poitiers một nơi ẩn tu mà chẳng bao lâu đã trở thành cộng đoàn của các nhà ẩn tu.
Ngài được chọn làm giám mục thành Tour vì danh tiếng và sự thánh thiện của Ngài. Nhưng để đưa được Ngài ra khỏi tu viện, người ta phải kiếm cớ là có bệnh nhân ở Tours cần được chữa khỏi. Thày dòng vội vã ra đi nhưng chĩ gặp và một số giám mục đến tấn phong cho Ngài ngày 4 tháng 7 năm 371. Trong khi đó những người quí phái và lãnh Chúa chống lại "một người ăn mặc bẩn thỉu và đầu tóc rối bù".
Vị tân giám mục vẫn giữ được chiếc áo len thô, ngai tòa Ngài là một chiếc ghế đẩu bằng gỗ. Càng nặng trách nhiệm Ngài càng cảm thấy cần hồi tâm. Ngài lập tu viện Marmoutiers với chủng viện và nhà trường. Các linh mục được đào tạo tại đó để nâng hàng giáo sĩ buông thả lên. Marmuotiers sắp sinh ra trường công lập đầu tiên là mẹ đại học Oparis.
Công cuộc truyền giáo của thánh Martinô mở rộng khác thường. Đời sống luân lý của dân quê thật khắc khổ. Có những Kitô hữu hợp nhau với lương dân để mừng kính thần Jupiter, tập hợp quanh những dòng nước, nhưng cây cổ thụ. Vị giám mục truyền giáo không dừng lại ở giáo phận Ngài, nhưng đi khắp nơi tìm kiếm các linh hồn. Ở mỗi sào huyệt của ngẫu tượng, Ngài dừng lại giảng dạy cải hóa thay thế đền miếu bằng một thánh đường, và đặt linh mục Marmoutiers dẫn dắt. Thế là một giáo xứ thành hình.
Thiên Chúa luôn giúp đỡ Ngài. Ở Ambroisé có một ngôi đền vĩ đại thờ thần Mars. Không ai dám nghĩ đến việc phá đổ. Martinô cầu nguyện suốt đêm. Hôm sau một cơn bão lớn nổi lên phá đổ ngẫu tượng. Một nhà thờ được dựng lên và thế là giáo xứ Ambroise được thành lập.
Trong một thị trấn nhỏ, vị tông đồ truyền chặt bỏ cây cổ thụ được thần thánh hóa. Những người thờ ngẫu tượng nói: - Nếu Thiên Chúa ông thờ quyên phép như ông nói, ông hãy nằm dưới chỗ cây đổ xuống, nếu ông thoát nạn, chúng tôi sẽ tin Thiên Chúa.
Martinô nhận lời, cây bị đốn lung lay ngã xuống... sắp nghiền nát Đức giám mục... nhưng Ngài bỉnh tĩnh làm dấu thánh giá và cây bỗng quay ngược về phía đối diện.
Ở Apris Ngài chữa lành một người cùi, ở Treves Ngài làm phép dầu để chữa lành một cô bé bất toại, trên đường về Ngài phục sinh đứa con duy nhất Chúa một phụ nữ và toàn dân hò vang niềm tin vào Thiên Chúa. Tới gần Vandome tái diễn phép lạ: sau bài giảng làm động lương tâm người nghe, một phụ nữ đưa tới cho Ngài một em bé đã chết, quỳ xuống cầu nguyện và trả đứa bé sống lại cho mẹ nó.
Đây là một giai thoại đẹp về chiếc áo thánh Martinô mặc, biến thành áo choàng sáng láng. Các Vua Chúa nhận lời thề của các chư hầu trên "chiếc áo choàng thánh Martinô này" và người ta có lẽ đã hay gọi nơi giữ áo choàng này là nguyện đường (tiếng Pháp là Capelle hay Chapelle). Aix, nơi Charlemanghe ở trẻ thành Aix-la-chapelle, và tên chapelle này lan rộng để chỉ mọi nơi người ta đến cầu nguyện.
Tới 80 tuổi, thánh Martinô vẫn truyền giáo không mệt mỏi. Ngài còn chuộc các tù nhân, tham dự các cộng đồng. Ngài chỉ nghỉ ngơi đôi chút nơi các tu sĩ của mình, ở Marmoutiers để lại ra đi bằng bất cứ phương tiện nào dùng được cho việc truyền giáo. Trong một sứ vụ cuối tại địa phận, khi thấy cái chết tới gần, thánh Martinô báo cho môn đệ biết, nhưng vẫn dâng lao lực của mình cho Chúa.
- "Lạy Chúa, nếu dân Chúa còn cần đến con, con không từ chối đau khổ và công việc nào, nguyện cho ý Chúa được thực hiện".
Nằm trên tro như Ngài muốn. Thân thể lên cơn sốt, Đức giám mục vẫn đưa tay ngước mắt lên trời. Các tu sĩ xin Ngài xuôi tay, Ngài nói: - "Các anh để tôi nhìn trời hơn là nhìn thế gian để hồn tôi theo đường ngay mà tới Chúa".
Quỉ dữ tấn công Ngài lần chót, người ta nghe tiếng người hấp hối nói: - "Đồ súc vật độc ác, mầy làm gì đó ? mầy không tìm được nơi tao điều gì đâu, đồ bị chúc dữ ! Chính lòng Abraham sẽ đón nhận tao".
Đó là những lời sau cùng trước khi Ngài chết vào ngày 8 tháng 11 năm 379. Ba ngày sau ngày được mai táng ở Tours. Ngài là vị thánh đầu tiên không phải là tử đạo hay lừng danh vì cuộc tử đạo. Mộ của Ngài ở Tours là thành trì vững chắc chống lại dân man di. Toàn dân Pháp và các vị thánh của nước này suốt nhiều thế kỷ vẫn hành hương để khấn cầu vị cải hóa Gaule che chở.
Thánh MARTINÔ Thành Turinô
Giám Mục (khoảng 315 - 397)
Chúng ta biết được thánh Martinô nhờ Sulpicô Sêvêrê, thân hữu và nhà chép sử của Ngài. Nhiều phép lạ động trời ông kể lại tuy khó tin nhưng đầy sống động và xác tín khiến các phép lạ chỉ còn khó tin đối với những ai chối bỏ thế giới thiêng liêng. Một cách chính yếu chúng ta có thể tin vào Sulpiciê được.
Martinô sinh ra khoảng năm 315 ở Sabaria... miền Pannonia (hay là Hungaria) là con của một sĩ quan. Cha mẹ Ngài đều là lương dân, nhưng còn trẻ Ngài đã ghi tên làm dự tòng.
Lúc 15 tuổi, Martinô nhập ngũ và sớm được phái sang miền Gaule ngoại đạo (nước Pháp ngày nay). Các binh sĩ trong trại sống không gương mẫu gì, nhưng Martinô tin vào Chúa Kitô nên sống như một Kitô hữu. Ngài phân phát một phần tiền lương cho người nghèo và có những hành vi bác ái ít gặp thấy, chẳng hạn đảo ngược vai trò để đánh giày cho người hầu. Ơ cửa thành Amiens một ngày mùa đông, chàng hiệp sĩ sẽ trẻ gặp người ăn xin dường như trần truồng. Martinô nói: - Tôi chỉ có áo quần và khí giới.
Rồi rút kiếm ra, Ngài xẻ đi chiếc áo cho người ăn xin.
Câu chuyện kết thúc với giấc mơ trong đó Martinô thấy Chúa Kitô hiện ra mặc nửa chiếc áo và nói với các thiên thần. - Chính Martinô đã mặc cho Ta đây.
Sau đó ít lâu vào khoảng 20 tuổi, Martinô lãnh nhận phép rửa tội, nhưng vẫn phải miễn cưỡng ở lại trong quân đội hai năm sau khi quân rợ xâm lăng Gaule, Martinô xin cấp chỉ huy, có lẽ là Constantinô để được từ nhiệm: - Tôi là binh sĩ Chúa Kitô, thật sái phép nếu tôi phải phục vụ trong quân ngũ.
Bị coi là hèn nhát, Ngài bị giải pháp trong hành tiền quân tại chiến điạ. Tuy nhiên, quân rợ đã bao vậy nhưng không động binh. Martinô được giải ngũ có lẽ năm 339.
Danh tiếng của thánh Hilariô giám mục Poitier đã thu hút Martinô trở thành môn đệ của Ngài. Nhưng ao ước cho cha mẹ trở lại đạo, Martinô đã trở về sinh quán ở Pannonia. Khi qua núi Alple, Ngài bị bọn cướp vây bắt. Martinô đã nói với người sắp dùng búa giết Ngài:
- Một người Kiô hữu không sợ gì, nhưng chính anh lại phải sợ tất cả. Anh sẽ trả lời thế nào với Chúa khi anh phải trả lẽ cho đời sống đầy tội ác của anh ?
Ngài đã được tên cướp giải phóng và đưa hắn trở về với Chúa.
Tương truyền rằng: bên ngoài Milan, thánh Martinô gặp qui và satan tuyên cáo rằng : - Đi đâu mày cũng sẽ phải gặp tao. Đáp lại, thánh Martinô hứa hẹn với qủi một cuộc chiến cam go : - Cả hai bên đều phải giữ lời nhé.
Thánh Martinô được hạnh phúc thấy mẹ trở lại nhưng người cha không muốn nghe gì hết. Bị bắt bớ và bị người đồng hương đánh đòn, thánh Martinô đi Gaule. Nhưng Ngài biết rằng: thánh Hilariô đã bị những người theo Kitô bắt đi đày. Ngài rút vào một tu viện gần Milan, nhưng bị những người theo lạc giáo săn đuổi và chạy ẩn vào một hoang đảo gần Ghênes, sống bằng cây cỏ. Ngày kia, Ngài bị trúng độc và như sắp chết. Theo thói quen, Ngài chống lại bệnh tật bằng lời cầu nguyện và cơn bệnh biến mất, Ngài gặp lại thánh Hilariô trên đường lưu đày trở về và xây dựng ở Lihugné. Gần Poitiers một nơi ẩn tu mà chẳng bao lâu đã trở thành cộng đoàn của các nhà ẩn tu.
Ngài được chọn làm giám mục thành Tour vì danh tiếng và sự thánh thiện của Ngài. Nhưng để đưa được Ngài ra khỏi tu viện, người ta phải kiếm cớ là có bệnh nhân ở Tours cần được chữa khỏi. Thày dòng vội vã ra đi nhưng chĩ gặp và một số giám mục đến tấn phong cho Ngài ngày 4 tháng 7 năm 371. Trong khi đó những người quí phái và lãnh Chúa chống lại "một người ăn mặc bẩn thỉu và đầu tóc rối bù".
Vị tân giám mục vẫn giữ được chiếc áo len thô, ngai tòa Ngài là một chiếc ghế đẩu bằng gỗ. Càng nặng trách nhiệm Ngài càng cảm thấy cần hồi tâm. Ngài lập tu viện Marmoutiers với chủng viện và nhà trường. Các linh mục được đào tạo tại đó để nâng hàng giáo sĩ buông thả lên. Marmuotiers sắp sinh ra trường công lập đầu tiên là mẹ đại học Oparis.
Công cuộc truyền giáo của thánh Martinô mở rộng khác thường. Đời sống luân lý của dân quê thật khắc khổ. Có những Kitô hữu hợp nhau với lương dân để mừng kính thần Jupiter, tập hợp quanh những dòng nước, nhưng cây cổ thụ. Vị giám mục truyền giáo không dừng lại ở giáo phận Ngài, nhưng đi khắp nơi tìm kiếm các linh hồn. Ở mỗi sào huyệt của ngẫu tượng, Ngài dừng lại giảng dạy cải hóa thay thế đền miếu bằng một thánh đường, và đặt linh mục Marmoutiers dẫn dắt. Thế là một giáo xứ thành hình.
Thiên Chúa luôn giúp đỡ Ngài. Ở Ambroisé có một ngôi đền vĩ đại thờ thần Mars. Không ai dám nghĩ đến việc phá đổ. Martinô cầu nguyện suốt đêm. Hôm sau một cơn bão lớn nổi lên phá đổ ngẫu tượng. Một nhà thờ được dựng lên và thế là giáo xứ Ambroise được thành lập.
Trong một thị trấn nhỏ, vị tông đồ truyền chặt bỏ cây cổ thụ được thần thánh hóa. Những người thờ ngẫu tượng nói: - Nếu Thiên Chúa ông thờ quyên phép như ông nói, ông hãy nằm dưới chỗ cây đổ xuống, nếu ông thoát nạn, chúng tôi sẽ tin Thiên Chúa.
Martinô nhận lời, cây bị đốn lung lay ngã xuống... sắp nghiền nát Đức giám mục... nhưng Ngài bỉnh tĩnh làm dấu thánh giá và cây bỗng quay ngược về phía đối diện.
Ở Apris Ngài chữa lành một người cùi, ở Treves Ngài làm phép dầu để chữa lành một cô bé bất toại, trên đường về Ngài phục sinh đứa con duy nhất Chúa một phụ nữ và toàn dân hò vang niềm tin vào Thiên Chúa. Tới gần Vandome tái diễn phép lạ: sau bài giảng làm động lương tâm người nghe, một phụ nữ đưa tới cho Ngài một em bé đã chết, quỳ xuống cầu nguyện và trả đứa bé sống lại cho mẹ nó.
Đây là một giai thoại đẹp về chiếc áo thánh Martinô mặc, biến thành áo choàng sáng láng. Các Vua Chúa nhận lời thề của các chư hầu trên "chiếc áo choàng thánh Martinô này" và người ta có lẽ đã hay gọi nơi giữ áo choàng này là nguyện đường (tiếng Pháp là Capelle hay Chapelle). Aix, nơi Charlemanghe ở trẻ thành Aix-la-chapelle, và tên chapelle này lan rộng để chỉ mọi nơi người ta đến cầu nguyện.
Tới 80 tuổi, thánh Martinô vẫn truyền giáo không mệt mỏi. Ngài còn chuộc các tù nhân, tham dự các cộng đồng. Ngài chỉ nghỉ ngơi đôi chút nơi các tu sĩ của mình, ở Marmoutiers để lại ra đi bằng bất cứ phương tiện nào dùng được cho việc truyền giáo. Trong một sứ vụ cuối tại địa phận, khi thấy cái chết tới gần, thánh Martinô báo cho môn đệ biết, nhưng vẫn dâng lao lực của mình cho Chúa.
- "Lạy Chúa, nếu dân Chúa còn cần đến con, con không từ chối đau khổ và công việc nào, nguyện cho ý Chúa được thực hiện".
Nằm trên tro như Ngài muốn. Thân thể lên cơn sốt, Đức giám mục vẫn đưa tay ngước mắt lên trời. Các tu sĩ xin Ngài xuôi tay, Ngài nói: - "Các anh để tôi nhìn trời hơn là nhìn thế gian để hồn tôi theo đường ngay mà tới Chúa".
Quỉ dữ tấn công Ngài lần chót, người ta nghe tiếng người hấp hối nói: - "Đồ súc vật độc ác, mầy làm gì đó ? mầy không tìm được nơi tao điều gì đâu, đồ bị chúc dữ ! Chính lòng Abraham sẽ đón nhận tao".
Đó là những lời sau cùng trước khi Ngài chết vào ngày 8 tháng 11 năm 379. Ba ngày sau ngày được mai táng ở Tours. Ngài là vị thánh đầu tiên không phải là tử đạo hay lừng danh vì cuộc tử đạo. Mộ của Ngài ở Tours là thành trì vững chắc chống lại dân man di. Toàn dân Pháp và các vị thánh của nước này suốt nhiều thế kỷ vẫn hành hương để khấn cầu vị cải hóa Gaule che chở.
Ngày 03-11 Thánh MARTINÔ PORRES
Ngày 03-11
Thánh MARTINÔ PORRES
Tu Sĩ (1579 - 1639)
1579 là niên biểu ghi nhớ ngày sinh ra của Martinô ở Lima, Pêru con của một người mẹ da đen và của một người cha hiệp sĩ và 1639 là niên biểu ghi nhớ ngày qua đời của thánh nhân. Sáu mươi năm giữa hai niên biểu này là khoảng thời gian Martinô tiến tới miền ánh sáng, trong sự khiêm tốn và hiến mình trọn vẹn để phục vụ các bệnh nhân.
Cuộc tình của cha mẹ Ngài không suông sẻ lắm, vì màu da của mẹ Ngài đã đưa đến những hất hủi không những cho bà mẹ mà còn cho cả những đứa con xấu số của bà nữa. Nhưng hoàn cảnh đen tối ấy, Martinô lại coi như nén bạc trao tay để Ngài sinh lời, thành bông hoa khiêm tốn tuyệt vời.
Hồi còn là một thiếu niên, Martinô đã chứng tỏ lòng bác ái đầy khiêm tốn phục vụ của mình. Hôm ấy khi theo chị mang thức ăn cho gia đình, Ngài nghe thấy tiếng rên rỉ của một bà lão người da đỏ. Dừng lại Ngài kinh hãi khi thấy một người lính Tây Ban Nha đang hành hạ lão. Đầy thương cảm, cậu thiếu niên Martinô cúi xuống lão già người da đỏ. Nhưng ông thù ghét cự tuyệt: Thằng nô lệ... mày đen đủi. Bọn da đen tụi mày là kẻ thù của dân da đỏ.
Nhưng người thiếu niên da đen này đã không bỏ cậu đi. Cậu nói chuyện với lão già da đỏ cách dịu dàng đến nỗi lão đã thú nhận là ba ngày rồi không ăn thứ gì vào bụng lại chẳng có con cháu gì cả. Martinô đã khóc và đưa tất cả thực phẩm cả ngày đã mua được cho lão già.
Vào thời đó, chỉ cần học một chút nghề cạo gió, cắt lể như Martinô đã học thì đã được coi là đủ để chữa nhiều loại bệnh, như Martinô đã săn sóc các bệnh nhân. Và các con bệnh có thể là loài người hay loài vật, bởi vì mọi loài đau khổ đều có quyền được người bạn da đen này khiêm tốn tận tình săn sóc. Ngài đã chữa lành một con gà tây gẫy giò. Người ta còn nói rằng: Ngài đã làm cho nhiều con vật sống lại.
Vào tuổi 15, Ngài nhập dòng Daminh như một thày dòng ba. Thày thích làm những việc khiêm tốn đến độ đã được biệt danh là "thày chổi". Tại nhà dòng Đức bà Mân Côi, Ngài vẫn tiếp tục nghề thuốc của mình với một đức ái nhẫn nại vô bờ, như là một y tá của nhà dòng. Ngài kín múc sức mạnh trong kinh nguyện và khổ hạnh, vừa dấu mình làm việc và lần hạt Mân côi, thức đêm để cầu nguyện rồi ngủ trên cái cáng dùng khiêng xác chết.
Trong dòng Ngài cũng vẫn tiếp tục lấy tình yêu để đáp lại những bất công. Một bệnh nhân giận dữ với Martinô, nhưng Ngài đã êm ái nói với họ: - Anh giận dữ phải lẽ lắm, nhưng cơn giận có thể gia tăng cơn bệnh của anh. Hãy dùng món ăn anh thích này đi và tôi thoa bóp chân cho anh.
Ngài không hề bất nhân, nhưng lại càng lo lắng săn sóc nhiều hơn cho những người tỏ ra độc ác bất công như Ngài.
Martinô đã từ chối không lãnh chức linh mục để có thể tiếp tục làm đày tớ mọi người. Để thưởng lòng trong trắng, đức bác ái và sự khiêm tốn, Thiên Chúa đã ban cho Ngài ơn chữa bệnh, nói tiên tri và làm nhiều phép lạ. Ngài qua đời trong hương thơm thánh thiện năm 1639.
Cuộc điều tra phong thánh cho Ngài đã sớm khởi sự từ năm 1657, nhưng mãi 200 năm sau, năm 1837, Đức Giáo hoàng Grêgôriô XVI mới phong Ngài lên hàng chân phước và 100 năm sau nữa, ngày 6 tháng 5 năm 1962, Đức giáo hoàng Gioan XXIII phong Ngài lên bậc hiển thánh. Hương thơm thánh thiện của Ngài quả là không thể tan loãng theo thời gian.
Thánh MARTINÔ PORRES
Tu Sĩ (1579 - 1639)
1579 là niên biểu ghi nhớ ngày sinh ra của Martinô ở Lima, Pêru con của một người mẹ da đen và của một người cha hiệp sĩ và 1639 là niên biểu ghi nhớ ngày qua đời của thánh nhân. Sáu mươi năm giữa hai niên biểu này là khoảng thời gian Martinô tiến tới miền ánh sáng, trong sự khiêm tốn và hiến mình trọn vẹn để phục vụ các bệnh nhân.
Cuộc tình của cha mẹ Ngài không suông sẻ lắm, vì màu da của mẹ Ngài đã đưa đến những hất hủi không những cho bà mẹ mà còn cho cả những đứa con xấu số của bà nữa. Nhưng hoàn cảnh đen tối ấy, Martinô lại coi như nén bạc trao tay để Ngài sinh lời, thành bông hoa khiêm tốn tuyệt vời.
Hồi còn là một thiếu niên, Martinô đã chứng tỏ lòng bác ái đầy khiêm tốn phục vụ của mình. Hôm ấy khi theo chị mang thức ăn cho gia đình, Ngài nghe thấy tiếng rên rỉ của một bà lão người da đỏ. Dừng lại Ngài kinh hãi khi thấy một người lính Tây Ban Nha đang hành hạ lão. Đầy thương cảm, cậu thiếu niên Martinô cúi xuống lão già người da đỏ. Nhưng ông thù ghét cự tuyệt: Thằng nô lệ... mày đen đủi. Bọn da đen tụi mày là kẻ thù của dân da đỏ.
Nhưng người thiếu niên da đen này đã không bỏ cậu đi. Cậu nói chuyện với lão già da đỏ cách dịu dàng đến nỗi lão đã thú nhận là ba ngày rồi không ăn thứ gì vào bụng lại chẳng có con cháu gì cả. Martinô đã khóc và đưa tất cả thực phẩm cả ngày đã mua được cho lão già.
Vào thời đó, chỉ cần học một chút nghề cạo gió, cắt lể như Martinô đã học thì đã được coi là đủ để chữa nhiều loại bệnh, như Martinô đã săn sóc các bệnh nhân. Và các con bệnh có thể là loài người hay loài vật, bởi vì mọi loài đau khổ đều có quyền được người bạn da đen này khiêm tốn tận tình săn sóc. Ngài đã chữa lành một con gà tây gẫy giò. Người ta còn nói rằng: Ngài đã làm cho nhiều con vật sống lại.
Vào tuổi 15, Ngài nhập dòng Daminh như một thày dòng ba. Thày thích làm những việc khiêm tốn đến độ đã được biệt danh là "thày chổi". Tại nhà dòng Đức bà Mân Côi, Ngài vẫn tiếp tục nghề thuốc của mình với một đức ái nhẫn nại vô bờ, như là một y tá của nhà dòng. Ngài kín múc sức mạnh trong kinh nguyện và khổ hạnh, vừa dấu mình làm việc và lần hạt Mân côi, thức đêm để cầu nguyện rồi ngủ trên cái cáng dùng khiêng xác chết.
Trong dòng Ngài cũng vẫn tiếp tục lấy tình yêu để đáp lại những bất công. Một bệnh nhân giận dữ với Martinô, nhưng Ngài đã êm ái nói với họ: - Anh giận dữ phải lẽ lắm, nhưng cơn giận có thể gia tăng cơn bệnh của anh. Hãy dùng món ăn anh thích này đi và tôi thoa bóp chân cho anh.
Ngài không hề bất nhân, nhưng lại càng lo lắng săn sóc nhiều hơn cho những người tỏ ra độc ác bất công như Ngài.
Martinô đã từ chối không lãnh chức linh mục để có thể tiếp tục làm đày tớ mọi người. Để thưởng lòng trong trắng, đức bác ái và sự khiêm tốn, Thiên Chúa đã ban cho Ngài ơn chữa bệnh, nói tiên tri và làm nhiều phép lạ. Ngài qua đời trong hương thơm thánh thiện năm 1639.
Cuộc điều tra phong thánh cho Ngài đã sớm khởi sự từ năm 1657, nhưng mãi 200 năm sau, năm 1837, Đức Giáo hoàng Grêgôriô XVI mới phong Ngài lên hàng chân phước và 100 năm sau nữa, ngày 6 tháng 5 năm 1962, Đức giáo hoàng Gioan XXIII phong Ngài lên bậc hiển thánh. Hương thơm thánh thiện của Ngài quả là không thể tan loãng theo thời gian.
Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013
Ngày 9-11, cung hiến Vương cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô
Vương cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô là một trong những thánh đường đầu tiên được xây cất sau những cuộc bách đạo ban đầu. Thánh đường được Hoàng Đế Constantinô xây và được ĐTC Sylvester thánh hiến năm 324. Thánh Đường này tiếp tục là Nhà Thờ Chánh Tòa của Giám Mục Rôma, Đức Thánh Cha. Thánh Đường này được gọi là ‘Mater Ecclesiae Romae Urbis et Orbis’, Mẹ của tất cả các thánh đường ở Rôma và trên thế giới. Thánh đường dài 130m, có 5 gian. Gian chính dài 87m, rộng 16m, có tượng 12 Thánh Tông Đồ bằng đá cẩm thạch trắng. Bước vào đền thờ, bên phải có đàn phong cầm vĩ đại với hai ngàn ống. Sau tòa giám quản có Giếng Rửa Tội (theo truyền thuyết, chính Hoàng Đế Constantine được ĐGH Silvestro rửa tội nơi đây). Ngoài nhà thờ, bên hông trái, có tháp bút cao nhất (47m) và cổ kính nhất ở Roma bằng đá hoa cương đỏ của Ai Cập có từ thế kỷ 14 trước Chúa KiTô. Là Mẹ của các nhà thờ và là nhà thờ chánh tòa của giáo phận Roma, đền thờ Thánh Gioan ở Laterano nhắc nhở các tín hữu “hồng ân rửa tội” với tất cả ý nghĩa của ơn này và mời gọi các tín hữu cảm tạ Thiên Chúa bằng chính cuộc sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. (x.BGCN 2008).
Ngày 04-11 Thánh CARÔLÔ BORRÔMÊÔ Giám Mục (1538 - 1584)
Ngày 04-11
Thánh CARÔLÔ BORRÔMÊÔ
Giám Mục (1538 - 1584)
Xuất thân từ dòng họ quí phái Lombardo, thánh Carôlô Borrômêô sinh tại Arôna ngày 2 tháng 10 năm 1538, là con thứ trong gia đình, tuổi trẻ đạo đức đã sớm định hứơng cuộc đời Ngài để phục vụ Giáo hội, Ngài đạt bằng tiến sĩ luật ở Paris năm 1559, nhưng tháng giêng năm sau đã triệu vời về Roma. Ở đó Ngài được đặt ngay làm Hồng Y với những trách và cao trọng trong Giáo hội gồm cả chức vụ Tổng Giám mục Milan, và dù còn trẻ cũng đã được trao cho trách nhiệm làm quốc vụ khanh tòa thánh.
Trong quyền hạn này, Ngài kiểm soát mọi giao dịch chính thức của Đức Giáo hoàng, bao gồm nhiều cuộc đám phán khó khăn liên quan đến việc hoàn thành công đồng Tridentinô từ năm 1560-1564. Công đồng kết thúc, Ngài còn phải lo lắng tới những công chuyện còn sót lại và mãi tới tháng 9 năm 1565 Ngài mới được đức giáo hoàng cho phép về ở tại nhiệm sở của mình. Khó khăn lắm mới được trở về Milan, Ngài lại bị triệu hồi để giúp cậu Ngài bên giường bệnh, và sau đó góp phần chọn lựa đấng kế vị là Đức Giáo hoàng Piô V. Ngài trở lại Milan vào tháng 4.1566.
Kể từ lúc đó cho đến khi qua đời, ngày 3.10. 1584, cuộc đời của thánh Carôlô được dành trọn cho giáo phận với tư cách của một Tổng giám mục. Việc canh tân khẩn thiết nhất trong mục vụ của vị giám mục tập chú vào sơ đồ canh tân công đồng Tridentinô để ra. Thánh Carôlô đã trở thành giám mục "kiểu mới" của công đồng Tridentinô, Ngài đã thành công đến nỗi trở thành gương mẫu và gợi hứng cho toàn thể Giáo hội. Có lẽ hơn bất cứ một cá nhân nào khác Ngài đã chuyển các sắc lệnh của cộng đồng ra hành động trong Giáo hội công giáo, Ngài đã thực hiện cuộc canh tân, tổ chức lại hàng giáo sĩ và đời sống thiêng liêng trong cả địa phận lẫn tỉnh Milan. Nhưng nỗ lực này được ghi lại đầy đủ chi tiết qua một số qui luật do sáu hội nghị giáo tỉnh và mười một hội nghị giáo nhận.
Ngài kiên trì viếng thăm toàn giáo phận rộng rãi bao la được giảng dạy, ban các phép bí tích tới những làng mạc xa xôi nhất và những vùng thung lũng núi Alpels. Cuộc hồi sinh đạo công giáo tại Thụy sĩ mà nhiều phần nằm trong quyền hạn của Ngài đã là ảnh hưởng quyết định của Ngài, Ngài đã thiết lập nhiều học viện và chủng viện, Ngài là người bạn của dòng tên, dòng thánh Barnaba và nhiều dòng mới thời đó. Chính Ngài cũng đã thiết lập dòng cho những tu sĩ thánh Ambrôsiô (bây giờ là thánh Carôlô) để đặc biệt giúp đỡ Ngài. Ngài còn liên hệ một cách chủ động tới cuộc canh tân dòng cổ. Có một nhóm bất mãn dòng Umiliati là Ngài muốn canh tân và sau này đã biến mất, đã tìm cách sát hại khi Ngài đang cầu nguyện năm 1569.
Ngài đã khích lệ những hội đạo đức và tổ chức lại các trường công giáo. Ngài cố gắng bảo tồn nghi thức thánh Ambrôsiô cho Milan khi nghi thức này bị đe dọa và cố gắng theo gương thánh Ambrôsiô. Nhưng sự cương quyết không chịu thoả hiệp và sự nghiêm khắc về những nguyên tắc luân lý đã không khỏi gây nên những chống dối. Sức chống đối không chỉ từ vài nhóm giáo sĩ và còn từ phía uy quyền thế tục đại diện bởi những nhà cầm quyền Tây Ban Nha và nghị viện thành phố nữa.
Dầu vậy, như một thánh nhân và một nhà canh tân, thánh Borrômêô không đòi những người khác điều gì mà chính Ngài đã thi hành. Đời sống cầu nguyện và bỏ mình của Ngài còn tân tiến với những nỗ lực mục vụ. Tai họa dịch hạch năm 1576 đến 1578 cho thấy sự hy sinh xả kỷ tột cùng của Ngài, Ngài đã hiến mình làm hiến tế, bô thí tất cả những gì Ngài có như động sản, áo quần; lột bỏ những màn trướng để phủ che những người bất hạnh, chính Ngài cũng ngủ trên sàn nhà, Ngài gọi các linh mục và tu sĩ đến, chỉ định cho họ những ngả đường để giải tội cho nhưng bênh nhân, an ủi và chuẩn bị cho họ chết lành. Để những người hấp hối có thể tham dự thánh lễ, Ngài cho dựng những bàn thờ nơi các ngã tư. Thánh giá mọc lên khắp nơi cho mọi người nhìn thấy. Chuông nhà thờ reo vang, những bản thánh ca được hát lớn trong mỗi gia đình vào giờ nhất định.
Như thế, bệnh nhân được tham dự vào đời sống cộng đoàn, thành phố thoát khỏi cảnh tang thương vô vọng để sống như trong một tu viện. Đức tổng giám mục đến với người bị dịch hạch, những trẻ em lăn lóc bên xác mẹ, Ngài cuốn áo choàng mang về nhà. Người ta tổ chức những cuộc đi chân không theo đám rước tay cầm chặt thánh giá. Cuối cùng khi tai họa chấm dứt, Đức Hồng y đã xác tín rằng: dù cho có bao nhiêu nạn nhân, đoàn chiên Ngài phải cảm ơn Thiên Chúa vì cơn thử thách đã đổi mới các tâm hồn.
Nhiều dịp khác cũng cho thấy sáng kiến và lòng tận tâm của thánh nhân, Milan nhiều lần bị nạn đói, thánh Carôlô cho trồng bắp, tổ chức những bữa cháo nghèo, lập các nhà từ thiện. Nhờ Ngài, những người giàu có nên quảng đại hơn. Thánh nhân đã không tìm nghĩ ngơi sau những nỗ lực không ngừng cho công việc bác ái và mục vụ. Mỗi lúc đêm về người ta còn thấy Ngài tiến vào nhà nguyện để đọc kinh suy gẫm. Tới cuối đời, Ngài còn tìm tòi học hỏi, không lãng quên sách thánh, Ngài thích đọc sách cổ, sách thuốc và sách chiêm tinh Ả Rập. Ngài rất ưa thích nghệ thuật và nếu phải bán bộ sưu tầm của Ngài đi, thì đây là một hy sinh lớn lao cho Ngài.
Không nghỉ ngơi, thánh Carôlô Borrômêô giống như một người nghèo không bao giờ biết đến nghỉ ngơi. Cơn bệnh đến, thánh nhân bất động, mắt nhắm nghiền. Vài người nói: "Kìa cơn mê của giám mục thánh Modène". Vào những ngày cuối đời, nhắm mắt lại để người ta tưởng Ngài ngủ và như thế có thể hồi tâm cầu nguyện mà không bị lo ra, Ngài cười khi người ta khuyên Ngài đừng sợ chết. Rồi sau khi lãnh nhận các bí tích sau hết, Ngài lịm vào trong sự tôn thờ.
Tin loan báo cái chết của thánh Carôlô Borrômêô đã làmcho cả Milan đau đớn. Sủ gia viết truyện đời Ngài nói: "Đêm ấy, ít có ai ngủ được". Đức Phaolô V đã phong thánh cho Ngài ngày 10 tháng 11 năm 1610.
Thánh CARÔLÔ BORRÔMÊÔ
Giám Mục (1538 - 1584)
Xuất thân từ dòng họ quí phái Lombardo, thánh Carôlô Borrômêô sinh tại Arôna ngày 2 tháng 10 năm 1538, là con thứ trong gia đình, tuổi trẻ đạo đức đã sớm định hứơng cuộc đời Ngài để phục vụ Giáo hội, Ngài đạt bằng tiến sĩ luật ở Paris năm 1559, nhưng tháng giêng năm sau đã triệu vời về Roma. Ở đó Ngài được đặt ngay làm Hồng Y với những trách và cao trọng trong Giáo hội gồm cả chức vụ Tổng Giám mục Milan, và dù còn trẻ cũng đã được trao cho trách nhiệm làm quốc vụ khanh tòa thánh.
Trong quyền hạn này, Ngài kiểm soát mọi giao dịch chính thức của Đức Giáo hoàng, bao gồm nhiều cuộc đám phán khó khăn liên quan đến việc hoàn thành công đồng Tridentinô từ năm 1560-1564. Công đồng kết thúc, Ngài còn phải lo lắng tới những công chuyện còn sót lại và mãi tới tháng 9 năm 1565 Ngài mới được đức giáo hoàng cho phép về ở tại nhiệm sở của mình. Khó khăn lắm mới được trở về Milan, Ngài lại bị triệu hồi để giúp cậu Ngài bên giường bệnh, và sau đó góp phần chọn lựa đấng kế vị là Đức Giáo hoàng Piô V. Ngài trở lại Milan vào tháng 4.1566.
Kể từ lúc đó cho đến khi qua đời, ngày 3.10. 1584, cuộc đời của thánh Carôlô được dành trọn cho giáo phận với tư cách của một Tổng giám mục. Việc canh tân khẩn thiết nhất trong mục vụ của vị giám mục tập chú vào sơ đồ canh tân công đồng Tridentinô để ra. Thánh Carôlô đã trở thành giám mục "kiểu mới" của công đồng Tridentinô, Ngài đã thành công đến nỗi trở thành gương mẫu và gợi hứng cho toàn thể Giáo hội. Có lẽ hơn bất cứ một cá nhân nào khác Ngài đã chuyển các sắc lệnh của cộng đồng ra hành động trong Giáo hội công giáo, Ngài đã thực hiện cuộc canh tân, tổ chức lại hàng giáo sĩ và đời sống thiêng liêng trong cả địa phận lẫn tỉnh Milan. Nhưng nỗ lực này được ghi lại đầy đủ chi tiết qua một số qui luật do sáu hội nghị giáo tỉnh và mười một hội nghị giáo nhận.
Ngài kiên trì viếng thăm toàn giáo phận rộng rãi bao la được giảng dạy, ban các phép bí tích tới những làng mạc xa xôi nhất và những vùng thung lũng núi Alpels. Cuộc hồi sinh đạo công giáo tại Thụy sĩ mà nhiều phần nằm trong quyền hạn của Ngài đã là ảnh hưởng quyết định của Ngài, Ngài đã thiết lập nhiều học viện và chủng viện, Ngài là người bạn của dòng tên, dòng thánh Barnaba và nhiều dòng mới thời đó. Chính Ngài cũng đã thiết lập dòng cho những tu sĩ thánh Ambrôsiô (bây giờ là thánh Carôlô) để đặc biệt giúp đỡ Ngài. Ngài còn liên hệ một cách chủ động tới cuộc canh tân dòng cổ. Có một nhóm bất mãn dòng Umiliati là Ngài muốn canh tân và sau này đã biến mất, đã tìm cách sát hại khi Ngài đang cầu nguyện năm 1569.
Ngài đã khích lệ những hội đạo đức và tổ chức lại các trường công giáo. Ngài cố gắng bảo tồn nghi thức thánh Ambrôsiô cho Milan khi nghi thức này bị đe dọa và cố gắng theo gương thánh Ambrôsiô. Nhưng sự cương quyết không chịu thoả hiệp và sự nghiêm khắc về những nguyên tắc luân lý đã không khỏi gây nên những chống dối. Sức chống đối không chỉ từ vài nhóm giáo sĩ và còn từ phía uy quyền thế tục đại diện bởi những nhà cầm quyền Tây Ban Nha và nghị viện thành phố nữa.
Dầu vậy, như một thánh nhân và một nhà canh tân, thánh Borrômêô không đòi những người khác điều gì mà chính Ngài đã thi hành. Đời sống cầu nguyện và bỏ mình của Ngài còn tân tiến với những nỗ lực mục vụ. Tai họa dịch hạch năm 1576 đến 1578 cho thấy sự hy sinh xả kỷ tột cùng của Ngài, Ngài đã hiến mình làm hiến tế, bô thí tất cả những gì Ngài có như động sản, áo quần; lột bỏ những màn trướng để phủ che những người bất hạnh, chính Ngài cũng ngủ trên sàn nhà, Ngài gọi các linh mục và tu sĩ đến, chỉ định cho họ những ngả đường để giải tội cho nhưng bênh nhân, an ủi và chuẩn bị cho họ chết lành. Để những người hấp hối có thể tham dự thánh lễ, Ngài cho dựng những bàn thờ nơi các ngã tư. Thánh giá mọc lên khắp nơi cho mọi người nhìn thấy. Chuông nhà thờ reo vang, những bản thánh ca được hát lớn trong mỗi gia đình vào giờ nhất định.
Như thế, bệnh nhân được tham dự vào đời sống cộng đoàn, thành phố thoát khỏi cảnh tang thương vô vọng để sống như trong một tu viện. Đức tổng giám mục đến với người bị dịch hạch, những trẻ em lăn lóc bên xác mẹ, Ngài cuốn áo choàng mang về nhà. Người ta tổ chức những cuộc đi chân không theo đám rước tay cầm chặt thánh giá. Cuối cùng khi tai họa chấm dứt, Đức Hồng y đã xác tín rằng: dù cho có bao nhiêu nạn nhân, đoàn chiên Ngài phải cảm ơn Thiên Chúa vì cơn thử thách đã đổi mới các tâm hồn.
Nhiều dịp khác cũng cho thấy sáng kiến và lòng tận tâm của thánh nhân, Milan nhiều lần bị nạn đói, thánh Carôlô cho trồng bắp, tổ chức những bữa cháo nghèo, lập các nhà từ thiện. Nhờ Ngài, những người giàu có nên quảng đại hơn. Thánh nhân đã không tìm nghĩ ngơi sau những nỗ lực không ngừng cho công việc bác ái và mục vụ. Mỗi lúc đêm về người ta còn thấy Ngài tiến vào nhà nguyện để đọc kinh suy gẫm. Tới cuối đời, Ngài còn tìm tòi học hỏi, không lãng quên sách thánh, Ngài thích đọc sách cổ, sách thuốc và sách chiêm tinh Ả Rập. Ngài rất ưa thích nghệ thuật và nếu phải bán bộ sưu tầm của Ngài đi, thì đây là một hy sinh lớn lao cho Ngài.
Không nghỉ ngơi, thánh Carôlô Borrômêô giống như một người nghèo không bao giờ biết đến nghỉ ngơi. Cơn bệnh đến, thánh nhân bất động, mắt nhắm nghiền. Vài người nói: "Kìa cơn mê của giám mục thánh Modène". Vào những ngày cuối đời, nhắm mắt lại để người ta tưởng Ngài ngủ và như thế có thể hồi tâm cầu nguyện mà không bị lo ra, Ngài cười khi người ta khuyên Ngài đừng sợ chết. Rồi sau khi lãnh nhận các bí tích sau hết, Ngài lịm vào trong sự tôn thờ.
Tin loan báo cái chết của thánh Carôlô Borrômêô đã làmcho cả Milan đau đớn. Sủ gia viết truyện đời Ngài nói: "Đêm ấy, ít có ai ngủ được". Đức Phaolô V đã phong thánh cho Ngài ngày 10 tháng 11 năm 1610.
Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013
Cha Pio năm dấu thánh
Vài nét về Cuộc đời của Cha Pio (1887-1968).
(Radio Veritas Asia - 15/06/2002) - Trong bài thời sự trước, chúng tôi đã ghi lại lời nhận định về
Cha Piô, cho rằng Cha là "Vị Thánh của mọi người". Và thực sự như
vậy. Cha là Vị Thánh được biết đến trên cả thế giới. Lễ Phong Chân phước
(2/05/1999) cũng như Lễ Phong Hiển Thánh (16/06/2002) là một đại lễ của người
tín hữu. Từng trăm ngàn người từ khắp năm Châu tuốn về Roma để tham dự hai biến
cố lịch sử này. Hằng năm có tới bẩy triệu người hành hương từ nhiều nước trên
thế giới đến cầu nguyện bên mộ Cha Pio trong Nhà Thờ Santa Maria delle Grazie ở
San Giovanni Rotondo, nơi Cha thi hành thừa tác vụ linh mục trong nhiều năm cho
tới ngày qua đời: 23 tháng 9 năm 1968.
Cha Pio là Vị Thánh lớn của thời đại này. Ðọc qua tiểu sử
của Cha, chúng ta thấy rằng: Cha đã được Chúa chọn để diễn lại cuộc Tử nạn của
Chúa, giữa một thế giới, như thế giới ngày nay, thi đua chạy theo vật chất và
thú vui, mỗi ngày mỗi xa Chúa. Cha là một môn đệ thực hiện đầy đủ lời Chúa dạy:
"Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác Thánh giá hằng ngày và theo
Ta". Cuộc đời đau khổ của Cha nhắc lại cho mỗi người trong chúng ta lời
Thánh Phaolô nói: "Tôi rao giảng
Chúa Kitô và Chúa Kitô chịu đóng đinh". "Chúng tôi luôn mang nơi thân
mình cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, để sự sống của Chúa Giêsu cũng được biểu
lộ nơi thân mình chúng tôi" (2 Cor 4, 10).
Cha Pio đã có thể nói như Thánh Tông đồ: "Tôi sống, nhưng không
phải tôi sống, nhưng Chúa Kitô sống trong tôi".
Hôm nay, chúng tôi xin lược tóm cuộc đời của Cha Pio, một Vị
Thánh được in năm dấu thánh.
Những năm của tuổi thơ ấu -
Cha Pio sinh tại xã Pietrelcina, thuộc tỉnh Benevento (miền nam nước Ý)
ngày 25 tháng 5 năm 1887, trong gia đình nông thôn, rất sùng đạo. Thân phụ tên
là Grazio Forgione, mẹ là Giuseppina Di Nunzio. Trong ngày rửa tội, Cha Piô nhận tên thánh Francesco (Phanxicô).
Hồi năm tuổi, Francesco đã mơ ước trở thành một Tu sĩ Dòng
Phanxicô-Cappucin với bộ râu, hằng ngày
từ nhà này qua nhà khác xin bố thí cho Tu viện. --(Ðây là luật lệ của các Dòng
hành khất thời Trung cổ)--. Một ngày kia, trước bàn thờ chính của nhà thờ
Pietrelcina, chính Francesco kể lại là
mình thấy Chúa Giêsu lại gần và đặt tay
trên đầu, như dấu hiệu yêu thương, khích lệ. Francesco cũng thấy Thiên Thần bản
mệnh, luôn luôn đồng hành và Ðức Mẹ Maria hiện ra. Francesco thấy cả Quỉ dữ
dưới những hình ảnh rất ghê tởm.
Các hiện tượng này không thể giải thích như những tưởng
tượng của tuổi trẻ, nhưng Francesco nghĩ rằng: những hiện tượng như vậy cũng
xẩy đến cho các bạn cùng tuổi mình.
Các người trong gia đình hết sức ngạc nhiên về những vụ đánh
tội của Francesco ban đêm. Francesco nghĩ rằng: để thánh hiến cuộc đời cho
Chúa, phải gần gũi hết sức có thể Chúa Giêsu. Một ngày kia, Bà mẹ Giuseppina
không thấy con, liền chạy đi tìm.
Francesco trả lời: "Con phải
đánh mình con như người Do thái xưa kia đã đánh đập Chúa Giêsu, đến độ
làm Máu của Người chảy ra". Nhiều lần Francesco ngủ trên sàn nhà lát đá
cẩm thạch, gối đầu trên một viên đá, bởi vì Francesco nghĩ rằng: phải tự gánh
tội trần gian theo gương Chúa Giêsu. Ðây là một ơn gọi riêng, ơn gọi đau khổ;
nếu không, Francesco nghĩ rằng: sẽ đi đến chổ hư mất đời đời. Francesco sớm ý
thức về ơn gọi chịu đau khổ này.
Sau lễ Ba Vua năm 1903, Francesco xin vào Nhà Tập Dòng
Cappucin. Tâm hồn Francesco bị xúc động: "Lạy Chúa con - Francesco viết -
ai sẽ có thể tả lại được cuộc tử đạo diễn ra trong tâm hồn con? Con cảm thấy tiếng nói của bổn phận phải vâng
lời Chúa, ôi lạy Chúa của con, Chúa nhân hậu của con! Nhưng thù địch của Chúa
và của con hành hạ con, muốn đập tan các xương con, nhạo cười con, đảo lộn mọi
sự trong con!" Trong tình trạng này, Francesco được nhìn thấy lần thứ nhất
"một người uy nghi với vẻ xinh đẹp
khác thường", người này mời gọi
Francesco "chiến đấu như một binh
sĩ anh dũng" chống lại một quái vật, xem ra không thể thắng được, nhưng
Francesco, với sự giúp đỡ của nhân vật trên trời kia, đã thành công trong việc
xua đuổi quái vật này".
Ngày 6 tháng Giêng năm 1903, lúc 15 tuổi, Francesco được
nhận vào Tập viện tại Morcone, cách Molise ít cây số. Sau hai tuần tĩnh tâm,
Francesco được mặc áo Dòng và nhận tên dòng là "Pio da Pietrelcina",
để kính nhớ Ðức Thánh Pio V, Giáo Hoàng,
và cũng kính nhớ Ðức Thánh Giáo Hoàng Pio X (1903-1914), lúc đó vừa được
bầu làm Giáo Hoàng. Thời gian của Tập viện là thời gian rất gay go theo Luật
Dòng Phanxicô. Pio đã trải qua thời kỳ thử thách này một cách gương mẫu. Việc
chiến đấu với Satan càng ngày càng gia tăng đến độ từ những phòng kế bên phòng
của Pio, các Tu sĩ khác thường nghe thấy những vụ đập đánh và những tiếng động.
Lúc các thầy chạy đến xem, thì thấy Pio nằm bất tỉnh trên sàn nhà. Sau những
năm tập viện,Thầy Piô tuyên khấn tạm, và ngày 27 tháng giêng năm 1907, thầy
khấn trọng thể.
Thầy Pio lúc đó chưa phải là linh mục, đã được ơn hiện diện tại hai nơi một lúc, như
chính Thầy kể lại với Cha Agostino: "Một ngày kia (ngày 18 tháng Giêng năm
1905) con thấy xẩy ra một sự kiện khác thường, trong lúc con đang ở trong nhà thờ
(nơi hát kinh) với Thầy Anastasio, con cũng thấy mình ở trong nhà của một gia
đình, nơi đây người cha đang hấp hối,
chính trong lúc đó một trẻ em cũng sắp ra đời. Ðức Mẹ Maria hiện ra nói với
con: "Mẹ phú thác đứa nhỏ này cho con... Con đừng sợ hãi: đứa nhỏ này một
ngày kia sẽ đến với con, nhưng trước đó,
con sẽ gặp đứa nhỏ này tại San Pietro". Ngay sau đó, con lại thấy mình ở trong nhà thờ hát kinh".
Ðứa nhỏ này tên là Giovanna Rizzani. Sau này sẽ trở nên người con thiêng liêng
của Cha Pio và thuộc Dòng Ba Phanxicô.
Sức khỏe thầy Pio rất kém, không cho phép tiếp tục đời sống
trong Tu viện được. Thầy bị sốt liên miên, nhưng không giải thích được căn cớ
của chứng bệnh này. Thầy trở về nhà để
chữa bệnh và ở lại từ năm 1909 đến 1916, sống ngoài Luật phép Dòng, trong tình
trạng không thể chấp nhận được theo Luật Dòng Phanxicô. Cha Agostino và Cha
Benedetto, mà Thầy vẫn liên lạc thường xuyên bằng thư tù, tin chắc rằng: Thầy
Pio, người được Thiên Chúa hướng dẫn, đang đi đến việc thực hiện đầy đủ một ơn kêu gọi đặc biệt, cho dù cuộc đời
của Thầy đang trở nên "một cuộc tử đạo dữ dội", do bởi những cuộc
chiến đấu thường xuyên với ma quỉ, với hậu quả đáng lo sợ là Thầy có thể trở
thành nạn nhân của những cuộc ám ảnh và tình trạng ảo tưởng.
Việc sống ngoài Tu viện đặt ra nhiều câu hỏi. Mỗi lần trở lại Tu viện, Thầy
Pio lại ngã bệnh, đến độ các Bề trên phải đưa Thầy trở về Pietrelcina, vì ở đây
xem ra Thầy lấy lại sức khỏe nhanh chóng. Nhưng tháng Hai năm 1917, Cha
Agostino mời Thầy đến thăm gia đình Cerase ở Foggia (miền nam nước Ý), một gia đình rất sùng
kính các Tu sĩ Cappucins. Người con gái của gia đình tên là Raffaellina, lúc đó
mắc bệnh nặng và xin được gặp Thầy Pio trước khi chết. Thầy Pio trú tại Tu viện
Sant'Anna ở Foggia .
Tiếng đồn về một Tu sĩ có những nhân đức khác thường, có khả năng đánh động
những ai được may mắn nghe và nói với Tu sĩ này. Và từ đó người dân bắt đầu đi
lại tìm gặp Thày Pio.
Sức nóng tại Foggia
trở nên không chịu nổi. Vì thế Cha Paolino đưa Thầy Pio đến nghỉ trong Tu viện Santa Maria delle grazie
trên một đồi cao, tại San Giovanni Rotondo. Tại đây Thầy thụ phong Linh mục,
làm mục vụ cho tới lúc qua đời. Trên
phòng nhỏ dành cho ngài có hàng chữ "Thánh giá luôn luôn sẵn sàng và chờ
đợi con mọi nơi".
Ðến tuổi phải thi hành Nghĩa vụ quân dịch, Thầy Pio đến
trình diện tại Quân khu Benevento .
Thầy được công nhận là đủ điều kiện. Hết nghĩa vụ quân dịch, Thầy còn được nghỉ
hai năm tại gia đình. Nhờ những năm nghỉ nầy, Thầy được bình phục hoàn toàn,
khỏi hẳn chứng bệnh sưng màn phổi.Với sức khỏe khả quan hơn, Thầy Piô được lãnh
chức linh mục tại nhà thờ chính tòa Benevento, ngày 10 tháng 8 năm 1910, lúc 25
tuổi. Nhưng vì vấn đề sức khỏe, Bề Trên cho phép Cha Piô ở lại gia đình cho đến
năm 1916. Tháng 9 cùng năm 1916 nầy, Cha được sai đến Tu Viện Santa Maria delle
Grazie, -- Thánh Maria của Muôn Ơn Lành,-- ở San Giovanni Rotondo, và ở lại đây
cho đến lúc qua đời ngày 23 tháng 9 năm 1968.
Ngày 20 tháng 9 năm 1918, lúc thánh lễ ban sáng vừa kết
thúc, và mọi người ra về, Cha Pio còn ở lại cầu nguyện trong yên lặng và như
xuất thần. Một nhân vật bí nhiệm hiện ra, tay và chân đẫm máu. Cha Pio kể lại
cho Cha Agostino và Cha Benedetto như sau: "Từ ngày đó, con bị một vết
thương chí tử. Trong thâm tâm, con cảm thấy vết thương này luôn luôn mở ra, làm con đau đớn nhiều". Vết thương
cạnh sườn bị đâm bởi một nhân vật trên trời bằng một lưỡi dao rất dài và rất
sắc ở đầu, trong lúc Cha Pio ngồi tòa giải tội ngày 6 tháng 8 năm 1918. Cha Agostino
và Cha Benedetto cho biết: Cha Pio đã sống "cuộc thử thách của tình yêu
đặc biệt: vết thương thiêng liêng của nhân vật trên trời là dấu hiệu của tình
yêu Thiên Chúa dành cho Cha". Cha Pio có cảm giác không chịu nổi một sự
đau đớn lớn lao như vậy được. Với thời gian qua đi, Cha Pio khám phá ra những
vết thương đẫm máu kia trở nên những vết thương của chính mình. Những vết
thương này mọi người đều thấy và làm cho Cha trở nên một "người bị đóng
đanh sống động". Cha muốn giấu, nhưng vết máu tiếp tục chảy ra, và anh em
trong Dòng đều thấy. Từ ngày đó, Cha phải mang găng tay bằng len mầu xám tối,
chỉ để thò ngón tay ra mà thôi, nhưng lúc đọc lời truyền phép, dâng Mình và Máu thánh Chúa lên, găng tay
được tháo ra.
Bề trên nhà và Bề
trên Tỉnh Dòng Cappucin muốn biết chắc chắn về các vết thương của Cha
Pio, để đề phòng khỏi nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng các bác sĩ và giáo sư
chuyên môn chỉ có thể giải thích được rằng: các vết thương kia không phải là
những vết thương gây nên do chứng lao phổi,
cũng không phải những vết thương tự tạo nên. Giáo sư Luigi Romanelli của
Bệnh viện Barletta
coi là "chứng bệnh mầu nhiệm". Trong sự đau khổ không thể diễn tả
được, Cha Pio xác nhận rằng: "Tất cả những gì Chúa Giêsu đã chịu trong
cuộc Tử nạn của Người, nay tôi cũng chịu như vậy", theo sức có thể của một
tạo vật yếu hèn, không phải vì công
nghiệp của tôi, nhưng chỉ vì lòng nhân hậu của Chúa mà thôi".
Tiếng đồn về dấu thánh của Cha Pio mỗi ngày mỗi lan rộng các
nơi. Các tín hữu tuốn đến Tu viện Santa
Maria delle grazie ở San Giovanni Rotondo. Ðời sống
của Cha Pio cũng thay đổi. Cha trả lời các thư nhận được. Cha ngồi Tòa giải tội
và cử hành thánh lễ. Cha Pio trở nên như "một mầu nhiệm cho nhiều
người". Các vết thương của Cha trở nên đề tài học hỏi, nghiên cứu, không
những trong lãnh vực Y khoa, nhưng cả nơi Giáo quyền. Những vụ xuất thần trong
lúc Truyền phép và dâng Mình Máu thánh Chúa, đám đông lũ luợt tuốn đến mỗi ngày
mỗi thêm nhiều tìm Cha Pio.... Tất cả đặt ra nhiều câu hỏi.
Ngày 18 tháng 4 năm 1920, Cha Pio được Cha Agostino Gemelli
viếng thăm (Cha Gemelli là một nhà trí thức, sáng lập Bệnh viện Bách khoa
Gemelli ở Roma, thuộc Ðại học Thánh Tâm Chúa ở Milano). Cha Pio không cho Cha
Gemelli khám xét các vết thương, vì không có phép chính thức. Cha Gemelli theo
tư tưởng này là các vết thương kia không thực. Một nhận xét không phù hợp với ý
nghĩ mà Ðức Benedicto XV (1914-1922) vẫn
có về Cha Pio: "Ðây là một trong các người mà Thiên Chúa đã sai đến mỗi
khi cần đến trên thế gian này để làm cho con người trở lại". Ngày 2 tháng
6 năm 1922, những biện pháp đầu tiên được gủi đến Cha Pio. Cha không được cử
hành thánh lễ công khai, cũng không được thư từ với cha linh hướng của mình, và
với rất nhiều tín hữu từ khắp thế giới viết cho ngài.
Trước những biện pháp giới hạn, Cha Pio chỉ đáp lại bằng sự
yên lặng và vâng phục: "Tôi là người con của sự phục tùng".
Từ năm 1923 đến 1933 Cha Pio bị kiểm soát ngặt nghèo, Cha
không được giải tội và dạy các học sinh của trường thuộc Tu viện nữa. Cha bị
hoàn toàn cô lập. Khiếm tốn, Cha đáp lại: "Tôi là người con của sự phục
tùng". Ðây chính là thái độ của một tu sĩ Cappucin. Thái độ vâng phục này
sẽ tránh được những cuộc biểu tình chống đối có thể lan rộng nơi các tín hữu
vốn sùng kính Cha Pio.
Những tố cáo chống lại Cha dần dần thấy rõ là không có nền
tảng nào cả. Từ ngày 16 tháng 7 năm 1933 (sau 10 năm), Cha lại có thể cử hành
thánh lễ công khai và năm sau trở lại tòa giải tội. Sứ mệnh của Cha là tòa giải
tội, một ơn vĩ đại của lòng thương xót Thiên Chúa. Cha còn được ơn thấy những
bí nhiệm trong tâm hồn của các người đến tòa giải tội. Nhiều lúc, sau khi giải
tội, người ta thấy cha khóc vì đau đớn. Và đây cũng là một ơn riêng Chúa dành
cho Cha, một cái nhìn siêu nhiên về tình trạng đáng thương của con người tội
lỗi. Dù sống đầy đủ thừa tác vụ linh mục, Cha Pio thỉnh thoảng bị cám dỗ về một
hồ nghi dữ dội làm Cha đau khổ nhiều: "Tôi
đẹp lòng Chúa hay không?".
Các nhóm cầu nguyện. Trong những năm 1940, Cha Pio lãnh nhận
lời mời gọi của Ðức Pio XII (1939-1958) lập các nhóm cầu nguyện để nâng đỡ nhân
loại bị chiến tranh đe dọa. Ðây cũng là những năm bắt đầu đào móng xây cất Bênh
viện "Casa del
Sollievo della Sofferenza", được khánh thành 5 tháng 5 năm 1956. Hoa kỳ và
các quốc gia đồng minh cung cấp phần lớn tài chính để xây cất Bệnh viện
này, sau đệ nhị thế chiến. Số tiền gửi
đến Cha Pio thật nhiều. ÐTC đã miễn Cha khỏi lời Khấn Khó nghèo. Và sau này Cha
Pio đã trao việc quản trị và thừa hưởng gia tài cho Tòa Thánh.
Lòng sùng kính mỗi ngày gia tăng của người dân đối với Cha
Pio làm tiêu tan những thù địch trước đây. Dân chúng luôn luôn coi Cha Pio là
người của Thiên Chúa. Sau chuyến viếng thăm của Ðức Giám mục Carlo Maccari, đại
diện Tòa Thánh, Cha Pio được hoàn toàn phục hồi trong năm 1965, thời Ðức Phaolô
VI, để thi hành Thừa tác vụ linh mục.
Ngoài ra, ÐTC còn cho phép Cha Pio, lúc đó đã già yếu, cử hành thánh lễ theo lễ nghi Latinh cũ, thay
vì lễ nghi mới, được cải tổ sau Công
đồng Vatican II.
Các đau khổ không lúc nào từ bỏ Cha Pio. Vào cuối năm 1966,
Cha không thể đứng để cử hành thanh lễ, bắt buộc phải ngồi trong suốt thánh lễ.
Cha cũng không thể đi từ phòng ở đến Tòa giải tội đặt trong nhà thờ.
Ngày 20 tháng 9 năm 1968, kỷ niệm 50 năm lãnh nhận dấu
thánh. Trong dịp này, Ðại hội quốc tế các nhóm cầu nguyện được tổ
chức; nhưng Cha Pio không thể tham dự, vì ngài sắp qua đời. Lúc 2g30 ngày 23
tháng 9 năm 1968, Cha đã tắt thở. Lúc
các Bác sĩ và các Tu sĩ mặc áo lễ cho
Cha, các vết thương biến mất hoàn toàn, không để lại dấu vết nào cả.
Năm 1982 ÐTC Gioan Phaolô II cho phép khởi sự vụ làm án
phong Chân phước cho Cha Pio và, năm
1997 (sau 15 năm), ngài công nhận nhân đức anh hùng của Cha. Ngày 2 tháng 5 năm
1999, ÐTC chủ tế Thánh lễ tôn phong Cha lên bậc Chân phước, sau khi công nhận
phép lạ do lời bầu cử của Cha. Người được khỏi bệnh lạ lùng và tức khắc là bà
Consiglia De Martino, lúc đó điều trị tại Bênh viện ở thành phố Salerno (miền nam nước
Ý). Giảng trong thánh lễ, ÐTC nói: "Chứng tá của Cha Pio là một lời kêu
gọi mạnh mẽ về chiều kích siêu nhiên ... Vũ khí thực của Ngài là những cử chỉ
thánh hằng ngày của việc giải tội và thánh lễ, bởi vì thánh lễ là trung tâm mỗi
một ngày của Ngài".
Và Chúa nhật 16 tháng 6 năm 2002, tức sau ba năm, chính ÐTC
lại chủ tế Thánh lễ phong Hiển Thánh cho Chân phước Pio, và từ đây Thánh Pio
được tôn kính trong toàn Giáo hội. "Mirabilis Deus in Sanctis
suis", Chúa thật kỳ diệu và làm
những việc kỳ diệu nơi các Thánh của Người".
Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013
Ngày 31-07 Thánh IGNATIÔ LOYOLA
Ngày 31-07
Thánh IGNATIÔ LOYOLA
Linh Mục (1491 - 1556)
Don Inigo Lopez de Recalde sinh khoảng năm 1481 tại miền đồi núi Basque gần làng Azpeytia. Ngài là con út trong số 11 người con của một gia đình quí tộc. Được rửa tội với tên Inigo, một vị thánh Tây Ban Nha dòng thánh Bênêdictô, nhưng sau này Ngài thường dùng tên Ignatiô thành Antiokia. Hồi còn niên thiếu, người giúp việc cho một người bạn quí tộc của một gia đình là Giuan Velasquez. Sau khi Velasquez từ trần, Ngài lại phục vụ bá tước Najera, phó vương miền Navarre. Ngài được giáo dục một cách hời hợt. Thời đó, Ngài chỉ ham chơi, thích những chuyện hào hùng, nhất là những ngày lễ duyệt binh.
Trong cuộc chiến Pháp, Tây Ban Nha tháng năm 1521 quân đội pháp đã vượt núi Pyrênê và tới phong tỏa Pampeluna. Nhiều người đã tính chuyện đầu hàng, nhưng Ignatiô quyết cầm cự. Trong cơn bão tố tại pháo đài Ignatiô bị trúng đạn pháo ở đùi, Ngài được chuyển về lâu đài ỏ Loyola. Nơi dây người ta khám phá ra rằng xương đùi đã bị xếp trật, phải mổ ra và sắp xếp lại. Ngài đã can đảm chịu đựng cơn đau.
Thời gian dưỡng bệnh lâu dài tiếp theo sau đó, không có sách vở gì khác, Ignatiô dùng thời gian để đọc hạnh các thánh. Gương mẫu đời sống các thánh làm mủi lòng Ignatiô. Ngài nói: - Tôi có phải thực hiện điều mà thánh Phaxicô và Dominico đã làm chăng ?
Năm 1522, sau khi bình phục, Ngài đi hành hương kính Đức bà Montserrat. Nơi đây Ngài đã thực hiện cuộc xưng tội trong ba ngày, trao tặng đồ hiệp sĩ cho một kẻ ăn xin, đặt gươm trên bàn thờ Đức Mẹ và tới thành Manresa kế cận để phục vụ trong một nhà thương. Đã một thời Ngài bị nguy hiểm rơi vào một cuộc khổ hạnh quá độ. Ngài Ngài đã thoát hiểm nhờ sự vâng phục hoàn tòan đối với cha giải tội. Chính tại Manresa, Ngài được Thiên Chúa soi sáng, sự soi sáng hứơng dẫn trọn những ngày còn lại của cuộc đời Ngài. Ngài viết cuốn linh thao, trong đó vạch ra những nguyên tắc mà một người công giáo phải theo để "điều khiển đời sống mình" một đời sống nhằm ca tụng Chúa, tôn kính và phụng sự Ngài, để được cứu rỗi. Ngài phác họa một giáo thuyết của mình về sự chọn lựa và đòi hỏi để làm mọi sự để "vinh danh Chúa" (Ad Majorem dei gloriam)
Thánh nhân ở lại Manresa khoảng một năm và từ đó hành hương đi Palestina, trên đường đi có dừng lại ở Roma. Sau khi đã kính viếng các nơi thánh ở Palestina, Ngài trở về Barcelona. Nơi đây, dầu đã 30 tuổi, Ngài vẫn đến trường, ngồi chung ghế với các em nhỏ, để sữa chữa lại kẽ hở trong việc học hành, cho tới khi Ngài có thể dự lớp tại đại học Alcala và Salamanca. Tại cả hai nơi này, đã Ngài bị truy tố ra tòa án tôn giáo và bị tống giam ít ngày. Nhưng cuối cùng giáo thuyết của Ngài đã thắng.
Năm 1528, Ngài bỏ Salamanca đi Paris và Sorbonne. Ngài ở Paris 7 năm, nơi đây Ngài tụ họp được sáu môn sinh đầu tiên. Vào ngày lễ Mông Triệu năm 1534 bảy anh em đã long trọng hiến thân phụng sự Thiên Chúa, khấn giữ đức nghèo khó và trong sạch, tại đền thờ thánh Denis tại Montmartre. Lúc đó, họ dự định đi Giêrusalem và hiến thân cho việc cứu rỗi các linh hồn trong các miền còn ngoại giáo.
Ignatiô trở về Tây Ban Nha. Năm 1535, tu hội đã lên tới 10 người. Họ gặp nhau ở Venitia, định cùng đáp tàu đi hành hương thánh địa. Nhưng tình hình miền Đông Địa Trug Hải không cho phép. Bù lại một số đi Roma, để Ignatiô tại Venitia. Đức giáo hoàng Phaolô III ưu ái tiếp họ. Trở lại Ventia, họ mang theo phép của Đức Giáo hoàng cho Ignatiô và 6 anh em được thụ phong linh mục.
Một năm sau, thấy rằng: không thể tới thánh địa được, Ignatiô kết luận rằng ý Chúa không muốn cuộc hành hương này. Thay vào đó, Ngài đặt tu hội dưới danh hiệu "dòng Chúa Giêsu" dưới quyền xử dụng của toà thánh. Họ đi Roma và Ignatiô dâng thánh lễ đầu tiên ở đầu vào dịp lễ Giáng sinh năm 1538 tại đền thờ Đức Bà cả, Ngài soạn thảo hiến pháp của dòng mới và đến trình diện Đức giáo hoàng Phaolô III. Đức giáo hoàng đã phát biểu khi gặp họ: - Đây là bàn tay Thiên Chúa.
Và trong sắc lệnh Regimini Militantis Ecclesioe, ban hành tháng 9 năm 1540 Ngài đã chính thức công nhận hội dòng. Hội dòng thêm vào đó 3 lời khấn: nghèo khó, vâng lời, trong sạch, lời khấn đặc biệt vâng phục Đức giáo hoàng.
Trong hiến pháp đầu tiên, hội dòng giới hạn con số có 60 tu sĩ. Ignatiô được đồng thanh bầu làm bề trên ngày 7 tháng 4 năm 1541. Luật hạn định tu sĩ vào số 60 được rút lại bởi sắc lệnh của Đức giáo hoàng ngày 15 tháng 3 năm 1543.
Ignatiô khó rời bỏ Roma cho đến cuối đời. Nhưng hội dòng đã lan rộng tới mọi miền trên thế giới, dưới quyền hướng dẫn của Ngài như một phép lạ, khi Ngài từ trần vào ngày 3 tháng 7 năm 1556, hội dòng đã có 12 tỉnh dòng với 101 nhà và gần 1000 phần tử.
Thánh Ignatiô được suy tôn hiển thánh ngày 12 tháng 3 năm 1622.
Thánh IGNATIÔ LOYOLA
Linh Mục (1491 - 1556)
Don Inigo Lopez de Recalde sinh khoảng năm 1481 tại miền đồi núi Basque gần làng Azpeytia. Ngài là con út trong số 11 người con của một gia đình quí tộc. Được rửa tội với tên Inigo, một vị thánh Tây Ban Nha dòng thánh Bênêdictô, nhưng sau này Ngài thường dùng tên Ignatiô thành Antiokia. Hồi còn niên thiếu, người giúp việc cho một người bạn quí tộc của một gia đình là Giuan Velasquez. Sau khi Velasquez từ trần, Ngài lại phục vụ bá tước Najera, phó vương miền Navarre. Ngài được giáo dục một cách hời hợt. Thời đó, Ngài chỉ ham chơi, thích những chuyện hào hùng, nhất là những ngày lễ duyệt binh.
Trong cuộc chiến Pháp, Tây Ban Nha tháng năm 1521 quân đội pháp đã vượt núi Pyrênê và tới phong tỏa Pampeluna. Nhiều người đã tính chuyện đầu hàng, nhưng Ignatiô quyết cầm cự. Trong cơn bão tố tại pháo đài Ignatiô bị trúng đạn pháo ở đùi, Ngài được chuyển về lâu đài ỏ Loyola. Nơi dây người ta khám phá ra rằng xương đùi đã bị xếp trật, phải mổ ra và sắp xếp lại. Ngài đã can đảm chịu đựng cơn đau.
Thời gian dưỡng bệnh lâu dài tiếp theo sau đó, không có sách vở gì khác, Ignatiô dùng thời gian để đọc hạnh các thánh. Gương mẫu đời sống các thánh làm mủi lòng Ignatiô. Ngài nói: - Tôi có phải thực hiện điều mà thánh Phaxicô và Dominico đã làm chăng ?
Năm 1522, sau khi bình phục, Ngài đi hành hương kính Đức bà Montserrat. Nơi đây Ngài đã thực hiện cuộc xưng tội trong ba ngày, trao tặng đồ hiệp sĩ cho một kẻ ăn xin, đặt gươm trên bàn thờ Đức Mẹ và tới thành Manresa kế cận để phục vụ trong một nhà thương. Đã một thời Ngài bị nguy hiểm rơi vào một cuộc khổ hạnh quá độ. Ngài Ngài đã thoát hiểm nhờ sự vâng phục hoàn tòan đối với cha giải tội. Chính tại Manresa, Ngài được Thiên Chúa soi sáng, sự soi sáng hứơng dẫn trọn những ngày còn lại của cuộc đời Ngài. Ngài viết cuốn linh thao, trong đó vạch ra những nguyên tắc mà một người công giáo phải theo để "điều khiển đời sống mình" một đời sống nhằm ca tụng Chúa, tôn kính và phụng sự Ngài, để được cứu rỗi. Ngài phác họa một giáo thuyết của mình về sự chọn lựa và đòi hỏi để làm mọi sự để "vinh danh Chúa" (Ad Majorem dei gloriam)
Thánh nhân ở lại Manresa khoảng một năm và từ đó hành hương đi Palestina, trên đường đi có dừng lại ở Roma. Sau khi đã kính viếng các nơi thánh ở Palestina, Ngài trở về Barcelona. Nơi đây, dầu đã 30 tuổi, Ngài vẫn đến trường, ngồi chung ghế với các em nhỏ, để sữa chữa lại kẽ hở trong việc học hành, cho tới khi Ngài có thể dự lớp tại đại học Alcala và Salamanca. Tại cả hai nơi này, đã Ngài bị truy tố ra tòa án tôn giáo và bị tống giam ít ngày. Nhưng cuối cùng giáo thuyết của Ngài đã thắng.
Năm 1528, Ngài bỏ Salamanca đi Paris và Sorbonne. Ngài ở Paris 7 năm, nơi đây Ngài tụ họp được sáu môn sinh đầu tiên. Vào ngày lễ Mông Triệu năm 1534 bảy anh em đã long trọng hiến thân phụng sự Thiên Chúa, khấn giữ đức nghèo khó và trong sạch, tại đền thờ thánh Denis tại Montmartre. Lúc đó, họ dự định đi Giêrusalem và hiến thân cho việc cứu rỗi các linh hồn trong các miền còn ngoại giáo.
Ignatiô trở về Tây Ban Nha. Năm 1535, tu hội đã lên tới 10 người. Họ gặp nhau ở Venitia, định cùng đáp tàu đi hành hương thánh địa. Nhưng tình hình miền Đông Địa Trug Hải không cho phép. Bù lại một số đi Roma, để Ignatiô tại Venitia. Đức giáo hoàng Phaolô III ưu ái tiếp họ. Trở lại Ventia, họ mang theo phép của Đức Giáo hoàng cho Ignatiô và 6 anh em được thụ phong linh mục.
Một năm sau, thấy rằng: không thể tới thánh địa được, Ignatiô kết luận rằng ý Chúa không muốn cuộc hành hương này. Thay vào đó, Ngài đặt tu hội dưới danh hiệu "dòng Chúa Giêsu" dưới quyền xử dụng của toà thánh. Họ đi Roma và Ignatiô dâng thánh lễ đầu tiên ở đầu vào dịp lễ Giáng sinh năm 1538 tại đền thờ Đức Bà cả, Ngài soạn thảo hiến pháp của dòng mới và đến trình diện Đức giáo hoàng Phaolô III. Đức giáo hoàng đã phát biểu khi gặp họ: - Đây là bàn tay Thiên Chúa.
Và trong sắc lệnh Regimini Militantis Ecclesioe, ban hành tháng 9 năm 1540 Ngài đã chính thức công nhận hội dòng. Hội dòng thêm vào đó 3 lời khấn: nghèo khó, vâng lời, trong sạch, lời khấn đặc biệt vâng phục Đức giáo hoàng.
Trong hiến pháp đầu tiên, hội dòng giới hạn con số có 60 tu sĩ. Ignatiô được đồng thanh bầu làm bề trên ngày 7 tháng 4 năm 1541. Luật hạn định tu sĩ vào số 60 được rút lại bởi sắc lệnh của Đức giáo hoàng ngày 15 tháng 3 năm 1543.
Ignatiô khó rời bỏ Roma cho đến cuối đời. Nhưng hội dòng đã lan rộng tới mọi miền trên thế giới, dưới quyền hướng dẫn của Ngài như một phép lạ, khi Ngài từ trần vào ngày 3 tháng 7 năm 1556, hội dòng đã có 12 tỉnh dòng với 101 nhà và gần 1000 phần tử.
Thánh Ignatiô được suy tôn hiển thánh ngày 12 tháng 3 năm 1622.
Ngày 29-07 Thánh MARTHA
Ngày 29-07
Thánh MARTHA
Chúng ta biết chắc về thánh Martha qua 2 giai thoại trong Tin Mừng. Khi bà nhiệt thành đón rước Chúa Giêsu (Lc 10, 38-42) hay khi bà tín thác vô giới hạn vào Chúa Giêsu trước cái chết của Laxarô (Ga 11,1-44). Martha, theo tiếng tramêô, có nghĩa là bà chủ. Bà hai anh em Maria và Lazarô ở làng Bêtania, là những người bạn thân tình của Chúa Giêsu. Người hay đến trú ngụ ở nhà họ để nghỉ ngơi sau những chuyến hành trình mệt nhọc.
Martha đóng vai gia chủ, đã tỏ ra rất hiếu khách và tận tụy. Ngày kia, trong lúc bận rộn với việc phục dịch, bà nói: - Thưa Thày, Thày không màng nghĩ tới sao, em tôi để cho tôi một mình phục dịch ? Vậy xin Thầy bảo nó đỡ đần tôi .
Chúa Giêsu đáp lại : - Martha, Martha, con lo lắng xôn xao về nhiều chuyện. Cần thì ít thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất rồi và sẽ không bị ai giựt mất.
Như thế Chúa Giêsu đã cho Martha biết rằng đối với Người không có gì quý hơn một tâm hồn biết suy tư cầu nguyện, Martha đã hiểu, bà sẽ để lộ đức tin ấy ra dịp Lazarô từ trần. Bà nhắc tin cho Chúa Giêsu: - Thưa thầy, kẻ Thầy thương đang ốm liệt.
Vượt đường xa, Chúa Giêsu đã đến. Nhưng Người cố ý đến chậm, khi Lazarô đã chết. Đức tin của Martha vẫn không thay đổi.
- Thưa Thầy, nếu thầy có mặt ở đây, em con đã không chết.
Và bà thêm : - Nhưng ngay lúc này, con biết là bất cứ điều gì Thầy xin với Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho thầy.
Khi Chúa Giêsu cho biết Người là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Người thì dù chết cũng sẽ sống, rồi Người hỏi : - Con có tin thế không ?
Martha đã mau mắn tuyên xưng: - Vâng, thưa Thầy, con tin Thầy là đức Kitô Con Thiên Chúa, đấng phải đến trong thế gian.
Và bà đã không lầm. Chúa Giêsu đã phục sinh Lazarô.
Tin Mừng không nói rõ các bạn hữu của Thiên Chúa sẽ ra sao. Chắc chắn Martha có mặt trong số phụ nữ theo Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn và xức xác Người trước khi mai táng.
Có truyền thuyết nói rằng ba chị em làng Bêtania đã bị người Do thái bắt thả trôi trên một con thuyền không buồm không chèo không lái. Nhưng họ đã trôi dạt và cặp bến Marseille nước Pháp. Lazarô đã trở thành Giám mục tiên khởi Chúa thành này. Riêng Martha Ngài đã rao giảng Tin Mừng ở Aix Avignon và Tarascon. Một huyền thoại còn kể thêm việc thánh nữ tiêu diệt quái vật Tarasque. Dân chúng khổ cực vì con vật dữ tợn, mồm phun lửa, đuôi cắn xé. Thánh nữ đã dùng cây thánh giá áp đảo con vật, rồi trói chặt nói lại. Quái vật bị hạ sát và nó bị tiêu diệt, người ta gọi là Tarascon.
Thánh MARTHA
Chúng ta biết chắc về thánh Martha qua 2 giai thoại trong Tin Mừng. Khi bà nhiệt thành đón rước Chúa Giêsu (Lc 10, 38-42) hay khi bà tín thác vô giới hạn vào Chúa Giêsu trước cái chết của Laxarô (Ga 11,1-44). Martha, theo tiếng tramêô, có nghĩa là bà chủ. Bà hai anh em Maria và Lazarô ở làng Bêtania, là những người bạn thân tình của Chúa Giêsu. Người hay đến trú ngụ ở nhà họ để nghỉ ngơi sau những chuyến hành trình mệt nhọc.
Martha đóng vai gia chủ, đã tỏ ra rất hiếu khách và tận tụy. Ngày kia, trong lúc bận rộn với việc phục dịch, bà nói: - Thưa Thày, Thày không màng nghĩ tới sao, em tôi để cho tôi một mình phục dịch ? Vậy xin Thầy bảo nó đỡ đần tôi .
Chúa Giêsu đáp lại : - Martha, Martha, con lo lắng xôn xao về nhiều chuyện. Cần thì ít thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất rồi và sẽ không bị ai giựt mất.
Như thế Chúa Giêsu đã cho Martha biết rằng đối với Người không có gì quý hơn một tâm hồn biết suy tư cầu nguyện, Martha đã hiểu, bà sẽ để lộ đức tin ấy ra dịp Lazarô từ trần. Bà nhắc tin cho Chúa Giêsu: - Thưa thầy, kẻ Thầy thương đang ốm liệt.
Vượt đường xa, Chúa Giêsu đã đến. Nhưng Người cố ý đến chậm, khi Lazarô đã chết. Đức tin của Martha vẫn không thay đổi.
- Thưa Thầy, nếu thầy có mặt ở đây, em con đã không chết.
Và bà thêm : - Nhưng ngay lúc này, con biết là bất cứ điều gì Thầy xin với Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho thầy.
Khi Chúa Giêsu cho biết Người là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Người thì dù chết cũng sẽ sống, rồi Người hỏi : - Con có tin thế không ?
Martha đã mau mắn tuyên xưng: - Vâng, thưa Thầy, con tin Thầy là đức Kitô Con Thiên Chúa, đấng phải đến trong thế gian.
Và bà đã không lầm. Chúa Giêsu đã phục sinh Lazarô.
Tin Mừng không nói rõ các bạn hữu của Thiên Chúa sẽ ra sao. Chắc chắn Martha có mặt trong số phụ nữ theo Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn và xức xác Người trước khi mai táng.
Có truyền thuyết nói rằng ba chị em làng Bêtania đã bị người Do thái bắt thả trôi trên một con thuyền không buồm không chèo không lái. Nhưng họ đã trôi dạt và cặp bến Marseille nước Pháp. Lazarô đã trở thành Giám mục tiên khởi Chúa thành này. Riêng Martha Ngài đã rao giảng Tin Mừng ở Aix Avignon và Tarascon. Một huyền thoại còn kể thêm việc thánh nữ tiêu diệt quái vật Tarasque. Dân chúng khổ cực vì con vật dữ tợn, mồm phun lửa, đuôi cắn xé. Thánh nữ đã dùng cây thánh giá áp đảo con vật, rồi trói chặt nói lại. Quái vật bị hạ sát và nó bị tiêu diệt, người ta gọi là Tarascon.
Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013
Ngày 26-07 Thánh GIOAKIM VÀ ANNA
Ngày 26-07
Thánh GIOAKIM VÀ ANNA
Phụ Mẫu Của Đức Trinh Nữ Maria
Chúng ta không biết chắc được điều gì về cha mẹ của Đức Trinh Nữ. Những điều liên quan tới các Ngài mà chúng ta biết được là do các ngụy thư, đầy tính chất hoang đường. Khi óc tò mò của dân chúng không được thỏa mãn với các chi tiết thánh kinh và thánh truyền cung ứng cho, thì óc tưởng tượng đã lấp đầy khoảng trống.
Cuốn ngụy thư "Phúc âm thánh Giacôbê", một văn nguồn vào thế kỷ thứ II, có nhiều chỉ dẫn liên quan đến cha mẹ và cuộc đời thơ ấu của Đức Trinh nữ. Những chỉ dẫn này rất giống câu chuyện về tuổi trẻ của Samuel trong sách ISm 1-2. Các học giả cho rằng chúng chỉ cho là một sự bắt chước, chính danh xưng Anna cũng không có gì chắc chắn vì nó trùng với tên mẹ tiên tri Samuel.
Dường như khuôn mặt Gioakim cũng dựa một phần vào người chồng của Suzana trong sách Daniel 13. Cần phải nhớ rằng thánh Luca khi dùng những chương sách ISm làm khung cho bản tường thuật về cuộc sinh hạ và tuổi trẻ của thánh Gioan Tẩy giả, Ngài đã cẩn thận dùng sự kiện lịch sử để bảo đảm sự sống đời này.
Tuy nhiên nét đẹp của câu chuyện, như hầu hết các truyện thần thoại khác, đều có giá trị biểu trưng của nó, truyện kể rằng ông bà Gioakim và Anna son sẻ. Đây là một thử thách lớn lao đối với các Ngài. Nhưng một thiên thần đã báo cho biết họ sinh một con trẻ, họ sẽ đặt tên là Maria và cung hiến cho Thiên Chúa. Nếu các Ngài chọn đau khổ là vì mọi đóng góp vào công cuộc cứu rỗi đều bao hàm sự chia sẻ thánh giá với Chúa Kitô.
Đàng khác, sự son sẻ của Anna gợi lên chủ đề quen thuộc trong Cựu ước, theo đó con trẻ là quà tặng của Thiên Chúa. Điều này được nhấn mạnh đặc biệt trong truyền thống về các tổ phụ Isaac, Giacob và Giuse về quan án Samson và tiên tri Samuel. Các Ngài đều sinh ra bởi các bà mẹ không có hy vọng sinh con. Định mệnh của Thiên Chúa chỉ bởi Thiên Chúa mà thôi.
Người Israel chân chính viết rằng mình không thể tự mãn được và phải tùy thuộc vào sáng kiến của Thiên Chúa. Huyền thoại đặt cuộc sinh hạ của Đức trinh Nữ Maria vào dòng tư tưởng này như cao điểm của chủ đề và sự bất lực của con người trước uy quyền của Thiên Chúa.
Việc tôn sùng thánh Anna có từ thế kỷ thứ VI bên Đông phương vào đầu thế kỷ VIII bên Roma. Cuối thời Trung Cổ, lòng sùng kính lan rộng khắp Au Châu. Dường như năm 1382 do sự khẩn nài của nước Anh, lễ kính Ngài lần đầu tiên được mừng hàng năm. Nhưng chỉ mới từ hai thế kỷ gần đây lễ này mới được ghi vào lịch chung Roma.
Thánh GIOAKIM VÀ ANNA
Phụ Mẫu Của Đức Trinh Nữ Maria
Chúng ta không biết chắc được điều gì về cha mẹ của Đức Trinh Nữ. Những điều liên quan tới các Ngài mà chúng ta biết được là do các ngụy thư, đầy tính chất hoang đường. Khi óc tò mò của dân chúng không được thỏa mãn với các chi tiết thánh kinh và thánh truyền cung ứng cho, thì óc tưởng tượng đã lấp đầy khoảng trống.
Cuốn ngụy thư "Phúc âm thánh Giacôbê", một văn nguồn vào thế kỷ thứ II, có nhiều chỉ dẫn liên quan đến cha mẹ và cuộc đời thơ ấu của Đức Trinh nữ. Những chỉ dẫn này rất giống câu chuyện về tuổi trẻ của Samuel trong sách ISm 1-2. Các học giả cho rằng chúng chỉ cho là một sự bắt chước, chính danh xưng Anna cũng không có gì chắc chắn vì nó trùng với tên mẹ tiên tri Samuel.
Dường như khuôn mặt Gioakim cũng dựa một phần vào người chồng của Suzana trong sách Daniel 13. Cần phải nhớ rằng thánh Luca khi dùng những chương sách ISm làm khung cho bản tường thuật về cuộc sinh hạ và tuổi trẻ của thánh Gioan Tẩy giả, Ngài đã cẩn thận dùng sự kiện lịch sử để bảo đảm sự sống đời này.
Tuy nhiên nét đẹp của câu chuyện, như hầu hết các truyện thần thoại khác, đều có giá trị biểu trưng của nó, truyện kể rằng ông bà Gioakim và Anna son sẻ. Đây là một thử thách lớn lao đối với các Ngài. Nhưng một thiên thần đã báo cho biết họ sinh một con trẻ, họ sẽ đặt tên là Maria và cung hiến cho Thiên Chúa. Nếu các Ngài chọn đau khổ là vì mọi đóng góp vào công cuộc cứu rỗi đều bao hàm sự chia sẻ thánh giá với Chúa Kitô.
Đàng khác, sự son sẻ của Anna gợi lên chủ đề quen thuộc trong Cựu ước, theo đó con trẻ là quà tặng của Thiên Chúa. Điều này được nhấn mạnh đặc biệt trong truyền thống về các tổ phụ Isaac, Giacob và Giuse về quan án Samson và tiên tri Samuel. Các Ngài đều sinh ra bởi các bà mẹ không có hy vọng sinh con. Định mệnh của Thiên Chúa chỉ bởi Thiên Chúa mà thôi.
Người Israel chân chính viết rằng mình không thể tự mãn được và phải tùy thuộc vào sáng kiến của Thiên Chúa. Huyền thoại đặt cuộc sinh hạ của Đức trinh Nữ Maria vào dòng tư tưởng này như cao điểm của chủ đề và sự bất lực của con người trước uy quyền của Thiên Chúa.
Việc tôn sùng thánh Anna có từ thế kỷ thứ VI bên Đông phương vào đầu thế kỷ VIII bên Roma. Cuối thời Trung Cổ, lòng sùng kính lan rộng khắp Au Châu. Dường như năm 1382 do sự khẩn nài của nước Anh, lễ kính Ngài lần đầu tiên được mừng hàng năm. Nhưng chỉ mới từ hai thế kỷ gần đây lễ này mới được ghi vào lịch chung Roma.
Ngày 25-07 Thánh GIACÔBÊ TIỀN Tông Đồ
Ngày 25-07
Thánh GIACÔBÊ TIỀN
Tông Đồ
Thánh Giacôbê, con ông Giêbêdê và bà Salomê, là anh của thánh Gioan và bà con với Chúa Giêsu. Người ta gọi Ngài là thánh Giacôbê Tiền, để phân biệt với thánh Giacôbê hậu, cũng là một tông đồ và làm giám mục Gierusalem. Gọi là "tiền" vì Ngài được gọi trước hay vì Ngài cao lớn hơn, nhất là vì Ngài lớn tuổi hơn.
Thánh nhân cùng với em là Gioan được kêu gọi làm tông đồ trong khi họ đang chài lưới bên bờ biển Galilê (Mc 1,19-20). Trong tường thuật này, chúng ta thấy gia đình ông Giêbêđê xem như cũng khá giả và có thuê những người làm công.
Kể từ khi bỏ cha mẹ, chài lưới và những người làm công, anh em Giacôbê và Gioan luôn sát cánh bên Chúa. Họ chia sẻ với Người nếp sống "con người cáo có hang, con chim có tổ, con người không có chỗ dựa đầu" và trong những buổi tiệc vui như ở Cana (Ga 2,1). Trong cộng đoàn tông đồ, Giacôbê luôn giữ một chỗ đứng quan trọng sau Phêrô. Bởi vậy Ngài được vào số ba môn đệ trong các biến cố phục sinh cho con gái Giarô (Mc 5,37) biến hình (Mc 9,2) và hấp hối ở Gethsemani (Mc 14,33).
Giacôbê hẳn phải hiểu rõ đặc ân của mình và ông đã đáp trả bằng một nhiệt tình cũng đặc biệt. Một lần qua Samaria, ông đã bất mãn vì dân làng không tiếp đón Chúa Giêsu một cách nồng hậu. Ông phát biểu : - Thưa Ngài, Ngài có muốn chúng tôi khiến lửa từ trời giáng xuống mà tiêu diệt chúng không ?
Nhiệt tình của ông giống như Elia. Nhưng Chúa Giêsu lại sửa sai tính nóng nảy ấy của ông : - Các ngươi không biết các ngươi ứng theo thần khí nào (Lc 9,52-56).
Và người đặt cho Giacôbê và Gioan biệt danh là Boanerghê, nghĩa là con cái của sấm sét (Mc 3,17).
Dĩ nhiên là con người, khi theo Chúa Giêsu, các ông vẫn còn những yếu đuối, khi nghe loan báo về cuộc hoàn thành sứ mạng sắp tới, Giacôbê và em ông không ngần ngại thưa:
- Xin cho chúng tôi được ngồi, một người bên hữu, một người bên tả, trong vinh quang của thầy.
Không hứa sẽ thỏa mãn ước vọng của họ, Chúa Giêsu đã chỉ hỏi : - Các ngươi có thể uống chén Ta uống và chịu thanh tẩy, thứ thanh tẩy Ta phải chịu không ?
Một lần nữa, các ông bày tỏ nhiệt tình của mình : - Thưa được (Mt 20,20-23; Mc 10,35-40)
Đã có những phút giây Giacôbê vì yếu đuối như các tông đồ khác, như khi ngủ vùi khi Chúa Giêsu trải qua cơn hấp hối hay như việc ông trốn chạy trước cuộc khổ nạn của Thầy. Tuy nhiên, sau khi gặp gỡ Đấng phục sinh, nhất là sau ngày lễ Hiện Xuống, Giacôbê đã thực hiện lời hứa của Ngài. Ngài sẵn sàng chịu chết dưới lưỡi gươm theo lệnh truyền của Hêrôđê Agrippa (Cv 12,2), có lẽ vào năm 42. Thế là Giacôbê đã trở thành vị tông đồ đầu tiên lấy máu đào làm chứng đức tin và tìnhmến của mình vào thế kỷ II, Clêmentê thành Alexandria đã làm chứng rằng,chính kẻ tố cáo thánh nhân lại được Ngài cải hóa và lãnh phúc tử đạo cùng lúc với Ngài.
Truyền thống cho rằng Giacôbê đã mang Tin Mừng đến Tây Ban Nha. Tuy nhiên điều này không được chứng thực rõ ràng. Lần đầu tiên truyền thống này được viết ra vào thế kỷ VII, dựa vào nguồn Hy lạp không đáng tin. Một thế kỷ sau, khi một ngôi sao chỉ cho thấy ngôi mộ của thánh Giacôbê, niềm tin của quần chúng bắt đầu lan rộng.
Nơi hành hương ở Compostella (có lẽ bởi chữ Campustella : cánh đồng sao) là trung tâm rất nổi tiếng dầu chúng ta tin rằng thánh Giacôbê có đi Tây Ban Nha đi nữa thì cũng không thể nói được rằng nơi đây có di tích của thánh nhân.
Thánh GIACÔBÊ TIỀN
Tông Đồ
Thánh Giacôbê, con ông Giêbêdê và bà Salomê, là anh của thánh Gioan và bà con với Chúa Giêsu. Người ta gọi Ngài là thánh Giacôbê Tiền, để phân biệt với thánh Giacôbê hậu, cũng là một tông đồ và làm giám mục Gierusalem. Gọi là "tiền" vì Ngài được gọi trước hay vì Ngài cao lớn hơn, nhất là vì Ngài lớn tuổi hơn.
Thánh nhân cùng với em là Gioan được kêu gọi làm tông đồ trong khi họ đang chài lưới bên bờ biển Galilê (Mc 1,19-20). Trong tường thuật này, chúng ta thấy gia đình ông Giêbêđê xem như cũng khá giả và có thuê những người làm công.
Kể từ khi bỏ cha mẹ, chài lưới và những người làm công, anh em Giacôbê và Gioan luôn sát cánh bên Chúa. Họ chia sẻ với Người nếp sống "con người cáo có hang, con chim có tổ, con người không có chỗ dựa đầu" và trong những buổi tiệc vui như ở Cana (Ga 2,1). Trong cộng đoàn tông đồ, Giacôbê luôn giữ một chỗ đứng quan trọng sau Phêrô. Bởi vậy Ngài được vào số ba môn đệ trong các biến cố phục sinh cho con gái Giarô (Mc 5,37) biến hình (Mc 9,2) và hấp hối ở Gethsemani (Mc 14,33).
Giacôbê hẳn phải hiểu rõ đặc ân của mình và ông đã đáp trả bằng một nhiệt tình cũng đặc biệt. Một lần qua Samaria, ông đã bất mãn vì dân làng không tiếp đón Chúa Giêsu một cách nồng hậu. Ông phát biểu : - Thưa Ngài, Ngài có muốn chúng tôi khiến lửa từ trời giáng xuống mà tiêu diệt chúng không ?
Nhiệt tình của ông giống như Elia. Nhưng Chúa Giêsu lại sửa sai tính nóng nảy ấy của ông : - Các ngươi không biết các ngươi ứng theo thần khí nào (Lc 9,52-56).
Và người đặt cho Giacôbê và Gioan biệt danh là Boanerghê, nghĩa là con cái của sấm sét (Mc 3,17).
Dĩ nhiên là con người, khi theo Chúa Giêsu, các ông vẫn còn những yếu đuối, khi nghe loan báo về cuộc hoàn thành sứ mạng sắp tới, Giacôbê và em ông không ngần ngại thưa:
- Xin cho chúng tôi được ngồi, một người bên hữu, một người bên tả, trong vinh quang của thầy.
Không hứa sẽ thỏa mãn ước vọng của họ, Chúa Giêsu đã chỉ hỏi : - Các ngươi có thể uống chén Ta uống và chịu thanh tẩy, thứ thanh tẩy Ta phải chịu không ?
Một lần nữa, các ông bày tỏ nhiệt tình của mình : - Thưa được (Mt 20,20-23; Mc 10,35-40)
Đã có những phút giây Giacôbê vì yếu đuối như các tông đồ khác, như khi ngủ vùi khi Chúa Giêsu trải qua cơn hấp hối hay như việc ông trốn chạy trước cuộc khổ nạn của Thầy. Tuy nhiên, sau khi gặp gỡ Đấng phục sinh, nhất là sau ngày lễ Hiện Xuống, Giacôbê đã thực hiện lời hứa của Ngài. Ngài sẵn sàng chịu chết dưới lưỡi gươm theo lệnh truyền của Hêrôđê Agrippa (Cv 12,2), có lẽ vào năm 42. Thế là Giacôbê đã trở thành vị tông đồ đầu tiên lấy máu đào làm chứng đức tin và tìnhmến của mình vào thế kỷ II, Clêmentê thành Alexandria đã làm chứng rằng,chính kẻ tố cáo thánh nhân lại được Ngài cải hóa và lãnh phúc tử đạo cùng lúc với Ngài.
Truyền thống cho rằng Giacôbê đã mang Tin Mừng đến Tây Ban Nha. Tuy nhiên điều này không được chứng thực rõ ràng. Lần đầu tiên truyền thống này được viết ra vào thế kỷ VII, dựa vào nguồn Hy lạp không đáng tin. Một thế kỷ sau, khi một ngôi sao chỉ cho thấy ngôi mộ của thánh Giacôbê, niềm tin của quần chúng bắt đầu lan rộng.
Nơi hành hương ở Compostella (có lẽ bởi chữ Campustella : cánh đồng sao) là trung tâm rất nổi tiếng dầu chúng ta tin rằng thánh Giacôbê có đi Tây Ban Nha đi nữa thì cũng không thể nói được rằng nơi đây có di tích của thánh nhân.
Ngày 22-07 Thánh MARIA MADALENA
Ngày 22-07
Thánh MARIA MADALENA
Các Giáo phụ đã tranh luận và các nhà chú giải vẫn còn tìm hiểu xem Giáo hội có kính nhớ ba thánh nữ dưới cùng một danh xưng Maria Madalena hay không.
Người thứ nhất là một người nữ tội lỗi. Khi Chúa Giêsu vào nhà ông biệt phái Simon, một tội nhân vô danh đã được ơn tha tội, nhờ tình yêu bà bày tỏ trong việc xức dầu thơm vào chân Chúa rồi lấy tóc mà lau (Lc VII, 36-39).
Đàng khác, cũng chính việc thánh sử Luca (Lc VIII, 43-48) đã nói đến Maria Madalêna được Chúa Giêsu trừ quỉ cho. Thánh nữ là một trong số phụ nữ đã theo Chúa trong các cuộc hành trình của Người. Hiện diện trên đồi Calvê, Ngài cũng thuộc vào số các bà đem dầu thơm đến mồ xức xác Chúa. Ngài là người đầu tiên báo tin cho các môn đệ biết ngôi mộ trống. Trở lại mộ ngay sau đó, Ngài đã thấy và nói truyện với các thiên thần. Sau cùng, Ngài đã nhận ra Đâng Phục sinh mà thoạt đầu Ngài tưởng là một bác làm vườn (Ga 20, 1-18).
Maria Bêtania, là chị em của Matta và Lazarô đã ngồi dưới chân Chúa Giêsu mà nghe lời Người, trong khi Matta bận rộn chuẩn bị bữa ăn. Thế mà Ngài là người đã chọn phần tốt nhất, phần chiêm niệm (Lc 10,38-42). Khi Chúa Giêsu đến cứu sống Lazarô, thánh nữ vẫn giữ một phần tương tự. Ngài ngồi tại nhà cho tới khi Matta kêu Ngài tới gặp "thầy". Ít ngày sau, Ngài đã xức dầu Chúa Giêsu (Mt 26,6-13).
Mặc dầu các sách Tin Mừng không bảo đảm đồng nhất ba khuôn mặt này thành một người và ý kiến các giáo phụ còn trái nghịch, nhưng Giáo hội Tây phương từ thế kỷ thứ VI đã đồng hóa thành một người. Sự đồng hóa này được diễn tả trong phụng vụ.
Với sự đồng hóa ấy, lòng đạo đức thường diễn tả thánh Maria Madalena như một phụ nữ có mái tóc dài, được Chúa Giêsu tha thứ nao nức đón nghe Lời Người. Bà đã được chứng kiến Laxarô sống lại. Tiên cảm được về thảm kịch khổ nạn, bà đã đổ dầu thơm quí giá lên chân Chúa Giêsu như một cuộc xức dầu cao cả. Hiện diện dưới chân thánh giá, bà sẽ được Chúa Giêsu thân ái gọi tên "Maria" buổi sáng phục sinh.
Sau đó, người ta không nghe nói gì về Maria Madalena nữa. Theo truyền thuyết, Ngài đã từ trần và được mai táng ở Ephêsô. Năm 889, hoàng đế Lêô VI đã chuyển thi hài thánh nữ về một tu viện ở Constantinople.
Thánh MARIA MADALENA
Các Giáo phụ đã tranh luận và các nhà chú giải vẫn còn tìm hiểu xem Giáo hội có kính nhớ ba thánh nữ dưới cùng một danh xưng Maria Madalena hay không.
Người thứ nhất là một người nữ tội lỗi. Khi Chúa Giêsu vào nhà ông biệt phái Simon, một tội nhân vô danh đã được ơn tha tội, nhờ tình yêu bà bày tỏ trong việc xức dầu thơm vào chân Chúa rồi lấy tóc mà lau (Lc VII, 36-39).
Đàng khác, cũng chính việc thánh sử Luca (Lc VIII, 43-48) đã nói đến Maria Madalêna được Chúa Giêsu trừ quỉ cho. Thánh nữ là một trong số phụ nữ đã theo Chúa trong các cuộc hành trình của Người. Hiện diện trên đồi Calvê, Ngài cũng thuộc vào số các bà đem dầu thơm đến mồ xức xác Chúa. Ngài là người đầu tiên báo tin cho các môn đệ biết ngôi mộ trống. Trở lại mộ ngay sau đó, Ngài đã thấy và nói truyện với các thiên thần. Sau cùng, Ngài đã nhận ra Đâng Phục sinh mà thoạt đầu Ngài tưởng là một bác làm vườn (Ga 20, 1-18).
Maria Bêtania, là chị em của Matta và Lazarô đã ngồi dưới chân Chúa Giêsu mà nghe lời Người, trong khi Matta bận rộn chuẩn bị bữa ăn. Thế mà Ngài là người đã chọn phần tốt nhất, phần chiêm niệm (Lc 10,38-42). Khi Chúa Giêsu đến cứu sống Lazarô, thánh nữ vẫn giữ một phần tương tự. Ngài ngồi tại nhà cho tới khi Matta kêu Ngài tới gặp "thầy". Ít ngày sau, Ngài đã xức dầu Chúa Giêsu (Mt 26,6-13).
Mặc dầu các sách Tin Mừng không bảo đảm đồng nhất ba khuôn mặt này thành một người và ý kiến các giáo phụ còn trái nghịch, nhưng Giáo hội Tây phương từ thế kỷ thứ VI đã đồng hóa thành một người. Sự đồng hóa này được diễn tả trong phụng vụ.
Với sự đồng hóa ấy, lòng đạo đức thường diễn tả thánh Maria Madalena như một phụ nữ có mái tóc dài, được Chúa Giêsu tha thứ nao nức đón nghe Lời Người. Bà đã được chứng kiến Laxarô sống lại. Tiên cảm được về thảm kịch khổ nạn, bà đã đổ dầu thơm quí giá lên chân Chúa Giêsu như một cuộc xức dầu cao cả. Hiện diện dưới chân thánh giá, bà sẽ được Chúa Giêsu thân ái gọi tên "Maria" buổi sáng phục sinh.
Sau đó, người ta không nghe nói gì về Maria Madalena nữa. Theo truyền thuyết, Ngài đã từ trần và được mai táng ở Ephêsô. Năm 889, hoàng đế Lêô VI đã chuyển thi hài thánh nữ về một tu viện ở Constantinople.
Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013
Ngày 15-07 Thánh BÔNAVENTURA Giám mục, tiến sĩ hội thánh
Ngày 15-07
Thánh BÔNAVENTURA
Giám mục, tiến sĩ hội thánh.(1221 - 1274)
Sinh năm 1221 tại Bagnorea, gần Viterbo, thánh Bonaventura là con ông Giovanni di Fidanza và bà Ritella. Ngài được đặt tên là Giovanni, lúc lên bốn, Ngài lâm trọng bệnh vô phương cứu chữa. Người mẹ vội ẵm Ngài tới gặp thánh Phanxicô khó khăn. Thánh nhân thương cha mẹ dâng lời cầu nguyện và Giovanni hết bệnh. Sung sướng, người mẹ kêu lên : "Obuona Ventura" (Ôi biến cố phúc hậu). Từ đó Giovanni mang tên Bônaventura. Ngài theo học tại dòng anh em hèn mọn.
Tới tuổi 15, Bonaventura theo học tại Paris, trung tâm ánh sáng thời đó. Ngài sống thanh trong đến nỗi Alexandre de Hales nhận xét : - Anh giống như Adam chưa hề phạm tội.
Ngài kết thân với sinh viên tài ba khác là Thomas Aquinô. Ngỡ ngàng về sự hiểu biết của bạn mình. Thomas hỏi Bonaventura xem Ngài đã học sách nào ? Bonaventura chỉ cây thánh giá trả lời: - Đây là nguồn mọi hiểu biết của tôi. Tôi học Chúa Giêsu bị đóng đinh.
Năm 1257, Ngài được chọn làm bề trên cả dòng Phanxicô. Tình thế Ngài phải đối diện rất là phức tạp. Trong dòng đang có sự phân rẽ giữa những người nhiệt tâm muốn tuân giữ nghiêm nhặt luật dòng và những người muốn chước giảm. Nhờ sự thánh thiện và tài khéo léo, Bonaventura đã giải quyết các vấn đề cách ổn thỏa, đến nỗi Ngài đang được gọi là Đấng sáng lập thứ hai của dòng. Trong kỳ đại hội ở Narbonne 1250, Ngài đã ban hành hiến pháp đầu tiên cho dòng. Sau đó Ngài liên tiếp thăm viếng không biết mệt các tỉnh dòng để quan sát việc thực hiện bản quy luật này.
Chính Ngài tổ chức việc học hành cho các giáo sĩ trong dòng, làm cho công cuộc tông đồ được phổ biến rộng rãi đến cả những bậc thức giả lẫn giới bình dân. Chính Bonaventura là một nhà dòng giảng thuyết có biệt tài. Ngài đã giảng thuyết từ các tu viện, tới các thành phố ở Au Châu, trước mặt vua Luy IX Đức giáo hoàng. Luôn luôn Ngài thu phục được cảm tình của thính giả.
Một thầy dòng khiêm tốn tên là Gilles hỏi Ngài : - Các cha thông thái, được Chúa ban cho nhiều tài năng. Còn chúng con, chúng con có thể làm gì được ?
Bonaventura trả lời : - Nếu Chúa ban cho một người tài năng khác là ơn yêu mến Ngài thế là đủ rồi, và là kho tàng quí báu nhất.
Thầy dòng hỏi tiếp : - Một người không biết đọc biết viết có thể yêu mến Thiên Chúa như một nhà thông thái biết mọi sự không ?
Thánh nhân trả lời : - Chắc chắn rồi, một bà già có thể yêu Chúa hơn cả một nhà tiến sĩ thần học.
Thày dòng vui vẻ la lớn : - Một bà già có thể yêu Chúa hơn cả cha Bonaventura của chúng ta nữa.
Ngài còn tiếp : - Biết một chút về Chúa còn hơn là biết mọi sự trong trời đất.
Ngoài những hoạt động bên ngoài ấy. Bonaventura còn lo viết sách để huấn luyện các tu sĩ và những sách về triết học, thần học và thánh kinh. Chúng ta có thể kể đến cuốn "chú giải luật dòng Phanxicô", "hạnh tích thánh Phanxicô" nhất là cuốn "hành trình của linh hồn hướng về Thiên Chúa".
Trong nỗ lực xây dựng Hội Thánh, Bonaventura luôn tỏ ra khiêm tốn. Người ta kể rằng : Đức giáo hoàng Grêgoriô X truyền cho thánh Thomas và thánh Bonaventura soạn thảo bộ kinh lễ Thánh Thể. Khi hai vị vào yết kiến đức giáo hoàng trình bày công việc, thánh Bonaventura xé nát bản văn của mình.
Cùng với lời khiêm tốn ấy, Bonaventura đã từ chối chức Tổng giám mục thành York mà Đức giáo hoàng Clêment IV đề nghị, lòng khiêm tốn ấy không ngăn cản sự cương quyết và can đảm của Ngài chống lại thuyết sai lầm của thuyết Aristote và Avéoes... Nhưng Đức giáo hoàng Grêgoriô X đã quyết định đặt Ngài làm hồng y cai quản giáo phận Albanô và truyền Ngài về Roma ngay.
Khi hai sứ thần mang mũ hồng y đến, Ngài còn đang rửa chén. Ngày 28 tháng 5 năm 1273 Ngài nhận chức và là cánh tay đắc lực của đức giáo hoàng. Phần đóng góp của Ngài vào sự hợp nhất Giáo hội Hy lạp và Roma tại công đồng Lyon thật lớn lao.
Nhưng khi công đồng Lyon còn đang nhóm họp thì Bonaventura từ trần ngày 14 tháng 7 năm 1274. Đức Sixtô IV phong Ngài lên bậc hiển thánh năm 1482 và đức Sixtô V đã đặt Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1858. Người ta gọi Ngài là "Tiến sĩ sốt mến".
Thánh BÔNAVENTURA
Giám mục, tiến sĩ hội thánh.(1221 - 1274)
Sinh năm 1221 tại Bagnorea, gần Viterbo, thánh Bonaventura là con ông Giovanni di Fidanza và bà Ritella. Ngài được đặt tên là Giovanni, lúc lên bốn, Ngài lâm trọng bệnh vô phương cứu chữa. Người mẹ vội ẵm Ngài tới gặp thánh Phanxicô khó khăn. Thánh nhân thương cha mẹ dâng lời cầu nguyện và Giovanni hết bệnh. Sung sướng, người mẹ kêu lên : "Obuona Ventura" (Ôi biến cố phúc hậu). Từ đó Giovanni mang tên Bônaventura. Ngài theo học tại dòng anh em hèn mọn.
Tới tuổi 15, Bonaventura theo học tại Paris, trung tâm ánh sáng thời đó. Ngài sống thanh trong đến nỗi Alexandre de Hales nhận xét : - Anh giống như Adam chưa hề phạm tội.
Ngài kết thân với sinh viên tài ba khác là Thomas Aquinô. Ngỡ ngàng về sự hiểu biết của bạn mình. Thomas hỏi Bonaventura xem Ngài đã học sách nào ? Bonaventura chỉ cây thánh giá trả lời: - Đây là nguồn mọi hiểu biết của tôi. Tôi học Chúa Giêsu bị đóng đinh.
Năm 1257, Ngài được chọn làm bề trên cả dòng Phanxicô. Tình thế Ngài phải đối diện rất là phức tạp. Trong dòng đang có sự phân rẽ giữa những người nhiệt tâm muốn tuân giữ nghiêm nhặt luật dòng và những người muốn chước giảm. Nhờ sự thánh thiện và tài khéo léo, Bonaventura đã giải quyết các vấn đề cách ổn thỏa, đến nỗi Ngài đang được gọi là Đấng sáng lập thứ hai của dòng. Trong kỳ đại hội ở Narbonne 1250, Ngài đã ban hành hiến pháp đầu tiên cho dòng. Sau đó Ngài liên tiếp thăm viếng không biết mệt các tỉnh dòng để quan sát việc thực hiện bản quy luật này.
Chính Ngài tổ chức việc học hành cho các giáo sĩ trong dòng, làm cho công cuộc tông đồ được phổ biến rộng rãi đến cả những bậc thức giả lẫn giới bình dân. Chính Bonaventura là một nhà dòng giảng thuyết có biệt tài. Ngài đã giảng thuyết từ các tu viện, tới các thành phố ở Au Châu, trước mặt vua Luy IX Đức giáo hoàng. Luôn luôn Ngài thu phục được cảm tình của thính giả.
Một thầy dòng khiêm tốn tên là Gilles hỏi Ngài : - Các cha thông thái, được Chúa ban cho nhiều tài năng. Còn chúng con, chúng con có thể làm gì được ?
Bonaventura trả lời : - Nếu Chúa ban cho một người tài năng khác là ơn yêu mến Ngài thế là đủ rồi, và là kho tàng quí báu nhất.
Thầy dòng hỏi tiếp : - Một người không biết đọc biết viết có thể yêu mến Thiên Chúa như một nhà thông thái biết mọi sự không ?
Thánh nhân trả lời : - Chắc chắn rồi, một bà già có thể yêu Chúa hơn cả một nhà tiến sĩ thần học.
Thày dòng vui vẻ la lớn : - Một bà già có thể yêu Chúa hơn cả cha Bonaventura của chúng ta nữa.
Ngài còn tiếp : - Biết một chút về Chúa còn hơn là biết mọi sự trong trời đất.
Ngoài những hoạt động bên ngoài ấy. Bonaventura còn lo viết sách để huấn luyện các tu sĩ và những sách về triết học, thần học và thánh kinh. Chúng ta có thể kể đến cuốn "chú giải luật dòng Phanxicô", "hạnh tích thánh Phanxicô" nhất là cuốn "hành trình của linh hồn hướng về Thiên Chúa".
Trong nỗ lực xây dựng Hội Thánh, Bonaventura luôn tỏ ra khiêm tốn. Người ta kể rằng : Đức giáo hoàng Grêgoriô X truyền cho thánh Thomas và thánh Bonaventura soạn thảo bộ kinh lễ Thánh Thể. Khi hai vị vào yết kiến đức giáo hoàng trình bày công việc, thánh Bonaventura xé nát bản văn của mình.
Cùng với lời khiêm tốn ấy, Bonaventura đã từ chối chức Tổng giám mục thành York mà Đức giáo hoàng Clêment IV đề nghị, lòng khiêm tốn ấy không ngăn cản sự cương quyết và can đảm của Ngài chống lại thuyết sai lầm của thuyết Aristote và Avéoes... Nhưng Đức giáo hoàng Grêgoriô X đã quyết định đặt Ngài làm hồng y cai quản giáo phận Albanô và truyền Ngài về Roma ngay.
Khi hai sứ thần mang mũ hồng y đến, Ngài còn đang rửa chén. Ngày 28 tháng 5 năm 1273 Ngài nhận chức và là cánh tay đắc lực của đức giáo hoàng. Phần đóng góp của Ngài vào sự hợp nhất Giáo hội Hy lạp và Roma tại công đồng Lyon thật lớn lao.
Nhưng khi công đồng Lyon còn đang nhóm họp thì Bonaventura từ trần ngày 14 tháng 7 năm 1274. Đức Sixtô IV phong Ngài lên bậc hiển thánh năm 1482 và đức Sixtô V đã đặt Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1858. Người ta gọi Ngài là "Tiến sĩ sốt mến".
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)