Hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta cách đặc biệt hướng về các đẳng Linh Hồn là những người đã ra đi trước chúng ta, trong đó có cha mẹ, ông bà tổ tiên nội ngoại, bạn bè của chúng ta,… vi mục đích là tỏ tình liên đới với các ngài. Người công giáo có nhiều cách thức để tỏ tình liên đới đối với những người đã khuất. Chẳng hạn ở Philiphin, vào ngày lễ giỗ, đặc biệt là ngày lễ Các Đẳng, cả gia đình cùng ra nghia trang, ăn uống, sinh hoạt và sống bên mộ người thân trọn cả ngày. Ở Việt nam chúng ta, thì có tập tục trang hoàng bông hoa đèn nến nơi lăng mộ, viếng nghĩa trang, sửa sang bàn thờ, thắp nén hương, đơm hoa quả…. Đây là những cách thế biểu lộ nét nghĩa tình rất cao đẹp đối với những người đã khuất. Tuy nhiên cách thức có ý nghĩa nhất vẫn là dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho các ngài.
1. Khi chúng ta dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho những người đã khuất là chúng ta trực tiếp bày tỏ tấm lòng mình:
- Thứ nhất là tấm lòng biết ơn. Biết ơn các ngài vì nhờ có các ngài mới có ta trên đời. Biết ơn các ngài vì nhờ các ngài chúng ta được thừa hưởng gia tài cao quý là đức tin vào đạo Chúa. Biết ơn các ngài vì nhờ các ngài mà chúng ta có được giáo xứ thân yêu này. Biết ơn các ngài vì đó cũng là lẽ thường của đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
- Thứ hai là tấm lòng thảo hiếu. Kitô hữu không phải là người bất hiếu vong ân như một thời bị hiểu lầm; trái lại chúng ta có một tháng để tỏ lòng hiếu thảo. Nếu bên Phật giáo chỉ có một ngày báo hiếu, đó là ngày lễ Vu lan, thì chúng ta có đến một tháng đế sống tình con thảo. Ngoài ra chúng ta còn có rất nhiều ngày khác nữa, các ngày lễ giỗ, ngày cầu hồn, ngày Mùng hai Tết …
- Thứ ba là tấm lòng bác ái. Bác ái Kitô giáo không chỉ được thể hiện đối với những người còn sống mà cả đối với những người đã qua đời. Đức bác ái thúc đẩy ta cầu nguyện và dâng những việc lành phúc đức cho tất cả các linh hồn bên kia thế giới. Lời cầu nguyện có thể rút bớt thời gian thanh luyện của các ngài nơi luyện ngục. Hãy dùng lời cầu nguyện và sự hy sinh để bày tỏ tình bác ái yêu thương đối với các ngài.
2. Ngoài ra, khi chúng ta dâng các việc lành và cầu nguyện cho những người đã khuất cũng là cách thế tuyên xưng niềm tin của mình:
- Trước hết là tuyên xưng niềm tin vào sự sống lại và sự sống đời đời. Đó là sự sống mà chính Đức Kitô đã khai mở cho chúng ta: “Ngài là hoa quả đầu mùa của người kẻ yên giấc”.
Nếu không tin vào sự sống mai sau thì chẳng ai cầu nguyện cho các linh hồn làm gì và cũng chẳng có lễ cầu hồn, như Thánh lễ ngày hôm nay. Nếu không tin vào sự phán xét cá nhân và sự thưởng phạt ngay sau khi chết, thì mọi lời cầu nguyện và nghĩa cử ta làm cho người chết đều trở nên vô nghĩa. Bởi thế bên Giáo hội Tin lành họ không có chuyện cầu hồn hay xin lễ cho các đẳng, vì họ không tin vào sự phán xét cá nhân, vào sự thưởng phạt ngay sau khi chết. Còn chúng ta khi dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho những người đã khuất là chúng ta gián tiếp tuyên xưng niềm tin vào sự sống, sự thưởng phạt sau khi chết.
- Thứ đến là tuyên xưng niềm tin vào mầu nhiệm các thánh cùng thông công. Đức Kitô đã nối kết chúng ta bằng mầu nhiệm tình yêu của Ngài. Thập giá và sự phục sinh của Chúa Kitô đã nối kết người còn sống và người đã chết một cách nhiệm mầu. Giáo hội lữ hành nơi trần thế và Giáo hội đang thanh luyện nơi luyện ngục có thể chuyển thông các công phúc cho nhau. Chính vì thế mà lời cầu nguyện và việc việc hy sinh của những người còn sống trở nên có giá trị vô cùng.
- Sau nữa là tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương. Có thể nói luyện ngục là nơi mà lòng thương xót của Thiên Chúa được thể hiện rõ nét nhất. Thiên Chúa đã ban cho con người đặc ân được cộng tác vào công nghiệp của Đức Kitô để cứu độ mình và cứu độ anh chị em mình, dẫu mình tội lỗi bất xứng.
Tóm lại, khi dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho những người đã khuất là chúng ta trực tiếp bày tỏ lòng biết ơn, lòng thảo hiếu, và lòng bác ái đối với các ngài; đồng thời cũng là cách thế chúng ta gián tiếp tuyên xưng niềm tin vào sự sống lại và sự sống đời đời, vào mầu nhiệm các thánh cùng thông công, và vào lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa.
Xin Chúa cho chúng ta luôn ý thức được điều đó để chúng ta sống tốt bổn phận của mình đối với những người đã qua đời. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Thành Long
Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012
Ngày 01-11 CÁC THÁNH NAM NỮ
Ngày 01-11
CÁC THÁNH NAM NỮ
Trước hết đây là lễ các Thánh tử đạo. Vào đầu thế kỷ V, Đức giáo hoàng Bonifaciô IV đã nhận từ tay hoàng đế một đền thờ ngoại giáo, đền Panthéon. Được dựng để tôn vinh các thần. Ngài đã biến thành đền thờ dâng kính Đức Trinh Nữ Maria và các thánh tử đạo. Xác các thánh an nghỉ trong các hang toại đạo được chuyển về nhà thờ trong một cuộc lễ huy hoàng. Mỗi năm các tu viện đều nhắc lại kỷ niệm này.
400 năm sau, Đức Giáo hoàng Grêgôriô IV quyết định rằng việc tôn kính long trọng này phải hướng về các thánh nam nữ đã được tôn phong hay chưa được biết đến vì không có sự đặc biệt nào của các Ngài chói sáng trên trần thế, nhưng ý chí và việc làm lành thánh của các Ngài được Thiên Chúa thấu suốt cõi lòng biết đến.
Trong thánh lễ hôm nay, Phúc âm kể ra những người chiếm hữu được hạnh phúc chân thật, những người có tinh thần nghèo khó hiền lành biết thương xót, có lòng trong sạch ăn ở thuận hòa, sẵn sàng bách hại vì sự công chính. Tất cả đều vui sướng vì phần thưởng bội hậu chời đón họ trên trời. Lễ các thánh là lễ của người muốn nên lành thánh.
* LỊCH SỬ
Lễ các thánh nam nữ đã có từ thế kỷ thứ IV. Thánh Ephraim người Syrie và thánh Gioan Kim Khẩu đều biết đến một ngày lễ mừng các thánh tử đạo vào ngày 13.5 hằng năm. hay rõ hơn là Chúa Nhật thứ nhất sau lễ Chúa Thánh Thần iện xuống. Lễ này vẫn còn trong lịch sử phụng vụ của Giáo Hội Hy Lạp và được gọi là Chúa nhật chư thánh.
Trong Giáo Hội Tây Phương cũng có một thánh lễ từ thế kỷ thứ VII, lễ toàn thể các thánh tử đạo mừng vào ngày 13.5. Đó là ngày lễ thánh hiến đền Panthéon của Rôma, để Kính Đức Trinh Nữ Maria và toàn thể các thánh tử đạo vào ngày 13.5.609.
Lễ chư thánh (toàn thể các thánh, chứ không dành riêng cho các thánh tử đạo) được mừng vào ngày 1.11 hằng năm, chỉ xuất hiện từ thế kỷ thứ VIII do các thầy Dòng Irland, và Anh Quốc, khi sang truyền giáo ở Âu Châu đã đem theo và trong thời gian ngắn đã phổ biến rộng khắp Âu Châu. (Lm Nguyễn văn Trinh, Phụng vụ chư thánh)
CÁC THÁNH NAM NỮ
Trước hết đây là lễ các Thánh tử đạo. Vào đầu thế kỷ V, Đức giáo hoàng Bonifaciô IV đã nhận từ tay hoàng đế một đền thờ ngoại giáo, đền Panthéon. Được dựng để tôn vinh các thần. Ngài đã biến thành đền thờ dâng kính Đức Trinh Nữ Maria và các thánh tử đạo. Xác các thánh an nghỉ trong các hang toại đạo được chuyển về nhà thờ trong một cuộc lễ huy hoàng. Mỗi năm các tu viện đều nhắc lại kỷ niệm này.
400 năm sau, Đức Giáo hoàng Grêgôriô IV quyết định rằng việc tôn kính long trọng này phải hướng về các thánh nam nữ đã được tôn phong hay chưa được biết đến vì không có sự đặc biệt nào của các Ngài chói sáng trên trần thế, nhưng ý chí và việc làm lành thánh của các Ngài được Thiên Chúa thấu suốt cõi lòng biết đến.
Trong thánh lễ hôm nay, Phúc âm kể ra những người chiếm hữu được hạnh phúc chân thật, những người có tinh thần nghèo khó hiền lành biết thương xót, có lòng trong sạch ăn ở thuận hòa, sẵn sàng bách hại vì sự công chính. Tất cả đều vui sướng vì phần thưởng bội hậu chời đón họ trên trời. Lễ các thánh là lễ của người muốn nên lành thánh.
* LỊCH SỬ
Lễ các thánh nam nữ đã có từ thế kỷ thứ IV. Thánh Ephraim người Syrie và thánh Gioan Kim Khẩu đều biết đến một ngày lễ mừng các thánh tử đạo vào ngày 13.5 hằng năm. hay rõ hơn là Chúa Nhật thứ nhất sau lễ Chúa Thánh Thần iện xuống. Lễ này vẫn còn trong lịch sử phụng vụ của Giáo Hội Hy Lạp và được gọi là Chúa nhật chư thánh.
Trong Giáo Hội Tây Phương cũng có một thánh lễ từ thế kỷ thứ VII, lễ toàn thể các thánh tử đạo mừng vào ngày 13.5. Đó là ngày lễ thánh hiến đền Panthéon của Rôma, để Kính Đức Trinh Nữ Maria và toàn thể các thánh tử đạo vào ngày 13.5.609.
Lễ chư thánh (toàn thể các thánh, chứ không dành riêng cho các thánh tử đạo) được mừng vào ngày 1.11 hằng năm, chỉ xuất hiện từ thế kỷ thứ VIII do các thầy Dòng Irland, và Anh Quốc, khi sang truyền giáo ở Âu Châu đã đem theo và trong thời gian ngắn đã phổ biến rộng khắp Âu Châu. (Lm Nguyễn văn Trinh, Phụng vụ chư thánh)
Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012
Ngày 31-07 Thánh IGNATIÔ LOYOLA
Ngày 31-07
Thánh IGNATIÔ LOYOLA
Linh Mục (1491 - 1556)
Don Inigo Lopez de Recalde sinh khoảng năm 1481 tại miền đồi núi Basque gần làng Azpeytia. Ngài là con út trong số 11 người con của một gia đình quí tộc. Được rửa tội với tên Inigo, một vị thánh Tây Ban Nha dòng thánh Bênêdictô, nhưng sau này Ngài thường dùng tên Ignatiô thành Antiokia. Hồi còn niên thiếu, người giúp việc cho một người bạn quí tộc của một gia đình là Giuan Velasquez. Sau khi Velasquez từ trần, Ngài lại phục vụ bá tước Najera, phó vương miền Navarre. Ngài được giáo dục một cách hời hợt. Thời đó, Ngài chỉ ham chơi, thích những chuyện hào hùng, nhất là những ngày lễ duyệt binh.
Trong cuộc chiến Pháp, Tây Ban Nha tháng năm 1521 quân đội pháp đã vượt núi Pyrênê và tới phong tỏa Pampeluna. Nhiều người đã tính chuyện đầu hàng, nhưng Ignatiô quyết cầm cự. Trong cơn bão tố tại pháo đài Ignatiô bị trúng đạn pháo ở đùi, Ngài được chuyển về lâu đài ỏ Loyola. Nơi dây người ta khám phá ra rằng xương đùi đã bị xếp trật, phải mổ ra và sắp xếp lại. Ngài đã can đảm chịu đựng cơn đau.
Thời gian dưỡng bệnh lâu dài tiếp theo sau đó, không có sách vở gì khác, Ignatiô dùng thời gian để đọc hạnh các thánh. Gương mẫu đời sống các thánh làm mủi lòng Ignatiô. Ngài nói: - Tôi có phải thực hiện điều mà thánh Phaxicô và Dominico đã làm chăng ?
Năm 1522, sau khi bình phục, Ngài đi hành hương kính Đức bà Montserrat. Nơi đây Ngài đã thực hiện cuộc xưng tội trong ba ngày, trao tặng đồ hiệp sĩ cho một kẻ ăn xin, đặt gươm trên bàn thờ Đức Mẹ và tới thành Manresa kế cận để phục vụ trong một nhà thương. Đã một thời Ngài bị nguy hiểm rơi vào một cuộc khổ hạnh quá độ. Ngài Ngài đã thoát hiểm nhờ sự vâng phục hoàn tòan đối với cha giải tội. Chính tại Manresa, Ngài được Thiên Chúa soi sáng, sự soi sáng hứơng dẫn trọn những ngày còn lại của cuộc đời Ngài. Ngài viết cuốn linh thao, trong đó vạch ra những nguyên tắc mà một người công giáo phải theo để "điều khiển đời sống mình" một đời sống nhằm ca tụng Chúa, tôn kính và phụng sự Ngài, để được cứu rỗi. Ngài phác họa một giáo thuyết của mình về sự chọn lựa và đòi hỏi để làm mọi sự để "vinh danh Chúa" (Ad Majorem dei gloriam)
Thánh nhân ở lại Manresa khoảng một năm và từ đó hành hương đi Palestina, trên đường đi có dừng lại ở Roma. Sau khi đã kính viếng các nơi thánh ở Palestina, Ngài trở về Barcelona. Nơi đây, dầu đã 30 tuổi, Ngài vẫn đến trường, ngồi chung ghế với các em nhỏ, để sữa chữa lại kẽ hở trong việc học hành, cho tới khi Ngài có thể dự lớp tại đại học Alcala và Salamanca. Tại cả hai nơi này, đã Ngài bị truy tố ra tòa án tôn giáo và bị tống giam ít ngày. Nhưng cuối cùng giáo thuyết của Ngài đã thắng.
Năm 1528, Ngài bỏ Salamanca đi Paris và Sorbonne. Ngài ở Paris 7 năm, nơi đây Ngài tụ họp được sáu môn sinh đầu tiên. Vào ngày lễ Mông Triệu năm 1534 bảy anh em đã long trọng hiến thân phụng sự Thiên Chúa, khấn giữ đức nghèo khó và trong sạch, tại đền thờ thánh Denis tại Montmartre. Lúc đó, họ dự định đi Giêrusalem và hiến thân cho việc cứu rỗi các linh hồn trong các miền còn ngoại giáo.
Ignatiô trở về Tây Ban Nha. Năm 1535, tu hội đã lên tới 10 người. Họ gặp nhau ở Venitia, định cùng đáp tàu đi hành hương thánh địa. Nhưng tình hình miền Đông Địa Trug Hải không cho phép. Bù lại một số đi Roma, để Ignatiô tại Venitia. Đức giáo hoàng Phaolô III ưu ái tiếp họ. Trở lại Ventia, họ mang theo phép của Đức Giáo hoàng cho Ignatiô và 6 anh em được thụ phong linh mục.
Một năm sau, thấy rằng: không thể tới thánh địa được, Ignatiô kết luận rằng ý Chúa không muốn cuộc hành hương này. Thay vào đó, Ngài đặt tu hội dưới danh hiệu "dòng Chúa Giêsu" dưới quyền xử dụng của toà thánh. Họ đi Roma và Ignatiô dâng thánh lễ đầu tiên ở đầu vào dịp lễ Giáng sinh năm 1538 tại đền thờ Đức Bà cả, Ngài soạn thảo hiến pháp của dòng mới và đến trình diện Đức giáo hoàng Phaolô III. Đức giáo hoàng đã phát biểu khi gặp họ: - Đây là bàn tay Thiên Chúa.
Và trong sắc lệnh Regimini Militantis Ecclesioe, ban hành tháng 9 năm 1540 Ngài đã chính thức công nhận hội dòng. Hội dòng thêm vào đó 3 lời khấn: nghèo khó, vâng lời, trong sạch, lời khấn đặc biệt vâng phục Đức giáo hoàng.
Trong hiến pháp đầu tiên, hội dòng giới hạn con số có 60 tu sĩ. Ignatiô được đồng thanh bầu làm bề trên ngày 7 tháng 4 năm 1541. Luật hạn định tu sĩ vào số 60 được rút lại bởi sắc lệnh của Đức giáo hoàng ngày 15 tháng 3 năm 1543.
Ignatiô khó rời bỏ Roma cho đến cuối đời. Nhưng hội dòng đã lan rộng tới mọi miền trên thế giới, dưới quyền hướng dẫn của Ngài như một phép lạ, khi Ngài từ trần vào ngày 3 tháng 7 năm 1556, hội dòng đã có 12 tỉnh dòng với 101 nhà và gần 1000 phần tử.
Thánh Ignatiô được suy tôn hiển thánh ngày 12 tháng 3 năm 1622.
Thánh IGNATIÔ LOYOLA
Linh Mục (1491 - 1556)
Don Inigo Lopez de Recalde sinh khoảng năm 1481 tại miền đồi núi Basque gần làng Azpeytia. Ngài là con út trong số 11 người con của một gia đình quí tộc. Được rửa tội với tên Inigo, một vị thánh Tây Ban Nha dòng thánh Bênêdictô, nhưng sau này Ngài thường dùng tên Ignatiô thành Antiokia. Hồi còn niên thiếu, người giúp việc cho một người bạn quí tộc của một gia đình là Giuan Velasquez. Sau khi Velasquez từ trần, Ngài lại phục vụ bá tước Najera, phó vương miền Navarre. Ngài được giáo dục một cách hời hợt. Thời đó, Ngài chỉ ham chơi, thích những chuyện hào hùng, nhất là những ngày lễ duyệt binh.
Trong cuộc chiến Pháp, Tây Ban Nha tháng năm 1521 quân đội pháp đã vượt núi Pyrênê và tới phong tỏa Pampeluna. Nhiều người đã tính chuyện đầu hàng, nhưng Ignatiô quyết cầm cự. Trong cơn bão tố tại pháo đài Ignatiô bị trúng đạn pháo ở đùi, Ngài được chuyển về lâu đài ỏ Loyola. Nơi dây người ta khám phá ra rằng xương đùi đã bị xếp trật, phải mổ ra và sắp xếp lại. Ngài đã can đảm chịu đựng cơn đau.
Thời gian dưỡng bệnh lâu dài tiếp theo sau đó, không có sách vở gì khác, Ignatiô dùng thời gian để đọc hạnh các thánh. Gương mẫu đời sống các thánh làm mủi lòng Ignatiô. Ngài nói: - Tôi có phải thực hiện điều mà thánh Phaxicô và Dominico đã làm chăng ?
Năm 1522, sau khi bình phục, Ngài đi hành hương kính Đức bà Montserrat. Nơi đây Ngài đã thực hiện cuộc xưng tội trong ba ngày, trao tặng đồ hiệp sĩ cho một kẻ ăn xin, đặt gươm trên bàn thờ Đức Mẹ và tới thành Manresa kế cận để phục vụ trong một nhà thương. Đã một thời Ngài bị nguy hiểm rơi vào một cuộc khổ hạnh quá độ. Ngài Ngài đã thoát hiểm nhờ sự vâng phục hoàn tòan đối với cha giải tội. Chính tại Manresa, Ngài được Thiên Chúa soi sáng, sự soi sáng hứơng dẫn trọn những ngày còn lại của cuộc đời Ngài. Ngài viết cuốn linh thao, trong đó vạch ra những nguyên tắc mà một người công giáo phải theo để "điều khiển đời sống mình" một đời sống nhằm ca tụng Chúa, tôn kính và phụng sự Ngài, để được cứu rỗi. Ngài phác họa một giáo thuyết của mình về sự chọn lựa và đòi hỏi để làm mọi sự để "vinh danh Chúa" (Ad Majorem dei gloriam)
Thánh nhân ở lại Manresa khoảng một năm và từ đó hành hương đi Palestina, trên đường đi có dừng lại ở Roma. Sau khi đã kính viếng các nơi thánh ở Palestina, Ngài trở về Barcelona. Nơi đây, dầu đã 30 tuổi, Ngài vẫn đến trường, ngồi chung ghế với các em nhỏ, để sữa chữa lại kẽ hở trong việc học hành, cho tới khi Ngài có thể dự lớp tại đại học Alcala và Salamanca. Tại cả hai nơi này, đã Ngài bị truy tố ra tòa án tôn giáo và bị tống giam ít ngày. Nhưng cuối cùng giáo thuyết của Ngài đã thắng.
Năm 1528, Ngài bỏ Salamanca đi Paris và Sorbonne. Ngài ở Paris 7 năm, nơi đây Ngài tụ họp được sáu môn sinh đầu tiên. Vào ngày lễ Mông Triệu năm 1534 bảy anh em đã long trọng hiến thân phụng sự Thiên Chúa, khấn giữ đức nghèo khó và trong sạch, tại đền thờ thánh Denis tại Montmartre. Lúc đó, họ dự định đi Giêrusalem và hiến thân cho việc cứu rỗi các linh hồn trong các miền còn ngoại giáo.
Ignatiô trở về Tây Ban Nha. Năm 1535, tu hội đã lên tới 10 người. Họ gặp nhau ở Venitia, định cùng đáp tàu đi hành hương thánh địa. Nhưng tình hình miền Đông Địa Trug Hải không cho phép. Bù lại một số đi Roma, để Ignatiô tại Venitia. Đức giáo hoàng Phaolô III ưu ái tiếp họ. Trở lại Ventia, họ mang theo phép của Đức Giáo hoàng cho Ignatiô và 6 anh em được thụ phong linh mục.
Một năm sau, thấy rằng: không thể tới thánh địa được, Ignatiô kết luận rằng ý Chúa không muốn cuộc hành hương này. Thay vào đó, Ngài đặt tu hội dưới danh hiệu "dòng Chúa Giêsu" dưới quyền xử dụng của toà thánh. Họ đi Roma và Ignatiô dâng thánh lễ đầu tiên ở đầu vào dịp lễ Giáng sinh năm 1538 tại đền thờ Đức Bà cả, Ngài soạn thảo hiến pháp của dòng mới và đến trình diện Đức giáo hoàng Phaolô III. Đức giáo hoàng đã phát biểu khi gặp họ: - Đây là bàn tay Thiên Chúa.
Và trong sắc lệnh Regimini Militantis Ecclesioe, ban hành tháng 9 năm 1540 Ngài đã chính thức công nhận hội dòng. Hội dòng thêm vào đó 3 lời khấn: nghèo khó, vâng lời, trong sạch, lời khấn đặc biệt vâng phục Đức giáo hoàng.
Trong hiến pháp đầu tiên, hội dòng giới hạn con số có 60 tu sĩ. Ignatiô được đồng thanh bầu làm bề trên ngày 7 tháng 4 năm 1541. Luật hạn định tu sĩ vào số 60 được rút lại bởi sắc lệnh của Đức giáo hoàng ngày 15 tháng 3 năm 1543.
Ignatiô khó rời bỏ Roma cho đến cuối đời. Nhưng hội dòng đã lan rộng tới mọi miền trên thế giới, dưới quyền hướng dẫn của Ngài như một phép lạ, khi Ngài từ trần vào ngày 3 tháng 7 năm 1556, hội dòng đã có 12 tỉnh dòng với 101 nhà và gần 1000 phần tử.
Thánh Ignatiô được suy tôn hiển thánh ngày 12 tháng 3 năm 1622.
Ngày 30-07 Thánh PHÊRÔ CHRYSÔLOGÔ
Ngày 30-07
Thánh PHÊRÔ CHRYSÔLOGÔ
Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh (+450)
Thánh Phêrô có biệt hiệu là Chrysôlôgô (kim ngôn) bởi tài hùng biện đặc biệt của Ngài. Ngài sinh vào khoảng năm 405, tại miền Imola, nước Ý. Đức Giám mục giáo phận Imola là Cornêlliô phong chức phó tế cho Ngài. Dưới sự hướng dẫn của Đức giám mục, Ngài thực hiện những bước tiến lạ lùng trên con đường trong tu viện.
Năm 430, Đức tổng giám mục Gioan của giáo phận Ravenna từ trần. Trong khi tìm vị chủ chăn mới, hàng giáo sĩ và giáo dân đã xin Đức giám mục Iomola nhập đoàn phải họ để đi Roma yết kiến Đức giáo hoàng Sixtô III coi Phêrô như người được tiền định để làm giám mục Ravenna. Ngài liền đặt Phêrô làm giám mục Ravenna, kế vị Đức giám mục Gioan năm 433. Các đại biểu của Giáo phận này lúc đầu tỏ ý bất bình, nhưng rồi đã đổi thái độ khi được đức giáo hoàng Sixtô III cho biết thị kiến của mình.
Vâng theo ý Chúa, Phêrô thụ phong giám mục và trở về Ravenna. Trong bầu khí tiếp đón nồng nhiệt, Ngài nói: - Tôi đến với anh chị em như một y sĩ đến chữa trị, như một mục tử để dẫn dắt, như một người mẹ để nuôi dưỡng, như một người cha để bảo vệ và chăm sóc phần rỗi đời đời của anh chị em. Vậy anh chị em hãy mau mắn vâng phục cách thích đáng đối với tác vụ rất thánh của tôi.
Đầy nhiệt thành bứng rễ các việc thờ ngẫu tượng còn rớt lại, cũng như lên án sự giả tạo của giáo dân. Trong một cuộc lễ vào đầu năm, Ngài đã phá những cuộc diễn hành đáng tội trên đường phố : - Ai muốn vui chơi với ma quỉ thì không thể vui hưởng với Chúa Kitô.
Ngài đã nhiệt tâm rao giảng. Ngày nay chúng ta còn giử lại được khoảng 180 bài giảng của Ngài. Lời lẽ đơn sơ nhưng đầy nhiệt huyết. Người ta không thể quên được những lời như:
- Nằm trong thói hư tính xấu, chúng ta sẽ bị tiêu diệt. Chúng ta sẽ thực sự đứng thẳng khi biết chỗi dậy để tiến thẳng tới bằng các việc lành.
- Ai biết tìm kiếm trong đức tin, sẽ thấy ngay rằng là Cha đang ở đó, vì họ.
- Mọi sự dữ cha mẹ làm cho con cái, Thiên Chúa là Cha hết người sẽ trả lại cho họ.
- Các tiền nhân sống cho chúng ta. Chúng ta sống cho thế hệ mai sau. Không ai sống cho mình cả.
Người ta cũng còn nhớ lời Ngài kêu gọi sống bác ái:
- Biết nói sao về niềm tin lễ Giáng sinh, nếu người nghèo than khóc tù nhân rên siết, dân tị nạn than thở, người lưu đày thổn thức, người Do thái mừng lễ bằng thuế thập phân, còn người Kitô hữu nghĩ sao khi họ không mừng bằng một phần trăm của cải ? Tôi đau buồn, phải, tôi đau buồn vì các đạo sĩ trải vàng trên nôi Chúa Kitô trong khi các Kitô hữu để cho thân thể Chúa Kitô trống trải, khi mà những người nghèo than khóc. Đừng nói rằng tôi không có gì. Thiên Chúa muốn xin cái anh em có chứ không phải cái anh chị em không có, khi mà Ngài thương nhận hai đồng tiền của bà góa. Hãy tận tâm với Đấng tạo thành và tạo vật cũng sẽ tận tâm với anh chị em.
Thánh Phêrô Chrysôlôgô đã trở thành danh tiếng, đến nỗi Đức giáo hoàng Lêo I đã trao cho Ngài đọc tại công đồng Chalcedonia một luận án chống lại lạc thuyết của Eutychèr, Ngài cũng còn viết một bức thư cho kẻ lạc giáo này để khuyên ông ta vâng phục Giáo hội.
Sau cùng, sau khi cai quản giáo phận Ravenna trong 18 năm, thánh giám mục biết rằng mình sắp tới hồi kết thúc các nỗ lực. Ngài muốn lui về Imola để dọn mình chết. Ngày 3 tháng 12 năm 450 Ngài đã từ trần và năm 1729 được đặt làm tiến sĩ Hội Thánh.
Thánh PHÊRÔ CHRYSÔLOGÔ
Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh (+450)
Thánh Phêrô có biệt hiệu là Chrysôlôgô (kim ngôn) bởi tài hùng biện đặc biệt của Ngài. Ngài sinh vào khoảng năm 405, tại miền Imola, nước Ý. Đức Giám mục giáo phận Imola là Cornêlliô phong chức phó tế cho Ngài. Dưới sự hướng dẫn của Đức giám mục, Ngài thực hiện những bước tiến lạ lùng trên con đường trong tu viện.
Năm 430, Đức tổng giám mục Gioan của giáo phận Ravenna từ trần. Trong khi tìm vị chủ chăn mới, hàng giáo sĩ và giáo dân đã xin Đức giám mục Iomola nhập đoàn phải họ để đi Roma yết kiến Đức giáo hoàng Sixtô III coi Phêrô như người được tiền định để làm giám mục Ravenna. Ngài liền đặt Phêrô làm giám mục Ravenna, kế vị Đức giám mục Gioan năm 433. Các đại biểu của Giáo phận này lúc đầu tỏ ý bất bình, nhưng rồi đã đổi thái độ khi được đức giáo hoàng Sixtô III cho biết thị kiến của mình.
Vâng theo ý Chúa, Phêrô thụ phong giám mục và trở về Ravenna. Trong bầu khí tiếp đón nồng nhiệt, Ngài nói: - Tôi đến với anh chị em như một y sĩ đến chữa trị, như một mục tử để dẫn dắt, như một người mẹ để nuôi dưỡng, như một người cha để bảo vệ và chăm sóc phần rỗi đời đời của anh chị em. Vậy anh chị em hãy mau mắn vâng phục cách thích đáng đối với tác vụ rất thánh của tôi.
Đầy nhiệt thành bứng rễ các việc thờ ngẫu tượng còn rớt lại, cũng như lên án sự giả tạo của giáo dân. Trong một cuộc lễ vào đầu năm, Ngài đã phá những cuộc diễn hành đáng tội trên đường phố : - Ai muốn vui chơi với ma quỉ thì không thể vui hưởng với Chúa Kitô.
Ngài đã nhiệt tâm rao giảng. Ngày nay chúng ta còn giử lại được khoảng 180 bài giảng của Ngài. Lời lẽ đơn sơ nhưng đầy nhiệt huyết. Người ta không thể quên được những lời như:
- Nằm trong thói hư tính xấu, chúng ta sẽ bị tiêu diệt. Chúng ta sẽ thực sự đứng thẳng khi biết chỗi dậy để tiến thẳng tới bằng các việc lành.
- Ai biết tìm kiếm trong đức tin, sẽ thấy ngay rằng là Cha đang ở đó, vì họ.
- Mọi sự dữ cha mẹ làm cho con cái, Thiên Chúa là Cha hết người sẽ trả lại cho họ.
- Các tiền nhân sống cho chúng ta. Chúng ta sống cho thế hệ mai sau. Không ai sống cho mình cả.
Người ta cũng còn nhớ lời Ngài kêu gọi sống bác ái:
- Biết nói sao về niềm tin lễ Giáng sinh, nếu người nghèo than khóc tù nhân rên siết, dân tị nạn than thở, người lưu đày thổn thức, người Do thái mừng lễ bằng thuế thập phân, còn người Kitô hữu nghĩ sao khi họ không mừng bằng một phần trăm của cải ? Tôi đau buồn, phải, tôi đau buồn vì các đạo sĩ trải vàng trên nôi Chúa Kitô trong khi các Kitô hữu để cho thân thể Chúa Kitô trống trải, khi mà những người nghèo than khóc. Đừng nói rằng tôi không có gì. Thiên Chúa muốn xin cái anh em có chứ không phải cái anh chị em không có, khi mà Ngài thương nhận hai đồng tiền của bà góa. Hãy tận tâm với Đấng tạo thành và tạo vật cũng sẽ tận tâm với anh chị em.
Thánh Phêrô Chrysôlôgô đã trở thành danh tiếng, đến nỗi Đức giáo hoàng Lêo I đã trao cho Ngài đọc tại công đồng Chalcedonia một luận án chống lại lạc thuyết của Eutychèr, Ngài cũng còn viết một bức thư cho kẻ lạc giáo này để khuyên ông ta vâng phục Giáo hội.
Sau cùng, sau khi cai quản giáo phận Ravenna trong 18 năm, thánh giám mục biết rằng mình sắp tới hồi kết thúc các nỗ lực. Ngài muốn lui về Imola để dọn mình chết. Ngày 3 tháng 12 năm 450 Ngài đã từ trần và năm 1729 được đặt làm tiến sĩ Hội Thánh.
Ngày 29-07 Thánh MARTHA
Ngày 29-07
Thánh MARTHA
Chúng ta biết chắc về thánh Martha qua 2 giai thoại trong Tin Mừng. Khi bà nhiệt thành đón rước Chúa Giêsu (Lc 10, 38-42) hay khi bà tín thác vô giới hạn vào Chúa Giêsu trước cái chết của Laxarô (Ga 11,1-44). Martha, theo tiếng tramêô, có nghĩa là bà chủ. Bà hai anh em Maria và Lazarô ở làng Bêtania, là những người bạn thân tình của Chúa Giêsu. Người hay đến trú ngụ ở nhà họ để nghỉ ngơi sau những chuyến hành trình mệt nhọc.
Martha đóng vai gia chủ, đã tỏ ra rất hiếu khách và tận tụy. Ngày kia, trong lúc bận rộn với việc phục dịch, bà nói: - Thưa Thày, Thày không màng nghĩ tới sao, em tôi để cho tôi một mình phục dịch ? Vậy xin Thầy bảo nó đỡ đần tôi .
Chúa Giêsu đáp lại : - Martha, Martha, con lo lắng xôn xao về nhiều chuyện. Cần thì ít thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất rồi và sẽ không bị ai giựt mất.
Như thế Chúa Giêsu đã cho Martha biết rằng đối với Người không có gì quý hơn một tâm hồn biết suy tư cầu nguyện, Martha đã hiểu, bà sẽ để lộ đức tin ấy ra dịp Lazarô từ trần. Bà nhắc tin cho Chúa Giêsu: - Thưa thầy, kẻ Thầy thương đang ốm liệt.
Vượt đường xa, Chúa Giêsu đã đến. Nhưng Người cố ý đến chậm, khi Lazarô đã chết. Đức tin của Martha vẫn không thay đổi.
- Thưa Thầy, nếu thầy có mặt ở đây, em con đã không chết.
Và bà thêm : - Nhưng ngay lúc này, con biết là bất cứ điều gì Thầy xin với Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho thầy.
Khi Chúa Giêsu cho biết Người là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Người thì dù chết cũng sẽ sống, rồi Người hỏi : - Con có tin thế không ?
Martha đã mau mắn tuyên xưng: - Vâng, thưa Thầy, con tin Thầy là đức Kitô Con Thiên Chúa, đấng phải đến trong thế gian.
Và bà đã không lầm. Chúa Giêsu đã phục sinh Lazarô.
Tin Mừng không nói rõ các bạn hữu của Thiên Chúa sẽ ra sao. Chắc chắn Martha có mặt trong số phụ nữ theo Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn và xức xác Người trước khi mai táng.
Có truyền thuyết nói rằng ba chị em làng Bêtania đã bị người Do thái bắt thả trôi trên một con thuyền không buồm không chèo không lái. Nhưng họ đã trôi dạt và cặp bến Marseille nước Pháp. Lazarô đã trở thành Giám mục tiên khởi Chúa thành này. Riêng Martha Ngài đã rao giảng Tin Mừng ở Aix Avignon và Tarascon. Một huyền thoại còn kể thêm việc thánh nữ tiêu diệt quái vật Tarasque. Dân chúng khổ cực vì con vật dữ tợn, mồm phun lửa, đuôi cắn xé. Thánh nữ đã dùng cây thánh giá áp đảo con vật, rồi trói chặt nói lại. Quái vật bị hạ sát và nó bị tiêu diệt, người ta gọi là Tarascon.
Thánh MARTHA
Chúng ta biết chắc về thánh Martha qua 2 giai thoại trong Tin Mừng. Khi bà nhiệt thành đón rước Chúa Giêsu (Lc 10, 38-42) hay khi bà tín thác vô giới hạn vào Chúa Giêsu trước cái chết của Laxarô (Ga 11,1-44). Martha, theo tiếng tramêô, có nghĩa là bà chủ. Bà hai anh em Maria và Lazarô ở làng Bêtania, là những người bạn thân tình của Chúa Giêsu. Người hay đến trú ngụ ở nhà họ để nghỉ ngơi sau những chuyến hành trình mệt nhọc.
Martha đóng vai gia chủ, đã tỏ ra rất hiếu khách và tận tụy. Ngày kia, trong lúc bận rộn với việc phục dịch, bà nói: - Thưa Thày, Thày không màng nghĩ tới sao, em tôi để cho tôi một mình phục dịch ? Vậy xin Thầy bảo nó đỡ đần tôi .
Chúa Giêsu đáp lại : - Martha, Martha, con lo lắng xôn xao về nhiều chuyện. Cần thì ít thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất rồi và sẽ không bị ai giựt mất.
Như thế Chúa Giêsu đã cho Martha biết rằng đối với Người không có gì quý hơn một tâm hồn biết suy tư cầu nguyện, Martha đã hiểu, bà sẽ để lộ đức tin ấy ra dịp Lazarô từ trần. Bà nhắc tin cho Chúa Giêsu: - Thưa thầy, kẻ Thầy thương đang ốm liệt.
Vượt đường xa, Chúa Giêsu đã đến. Nhưng Người cố ý đến chậm, khi Lazarô đã chết. Đức tin của Martha vẫn không thay đổi.
- Thưa Thầy, nếu thầy có mặt ở đây, em con đã không chết.
Và bà thêm : - Nhưng ngay lúc này, con biết là bất cứ điều gì Thầy xin với Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho thầy.
Khi Chúa Giêsu cho biết Người là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Người thì dù chết cũng sẽ sống, rồi Người hỏi : - Con có tin thế không ?
Martha đã mau mắn tuyên xưng: - Vâng, thưa Thầy, con tin Thầy là đức Kitô Con Thiên Chúa, đấng phải đến trong thế gian.
Và bà đã không lầm. Chúa Giêsu đã phục sinh Lazarô.
Tin Mừng không nói rõ các bạn hữu của Thiên Chúa sẽ ra sao. Chắc chắn Martha có mặt trong số phụ nữ theo Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn và xức xác Người trước khi mai táng.
Có truyền thuyết nói rằng ba chị em làng Bêtania đã bị người Do thái bắt thả trôi trên một con thuyền không buồm không chèo không lái. Nhưng họ đã trôi dạt và cặp bến Marseille nước Pháp. Lazarô đã trở thành Giám mục tiên khởi Chúa thành này. Riêng Martha Ngài đã rao giảng Tin Mừng ở Aix Avignon và Tarascon. Một huyền thoại còn kể thêm việc thánh nữ tiêu diệt quái vật Tarasque. Dân chúng khổ cực vì con vật dữ tợn, mồm phun lửa, đuôi cắn xé. Thánh nữ đã dùng cây thánh giá áp đảo con vật, rồi trói chặt nói lại. Quái vật bị hạ sát và nó bị tiêu diệt, người ta gọi là Tarascon.
Ngày 26-07 Thánh GIOAKIM VÀ ANNA
Ngày 26-07
Thánh GIOAKIM VÀ ANNA
Phụ Mẫu Của Đức Trinh Nữ Maria
Chúng ta không biết chắc được điều gì về cha mẹ của Đức Trinh Nữ. Những điều liên quan tới các Ngài mà chúng ta biết được là do các ngụy thư, đầy tính chất hoang đường. Khi óc tò mò của dân chúng không được thỏa mãn với các chi tiết thánh kinh và thánh truyền cung ứng cho, thì óc tưởng tượng đã lấp đầy khoảng trống.
Cuốn ngụy thư "Phúc âm thánh Giacôbê", một văn nguồn vào thế kỷ thứ II, có nhiều chỉ dẫn liên quan đến cha mẹ và cuộc đời thơ ấu của Đức Trinh nữ. Những chỉ dẫn này rất giống câu chuyện về tuổi trẻ của Samuel trong sách ISm 1-2. Các học giả cho rằng chúng chỉ cho là một sự bắt chước, chính danh xưng Anna cũng không có gì chắc chắn vì nó trùng với tên mẹ tiên tri Samuel.
Dường như khuôn mặt Gioakim cũng dựa một phần vào người chồng của Suzana trong sách Daniel 13. Cần phải nhớ rằng thánh Luca khi dùng những chương sách ISm làm khung cho bản tường thuật về cuộc sinh hạ và tuổi trẻ của thánh Gioan Tẩy giả, Ngài đã cẩn thận dùng sự kiện lịch sử để bảo đảm sự sống đời này.
Tuy nhiên nét đẹp của câu chuyện, như hầu hết các truyện thần thoại khác, đều có giá trị biểu trưng của nó, truyện kể rằng ông bà Gioakim và Anna son sẻ. Đây là một thử thách lớn lao đối với các Ngài. Nhưng một thiên thần đã báo cho biết họ sinh một con trẻ, họ sẽ đặt tên là Maria và cung hiến cho Thiên Chúa. Nếu các Ngài chọn đau khổ là vì mọi đóng góp vào công cuộc cứu rỗi đều bao hàm sự chia sẻ thánh giá với Chúa Kitô.
Đàng khác, sự son sẻ của Anna gợi lên chủ đề quen thuộc trong Cựu ước, theo đó con trẻ là quà tặng của Thiên Chúa. Điều này được nhấn mạnh đặc biệt trong truyền thống về các tổ phụ Isaac, Giacob và Giuse về quan án Samson và tiên tri Samuel. Các Ngài đều sinh ra bởi các bà mẹ không có hy vọng sinh con. Định mệnh của Thiên Chúa chỉ bởi Thiên Chúa mà thôi.
Người Israel chân chính viết rằng mình không thể tự mãn được và phải tùy thuộc vào sáng kiến của Thiên Chúa. Huyền thoại đặt cuộc sinh hạ của Đức trinh Nữ Maria vào dòng tư tưởng này như cao điểm của chủ đề và sự bất lực của con người trước uy quyền của Thiên Chúa.
Việc tôn sùng thánh Anna có từ thế kỷ thứ VI bên Đông phương vào đầu thế kỷ VIII bên Roma. Cuối thời Trung Cổ, lòng sùng kính lan rộng khắp Au Châu. Dường như năm 1382 do sự khẩn nài của nước Anh, lễ kính Ngài lần đầu tiên được mừng hàng năm. Nhưng chỉ mới từ hai thế kỷ gần đây lễ này mới được ghi vào lịch chung Roma.
Thánh GIOAKIM VÀ ANNA
Phụ Mẫu Của Đức Trinh Nữ Maria
Chúng ta không biết chắc được điều gì về cha mẹ của Đức Trinh Nữ. Những điều liên quan tới các Ngài mà chúng ta biết được là do các ngụy thư, đầy tính chất hoang đường. Khi óc tò mò của dân chúng không được thỏa mãn với các chi tiết thánh kinh và thánh truyền cung ứng cho, thì óc tưởng tượng đã lấp đầy khoảng trống.
Cuốn ngụy thư "Phúc âm thánh Giacôbê", một văn nguồn vào thế kỷ thứ II, có nhiều chỉ dẫn liên quan đến cha mẹ và cuộc đời thơ ấu của Đức Trinh nữ. Những chỉ dẫn này rất giống câu chuyện về tuổi trẻ của Samuel trong sách ISm 1-2. Các học giả cho rằng chúng chỉ cho là một sự bắt chước, chính danh xưng Anna cũng không có gì chắc chắn vì nó trùng với tên mẹ tiên tri Samuel.
Dường như khuôn mặt Gioakim cũng dựa một phần vào người chồng của Suzana trong sách Daniel 13. Cần phải nhớ rằng thánh Luca khi dùng những chương sách ISm làm khung cho bản tường thuật về cuộc sinh hạ và tuổi trẻ của thánh Gioan Tẩy giả, Ngài đã cẩn thận dùng sự kiện lịch sử để bảo đảm sự sống đời này.
Tuy nhiên nét đẹp của câu chuyện, như hầu hết các truyện thần thoại khác, đều có giá trị biểu trưng của nó, truyện kể rằng ông bà Gioakim và Anna son sẻ. Đây là một thử thách lớn lao đối với các Ngài. Nhưng một thiên thần đã báo cho biết họ sinh một con trẻ, họ sẽ đặt tên là Maria và cung hiến cho Thiên Chúa. Nếu các Ngài chọn đau khổ là vì mọi đóng góp vào công cuộc cứu rỗi đều bao hàm sự chia sẻ thánh giá với Chúa Kitô.
Đàng khác, sự son sẻ của Anna gợi lên chủ đề quen thuộc trong Cựu ước, theo đó con trẻ là quà tặng của Thiên Chúa. Điều này được nhấn mạnh đặc biệt trong truyền thống về các tổ phụ Isaac, Giacob và Giuse về quan án Samson và tiên tri Samuel. Các Ngài đều sinh ra bởi các bà mẹ không có hy vọng sinh con. Định mệnh của Thiên Chúa chỉ bởi Thiên Chúa mà thôi.
Người Israel chân chính viết rằng mình không thể tự mãn được và phải tùy thuộc vào sáng kiến của Thiên Chúa. Huyền thoại đặt cuộc sinh hạ của Đức trinh Nữ Maria vào dòng tư tưởng này như cao điểm của chủ đề và sự bất lực của con người trước uy quyền của Thiên Chúa.
Việc tôn sùng thánh Anna có từ thế kỷ thứ VI bên Đông phương vào đầu thế kỷ VIII bên Roma. Cuối thời Trung Cổ, lòng sùng kính lan rộng khắp Au Châu. Dường như năm 1382 do sự khẩn nài của nước Anh, lễ kính Ngài lần đầu tiên được mừng hàng năm. Nhưng chỉ mới từ hai thế kỷ gần đây lễ này mới được ghi vào lịch chung Roma.
Ngày 25-07 Thánh GIACÔBÊ TIỀN Tông Đồ
Ngày 25-07
Thánh GIACÔBÊ TIỀN
Tông Đồ
Thánh Giacôbê, con ông Giêbêdê và bà Salomê, là anh của thánh Gioan và bà con với Chúa Giêsu. Người ta gọi Ngài là thánh Giacôbê Tiền, để phân biệt với thánh Giacôbê hậu, cũng là một tông đồ và làm giám mục Gierusalem. Gọi là "tiền" vì Ngài được gọi trước hay vì Ngài cao lớn hơn, nhất là vì Ngài lớn tuổi hơn.
Thánh nhân cùng với em là Gioan được kêu gọi làm tông đồ trong khi họ đang chài lưới bên bờ biển Galilê (Mc 1,19-20). Trong tường thuật này, chúng ta thấy gia đình ông Giêbêđê xem như cũng khá giả và có thuê những người làm công.
Kể từ khi bỏ cha mẹ, chài lưới và những người làm công, anh em Giacôbê và Gioan luôn sát cánh bên Chúa. Họ chia sẻ với Người nếp sống "con người cáo có hang, con chim có tổ, con người không có chỗ dựa đầu" và trong những buổi tiệc vui như ở Cana (Ga 2,1). Trong cộng đoàn tông đồ, Giacôbê luôn giữ một chỗ đứng quan trọng sau Phêrô. Bởi vậy Ngài được vào số ba môn đệ trong các biến cố phục sinh cho con gái Giarô (Mc 5,37) biến hình (Mc 9,2) và hấp hối ở Gethsemani (Mc 14,33).
Giacôbê hẳn phải hiểu rõ đặc ân của mình và ông đã đáp trả bằng một nhiệt tình cũng đặc biệt. Một lần qua Samaria, ông đã bất mãn vì dân làng không tiếp đón Chúa Giêsu một cách nồng hậu. Ông phát biểu : - Thưa Ngài, Ngài có muốn chúng tôi khiến lửa từ trời giáng xuống mà tiêu diệt chúng không ?
Nhiệt tình của ông giống như Elia. Nhưng Chúa Giêsu lại sửa sai tính nóng nảy ấy của ông : - Các ngươi không biết các ngươi ứng theo thần khí nào (Lc 9,52-56).
Và người đặt cho Giacôbê và Gioan biệt danh là Boanerghê, nghĩa là con cái của sấm sét (Mc 3,17).
Dĩ nhiên là con người, khi theo Chúa Giêsu, các ông vẫn còn những yếu đuối, khi nghe loan báo về cuộc hoàn thành sứ mạng sắp tới, Giacôbê và em ông không ngần ngại thưa:
- Xin cho chúng tôi được ngồi, một người bên hữu, một người bên tả, trong vinh quang của thầy.
Không hứa sẽ thỏa mãn ước vọng của họ, Chúa Giêsu đã chỉ hỏi : - Các ngươi có thể uống chén Ta uống và chịu thanh tẩy, thứ thanh tẩy Ta phải chịu không ?
Một lần nữa, các ông bày tỏ nhiệt tình của mình : - Thưa được (Mt 20,20-23; Mc 10,35-40)
Đã có những phút giây Giacôbê vì yếu đuối như các tông đồ khác, như khi ngủ vùi khi Chúa Giêsu trải qua cơn hấp hối hay như việc ông trốn chạy trước cuộc khổ nạn của Thầy. Tuy nhiên, sau khi gặp gỡ Đấng phục sinh, nhất là sau ngày lễ Hiện Xuống, Giacôbê đã thực hiện lời hứa của Ngài. Ngài sẵn sàng chịu chết dưới lưỡi gươm theo lệnh truyền của Hêrôđê Agrippa (Cv 12,2), có lẽ vào năm 42. Thế là Giacôbê đã trở thành vị tông đồ đầu tiên lấy máu đào làm chứng đức tin và tìnhmến của mình vào thế kỷ II, Clêmentê thành Alexandria đã làm chứng rằng,chính kẻ tố cáo thánh nhân lại được Ngài cải hóa và lãnh phúc tử đạo cùng lúc với Ngài.
Truyền thống cho rằng Giacôbê đã mang Tin Mừng đến Tây Ban Nha. Tuy nhiên điều này không được chứng thực rõ ràng. Lần đầu tiên truyền thống này được viết ra vào thế kỷ VII, dựa vào nguồn Hy lạp không đáng tin. Một thế kỷ sau, khi một ngôi sao chỉ cho thấy ngôi mộ của thánh Giacôbê, niềm tin của quần chúng bắt đầu lan rộng.
Nơi hành hương ở Compostella (có lẽ bởi chữ Campustella : cánh đồng sao) là trung tâm rất nổi tiếng dầu chúng ta tin rằng thánh Giacôbê có đi Tây Ban Nha đi nữa thì cũng không thể nói được rằng nơi đây có di tích của thánh nhân.
Thánh GIACÔBÊ TIỀN
Tông Đồ
Thánh Giacôbê, con ông Giêbêdê và bà Salomê, là anh của thánh Gioan và bà con với Chúa Giêsu. Người ta gọi Ngài là thánh Giacôbê Tiền, để phân biệt với thánh Giacôbê hậu, cũng là một tông đồ và làm giám mục Gierusalem. Gọi là "tiền" vì Ngài được gọi trước hay vì Ngài cao lớn hơn, nhất là vì Ngài lớn tuổi hơn.
Thánh nhân cùng với em là Gioan được kêu gọi làm tông đồ trong khi họ đang chài lưới bên bờ biển Galilê (Mc 1,19-20). Trong tường thuật này, chúng ta thấy gia đình ông Giêbêđê xem như cũng khá giả và có thuê những người làm công.
Kể từ khi bỏ cha mẹ, chài lưới và những người làm công, anh em Giacôbê và Gioan luôn sát cánh bên Chúa. Họ chia sẻ với Người nếp sống "con người cáo có hang, con chim có tổ, con người không có chỗ dựa đầu" và trong những buổi tiệc vui như ở Cana (Ga 2,1). Trong cộng đoàn tông đồ, Giacôbê luôn giữ một chỗ đứng quan trọng sau Phêrô. Bởi vậy Ngài được vào số ba môn đệ trong các biến cố phục sinh cho con gái Giarô (Mc 5,37) biến hình (Mc 9,2) và hấp hối ở Gethsemani (Mc 14,33).
Giacôbê hẳn phải hiểu rõ đặc ân của mình và ông đã đáp trả bằng một nhiệt tình cũng đặc biệt. Một lần qua Samaria, ông đã bất mãn vì dân làng không tiếp đón Chúa Giêsu một cách nồng hậu. Ông phát biểu : - Thưa Ngài, Ngài có muốn chúng tôi khiến lửa từ trời giáng xuống mà tiêu diệt chúng không ?
Nhiệt tình của ông giống như Elia. Nhưng Chúa Giêsu lại sửa sai tính nóng nảy ấy của ông : - Các ngươi không biết các ngươi ứng theo thần khí nào (Lc 9,52-56).
Và người đặt cho Giacôbê và Gioan biệt danh là Boanerghê, nghĩa là con cái của sấm sét (Mc 3,17).
Dĩ nhiên là con người, khi theo Chúa Giêsu, các ông vẫn còn những yếu đuối, khi nghe loan báo về cuộc hoàn thành sứ mạng sắp tới, Giacôbê và em ông không ngần ngại thưa:
- Xin cho chúng tôi được ngồi, một người bên hữu, một người bên tả, trong vinh quang của thầy.
Không hứa sẽ thỏa mãn ước vọng của họ, Chúa Giêsu đã chỉ hỏi : - Các ngươi có thể uống chén Ta uống và chịu thanh tẩy, thứ thanh tẩy Ta phải chịu không ?
Một lần nữa, các ông bày tỏ nhiệt tình của mình : - Thưa được (Mt 20,20-23; Mc 10,35-40)
Đã có những phút giây Giacôbê vì yếu đuối như các tông đồ khác, như khi ngủ vùi khi Chúa Giêsu trải qua cơn hấp hối hay như việc ông trốn chạy trước cuộc khổ nạn của Thầy. Tuy nhiên, sau khi gặp gỡ Đấng phục sinh, nhất là sau ngày lễ Hiện Xuống, Giacôbê đã thực hiện lời hứa của Ngài. Ngài sẵn sàng chịu chết dưới lưỡi gươm theo lệnh truyền của Hêrôđê Agrippa (Cv 12,2), có lẽ vào năm 42. Thế là Giacôbê đã trở thành vị tông đồ đầu tiên lấy máu đào làm chứng đức tin và tìnhmến của mình vào thế kỷ II, Clêmentê thành Alexandria đã làm chứng rằng,chính kẻ tố cáo thánh nhân lại được Ngài cải hóa và lãnh phúc tử đạo cùng lúc với Ngài.
Truyền thống cho rằng Giacôbê đã mang Tin Mừng đến Tây Ban Nha. Tuy nhiên điều này không được chứng thực rõ ràng. Lần đầu tiên truyền thống này được viết ra vào thế kỷ VII, dựa vào nguồn Hy lạp không đáng tin. Một thế kỷ sau, khi một ngôi sao chỉ cho thấy ngôi mộ của thánh Giacôbê, niềm tin của quần chúng bắt đầu lan rộng.
Nơi hành hương ở Compostella (có lẽ bởi chữ Campustella : cánh đồng sao) là trung tâm rất nổi tiếng dầu chúng ta tin rằng thánh Giacôbê có đi Tây Ban Nha đi nữa thì cũng không thể nói được rằng nơi đây có di tích của thánh nhân.
Ngày 23-7 Thánh HENRI
Ngày 23-7
Thánh HENRI
(973 - 1024)
Thánh Henri sinh năm 972. Cha Ngài là Henri bá tước xứ Bavière. Mẹ Ngài là Gisèle, con gái của Conrad, vua miền Bourgogne. Để bảo đảm cho việc giáo dục con cái, Ngài được mẹ giao phó cho các thầy dòng ở Mildeshim, miền Saxe, rồi sau đó cho thánh Wolfgang, giám mục Ratisbonne.
Nhưng thật rủi ro, trong một năm, Henri đã chịu hai cái tang cha và thầy.
Thánh Wolfgang từ trần ngày 30 tháng 10 năm 994 và vua Henri từ trần ngày 28 tháng 12 năm 994. Tuy nhiên ở bên kia thế giới các Ngài dường như không ngừng săn sóc Henri. Một truyền thuyết kể rằng: Henri đã mơ thấy thánh Wolfgang hiện ra viết trên tường nhà thờ hai chữ "còn sáu". Tỉnh dậy, Henri nghĩ rằng mình chỉ còn sống được sáu ngày nữa. Ngài vội vã bố thí rộng rãi để chuẩn bị ra trước tòa Chúa. Nhưng rồi hạn định đã qua Henri vẫn sống. Vị bá tước nghĩ rằng Ngài còn sáu tháng để làm việc lành. Sáu tháng trôi qua Ngài vẫn sống. Lần này Ngài nghĩ thời hạn kéo dài 6 năm và cố gắng sống hoàn hảo hơn nữa. Sau 6 năm trong trường nhân đức ấy, Henri bỗng được chọn làm hoàng đế nước Đức -Roma.
Trước khi lên ngai hoàng đế, Henri đã kế vị người cha từ trần, lên làm bá tước miền Bavière. Các lãnh Chúa thân thiết với Ngài. Dân chúng cũng cảm mến Ngài sâu xa. Họ ao ước bá tước trẻ của mình lập gia đình. Nhưng Ngài đã hứa với Chúa sẽ sống độc thân. Vì vâng lời mẹ và dưới áp lực của các lãnh Chúa. Ngài nhận cưới Cunégonda, một thiếu nữ trong số 11 người con của công tước miền Luxembourg.
Nàng có sắc đẹp mặn mà và nhiều đức tính làm cho mọi người mến phục. Sau các lễ nghi cưới hỏi, lúc về chốn riêng tư, Henri mở lời với người bạn đời: - Em yêu, anh không muốn em không hay biết rằng anh đã thề với Chúa sẽ hiến dâng hồn xác phụng sự Ngài, và vì tình yêu Chúa Giêsu Kitô, anh muốn tiếp tục hoàn toàn.
Và Cunégonde vui sướng trả lời: - Chúa công của em, lời khấn hứa, em cũng đã hứa rồi. Thật hạnh phúc, chúng ta có thể trung thành với những ước nguyện của chúng ta.
Đó là đám cưới tinh tuyền của Henri và Cunégonde. Hoàng đế Henri lên ngôi và được Đức Giám mục thành Mayence xức dầu phong vương năm 1002. Mấy hôm sau hoàng hậu Cunégonde cũng được truy phong và đội triều thiên ở giáo đường Paderbonne. Với tính tình vui vẻ, bình dân và đầy lòng bác ái, hoàng đế rất được dân chúng mến chuộng. Nhưng đế quốc Đức - Roma lúc ấy đang thời suy vong và tình hình rất phức tạp. Vì thế việc đầu tiên của hoàng đế là lo giải hoà các cuộc tranh chấp. Trước hết, Ngài nhường quyền bá tước miền Bavière chi Henri, người Luxembourg.
Tuy nhiên có thể nói rằng: suốt đời hoàng đế, Ngài luôn phải lo vãn hồi trật tự trong đế quốc. Ngay khi lên ngôi hoàng đế, Ngài mang quân sang chinh phục đất Ý, là nơi Arduin tự phong làm vua, tách rời khỏi đế quốc. Dẹp tan đối phương ở biên giới, gần núi Alpes, Ngài đã được dân chúng tưng bừng đón rước. Đức Tổng Giám mục Milanô phong vương cho Ngài tại Pavie. Trở về nước Ngài lại phải đối phó với Boleslaw, xứ Balan. Mấy năm sau, Boleslaw bị quân nhà vua đánh tan và Jarômia lên quản trị xứ Balan.
Bất đắc dĩ, vua Henri mới phải dùng đến binh lực, nhưng Ngài luôn tỏ ra nhân từ. Chẳng hạn Hermann vì muốn tiếm ngôi, đã đốt phá thành Strabourg. Trước lời khuyên nên trả thù thành phố dung dưỡng Hermann, hoàng đế trả lời: - Thiên Chúa trao quyền tối thượng cho ta, không phải là mang đến quanh ta những sát nhân và cướp bóc, nhất là không phải để cho ta phải thiệt mất linh hồn.
Lời này đến tai Hermann và ông ta hối cải.
Hoàng đế Henri bảo vệ Đức giáo hoàng Bênêditô chống lại đức giáo hoàng giả. Nhờ Ngài. Đức giáo hoàng nghĩ tới một Giáo hội trần thế, đã trao cho Ngài một trái cầu bằng vàng có cắm thánh giá để biểu trưng quyền hạn trao phó của Ngài, lo cho vương quyền Chúa Kitô phổ biến khắp muôn dân. Trở lại quốc gia, Ngài vội lo dẹp loạn ở Lombardie. Rồi với nhiệt tình, Ngài đã viếng tu viện Cluny. Ơ đó cầu nguyện lâu ngày và tặng cho tu viện món quà của Đức giáo hoàng.
Hoàng đế sống trong cung điện như trong tu viện và chỉ nghĩ tới hòa bình và đức ái. Ngài góp phần cải hóa dân Hungarie bằng việc gả em gái mình cho vua thánh Stêphanô. Để gây thuận hòa giữa các dân tộc, Ngài thực hiện cuộc gặp gỡ vua Robert nước Pháp. Đối với Giáo hội, Ngài lo trùng tu các thánh đường, giúp đỡ các giám mục. Đặc biệt hơn cả, Ngài đã thành lập giáo phận Banberg và chính tại nhà thờ chính tòa giáo phận này Ngài sẽ được mai táng.
Trên ngôi hoàng đế, Ngài luôn trung thành với lý tưởng. Giữa muôn công việc bề bộn, Ngài luôn dành thời gian cho việc cầu nguyện. Tương truyền rằng ao ước lớn lao nhất của Ngài là được sống trong tu viện. Lần kia, Ngài tới thăm tu viện thánh Vanne ở Verdun. Ngài đã xin với chân phước Richasd, tu viện trưởng nhận Ngài làm tu sĩ. Đức Đan viện phụ nói rằng: chỗ an toàn của vị hoàng đế là ở trên ngai tòa hơn là ở trong tu viện. Khi thấy vị hoàng đế khẩn nài, Đức Đan viện phụ hỏi: - Ngài có sẵn sàng thực hiện đức vâng lời cho đến chết không ?
Hoàng đế Henri cương quyết trả lời : - Con sẵn sàng.
Đức Đan viện phụ liền nhận Ngài như một tu sĩ của dòng và nhân danh đức vâng lời, truyền cho Ngài cai quản đế quốc để hiến thân tìm vinh quang Chúa và ông cứu rỗi cho thần dân.
Ngày 15 tháng 7 năm 1024 hoàng đế Henri từ trần, ai khi đã dùng trọn sức lực để xây dựng một đế quốc theo tinh thần Kitô giáo.
Thánh HENRI
(973 - 1024)
Thánh Henri sinh năm 972. Cha Ngài là Henri bá tước xứ Bavière. Mẹ Ngài là Gisèle, con gái của Conrad, vua miền Bourgogne. Để bảo đảm cho việc giáo dục con cái, Ngài được mẹ giao phó cho các thầy dòng ở Mildeshim, miền Saxe, rồi sau đó cho thánh Wolfgang, giám mục Ratisbonne.
Nhưng thật rủi ro, trong một năm, Henri đã chịu hai cái tang cha và thầy.
Thánh Wolfgang từ trần ngày 30 tháng 10 năm 994 và vua Henri từ trần ngày 28 tháng 12 năm 994. Tuy nhiên ở bên kia thế giới các Ngài dường như không ngừng săn sóc Henri. Một truyền thuyết kể rằng: Henri đã mơ thấy thánh Wolfgang hiện ra viết trên tường nhà thờ hai chữ "còn sáu". Tỉnh dậy, Henri nghĩ rằng mình chỉ còn sống được sáu ngày nữa. Ngài vội vã bố thí rộng rãi để chuẩn bị ra trước tòa Chúa. Nhưng rồi hạn định đã qua Henri vẫn sống. Vị bá tước nghĩ rằng Ngài còn sáu tháng để làm việc lành. Sáu tháng trôi qua Ngài vẫn sống. Lần này Ngài nghĩ thời hạn kéo dài 6 năm và cố gắng sống hoàn hảo hơn nữa. Sau 6 năm trong trường nhân đức ấy, Henri bỗng được chọn làm hoàng đế nước Đức -Roma.
Trước khi lên ngai hoàng đế, Henri đã kế vị người cha từ trần, lên làm bá tước miền Bavière. Các lãnh Chúa thân thiết với Ngài. Dân chúng cũng cảm mến Ngài sâu xa. Họ ao ước bá tước trẻ của mình lập gia đình. Nhưng Ngài đã hứa với Chúa sẽ sống độc thân. Vì vâng lời mẹ và dưới áp lực của các lãnh Chúa. Ngài nhận cưới Cunégonda, một thiếu nữ trong số 11 người con của công tước miền Luxembourg.
Nàng có sắc đẹp mặn mà và nhiều đức tính làm cho mọi người mến phục. Sau các lễ nghi cưới hỏi, lúc về chốn riêng tư, Henri mở lời với người bạn đời: - Em yêu, anh không muốn em không hay biết rằng anh đã thề với Chúa sẽ hiến dâng hồn xác phụng sự Ngài, và vì tình yêu Chúa Giêsu Kitô, anh muốn tiếp tục hoàn toàn.
Và Cunégonde vui sướng trả lời: - Chúa công của em, lời khấn hứa, em cũng đã hứa rồi. Thật hạnh phúc, chúng ta có thể trung thành với những ước nguyện của chúng ta.
Đó là đám cưới tinh tuyền của Henri và Cunégonde. Hoàng đế Henri lên ngôi và được Đức Giám mục thành Mayence xức dầu phong vương năm 1002. Mấy hôm sau hoàng hậu Cunégonde cũng được truy phong và đội triều thiên ở giáo đường Paderbonne. Với tính tình vui vẻ, bình dân và đầy lòng bác ái, hoàng đế rất được dân chúng mến chuộng. Nhưng đế quốc Đức - Roma lúc ấy đang thời suy vong và tình hình rất phức tạp. Vì thế việc đầu tiên của hoàng đế là lo giải hoà các cuộc tranh chấp. Trước hết, Ngài nhường quyền bá tước miền Bavière chi Henri, người Luxembourg.
Tuy nhiên có thể nói rằng: suốt đời hoàng đế, Ngài luôn phải lo vãn hồi trật tự trong đế quốc. Ngay khi lên ngôi hoàng đế, Ngài mang quân sang chinh phục đất Ý, là nơi Arduin tự phong làm vua, tách rời khỏi đế quốc. Dẹp tan đối phương ở biên giới, gần núi Alpes, Ngài đã được dân chúng tưng bừng đón rước. Đức Tổng Giám mục Milanô phong vương cho Ngài tại Pavie. Trở về nước Ngài lại phải đối phó với Boleslaw, xứ Balan. Mấy năm sau, Boleslaw bị quân nhà vua đánh tan và Jarômia lên quản trị xứ Balan.
Bất đắc dĩ, vua Henri mới phải dùng đến binh lực, nhưng Ngài luôn tỏ ra nhân từ. Chẳng hạn Hermann vì muốn tiếm ngôi, đã đốt phá thành Strabourg. Trước lời khuyên nên trả thù thành phố dung dưỡng Hermann, hoàng đế trả lời: - Thiên Chúa trao quyền tối thượng cho ta, không phải là mang đến quanh ta những sát nhân và cướp bóc, nhất là không phải để cho ta phải thiệt mất linh hồn.
Lời này đến tai Hermann và ông ta hối cải.
Hoàng đế Henri bảo vệ Đức giáo hoàng Bênêditô chống lại đức giáo hoàng giả. Nhờ Ngài. Đức giáo hoàng nghĩ tới một Giáo hội trần thế, đã trao cho Ngài một trái cầu bằng vàng có cắm thánh giá để biểu trưng quyền hạn trao phó của Ngài, lo cho vương quyền Chúa Kitô phổ biến khắp muôn dân. Trở lại quốc gia, Ngài vội lo dẹp loạn ở Lombardie. Rồi với nhiệt tình, Ngài đã viếng tu viện Cluny. Ơ đó cầu nguyện lâu ngày và tặng cho tu viện món quà của Đức giáo hoàng.
Hoàng đế sống trong cung điện như trong tu viện và chỉ nghĩ tới hòa bình và đức ái. Ngài góp phần cải hóa dân Hungarie bằng việc gả em gái mình cho vua thánh Stêphanô. Để gây thuận hòa giữa các dân tộc, Ngài thực hiện cuộc gặp gỡ vua Robert nước Pháp. Đối với Giáo hội, Ngài lo trùng tu các thánh đường, giúp đỡ các giám mục. Đặc biệt hơn cả, Ngài đã thành lập giáo phận Banberg và chính tại nhà thờ chính tòa giáo phận này Ngài sẽ được mai táng.
Trên ngôi hoàng đế, Ngài luôn trung thành với lý tưởng. Giữa muôn công việc bề bộn, Ngài luôn dành thời gian cho việc cầu nguyện. Tương truyền rằng ao ước lớn lao nhất của Ngài là được sống trong tu viện. Lần kia, Ngài tới thăm tu viện thánh Vanne ở Verdun. Ngài đã xin với chân phước Richasd, tu viện trưởng nhận Ngài làm tu sĩ. Đức Đan viện phụ nói rằng: chỗ an toàn của vị hoàng đế là ở trên ngai tòa hơn là ở trong tu viện. Khi thấy vị hoàng đế khẩn nài, Đức Đan viện phụ hỏi: - Ngài có sẵn sàng thực hiện đức vâng lời cho đến chết không ?
Hoàng đế Henri cương quyết trả lời : - Con sẵn sàng.
Đức Đan viện phụ liền nhận Ngài như một tu sĩ của dòng và nhân danh đức vâng lời, truyền cho Ngài cai quản đế quốc để hiến thân tìm vinh quang Chúa và ông cứu rỗi cho thần dân.
Ngày 15 tháng 7 năm 1024 hoàng đế Henri từ trần, ai khi đã dùng trọn sức lực để xây dựng một đế quốc theo tinh thần Kitô giáo.
Ngày 23-07 Thánh BRIGITTA
Ngày 23-07
Thánh BRIGITTA
(1303 - 1373)
Thánh Brigitta (hay là Birgitta) sinh ngày 14 tháng 6 năm 1303 tại Upland, Thụy Điển, nơi cha Ngài cai quản, Mẹ Ngài, bà Ingeborg Phinsta, là con của vị quan cai quản miền đông Goythland. Brigitta là con út trong số 7 người con.
Truyền thuyết mặc cho cuộc sinh hạ của thánh nữ nhiều biến cố siêu nhiên.
Ngay trước khi sinh ra thánh nữ, mẹ Ngài đã thoát chết cách lạ lùng trong một cuộc đắm tàu. Một linh mục được thị kiến, thấy "tiếng nói của con trẻ được mọi người nghe theo". Thực tế, Brigitta tới 3 tuổi mới nói được, nhưng lại nói rất sõi làm cho láng giềng phải kinh ngạc.
Lúc lên 7 tuổi, một buổi sáng có bà mặc áo trắng hiện đến đầu giường, tay cầm triều thiên và nói : - Brigitta, con có muốn thiên thần này không ?
Đứa trẻ đáp lời : - Dạ con muốn lắm chứ.
Và Đức trinh nữ đã đội triều thiên lên đầu Brigitta.
Buổi lên mười, Brigitta đã được nghe giảng về cuộc khổ nạn của Chúa, Thánh nữ rất cảm động. Đêm sau, Chúa Giêsu hiện ra, mình đầy thương tích bê nết máu. Chúa nói : - Con xem cha bị đối xử tàn tệ thế nào.
Đau đớn thánh nữ hỏi : - Lạy Chúa, ai làm cho Chúa bị thương tích như vậy ?
Chúa nói : - Những người khinh thường các giới luật và quên lãng tình yêu cha.
Những hình ảnh này không bao giờ phai mờ trong tâm trí Brigitta. Năm 1314 mẹ thánh nữ từ trần. Ngài sống với người dì. Năm 1316, vì vâng lời và ngược với khuynh hướng tự nhiên, thánh nữ kết hôn với Ulj Gudmarsson, 18 tuổi, nghị viên tương lai của vương quốc. Họ sinh được tám người con, 4 trai, 4 gái.
Hai người con trai chết sớm. Karl, người con trưởng nặng tinh thần thế tục, nhưng lại rất kính mến Đức Mẹ. Birger, người con gái thứ hai, lập gia đình. Nhưng sau này trở thành người cộng sự của mẹ và sẽ đem xác mẹ từ Roma về chôn cất tại Thụy Điển. Ba người con gái khác đều lập gia đình Merita và Cêcilia ở lại Thụy Điển. Còn Catarina sau khi mất chồng đã sống với mẹ (Brigitta tạ thế năm 1381 và được tuyên thánh năm 1476).
Người con trai thứ tư, Ingebord đã trở thành tu sĩ dòng Xitô.
Vua Magour vời thánh nữ vào làm cố vấn cho hoàng hậu Blanche. Ngài trở thành người quản gia thứ hai trong triều sau hoàng hậu, nhưng đã cố gắng một cách vô hiệu trong nỗ lực biến cải đời sống của hoàng hậu lẫn của nhà vua.
Sau một cơn bệnh nguy ngập và được Đức Trinh Nữ chữa lành, thánh nữ khuyên chồng rời bỏ triều đình lui về nhà riêng họ đã sống đời gia đình gần như sống trong tu viện.
Brigitta cùng chồng đi hành hương đền thờ thánh Giacôbê ở Compostella. Trên cùng về, ông Ulf lâm trọng bệnh tại tu viện Alvasta. Năm 1943, nghĩa là 28 năm sau ngày cưới, ông qua đời và Brigitta sống đời sám hối gần tu viện Xitô ở Alvasta. Khi sống tại đây thánh nữ soạn một bộ luật dòng, Ngài được kêu gọi thành lập, nhưng sinh thời Ngài không bao giờ thấy được dòng ấy thành hình.
Chính Cararina, ái nữ Ngài, sẽ hướng dẫn nhà dòng phát triển mạnh mẽ, sau khi được Đức Urbanô V châu phê năm 1370 và sau khi thánh nữ qua đời.
Thánh nữ Brigitta được ơn tiên tri và thực hiện nhiều cuộc chữa trị lạ lùng cho Giáo hội và xã hội. Chúng ta biết rằng: khi đã trở thành goá phụ, thánh nữ đã sống đời khổ hạnh, ít ăn, ít ngủ và cầu nguyện không ngừng. Ngài theo đuổi một luật sống nghiêm ngặt và thực hiện đủ công trình bác ái, đến nỗi chính Ngài phải đi ăn xin. Dù vậy, Ngài không rút lui hoàn toàn vào cô đơn.
Ngài được linh ứng và cha tuyên úy của Ngài viết lại bằng tiếng La-tinh dưới tựa đề "mạc khải". Ngài cũng viết nhiều thư tín cho các Đức giáo hoàng, các Đức Hồng y, các nhà cầm quyền để vạch trần những tật xấu của họ, cũng như chỉ vẽ cách thế canh tân đời sống họ. Đối với nhà vua, Ngài chỉ trích các hà khắc và khuyên sống với địa vị của mình. Ngài còn nhờ một giám mục mang thư khuyên hai vua Anh và Pháp hòa giải với nhau. Đối với Đức giáo hoàng Clêmentê VI đang ở Avignon, Ngài xin vị cha chung trở về Roma.
Năm 1349, thánh nữ đi hành hương Roma để dự năm thánh. Nhân dịp này, Ngài xin toà thánh châu phê luật dòng, nhưng từ năm 1215 công đồng Lateranô IV đã cấm lập thêm dòng mới. Đức giáo hoàng Urbanô V lại bỏ Roma sang Avigno sau khi châu phê luật dòng của Ngài, năm 1370. Được ơn soi sáng, năm 1372, thánh Brigitta đi hành hương thánh địa để cầu nguyện cho Giáo hội.
Năm 1373, thánh nữ trở về Roma và từ trần ngày 23 tháng 7. Mười tám năm sau, Ngài được tuyên thánh, ngày 7 tháng10 năm 1391.
Thánh BRIGITTA
(1303 - 1373)
Thánh Brigitta (hay là Birgitta) sinh ngày 14 tháng 6 năm 1303 tại Upland, Thụy Điển, nơi cha Ngài cai quản, Mẹ Ngài, bà Ingeborg Phinsta, là con của vị quan cai quản miền đông Goythland. Brigitta là con út trong số 7 người con.
Truyền thuyết mặc cho cuộc sinh hạ của thánh nữ nhiều biến cố siêu nhiên.
Ngay trước khi sinh ra thánh nữ, mẹ Ngài đã thoát chết cách lạ lùng trong một cuộc đắm tàu. Một linh mục được thị kiến, thấy "tiếng nói của con trẻ được mọi người nghe theo". Thực tế, Brigitta tới 3 tuổi mới nói được, nhưng lại nói rất sõi làm cho láng giềng phải kinh ngạc.
Lúc lên 7 tuổi, một buổi sáng có bà mặc áo trắng hiện đến đầu giường, tay cầm triều thiên và nói : - Brigitta, con có muốn thiên thần này không ?
Đứa trẻ đáp lời : - Dạ con muốn lắm chứ.
Và Đức trinh nữ đã đội triều thiên lên đầu Brigitta.
Buổi lên mười, Brigitta đã được nghe giảng về cuộc khổ nạn của Chúa, Thánh nữ rất cảm động. Đêm sau, Chúa Giêsu hiện ra, mình đầy thương tích bê nết máu. Chúa nói : - Con xem cha bị đối xử tàn tệ thế nào.
Đau đớn thánh nữ hỏi : - Lạy Chúa, ai làm cho Chúa bị thương tích như vậy ?
Chúa nói : - Những người khinh thường các giới luật và quên lãng tình yêu cha.
Những hình ảnh này không bao giờ phai mờ trong tâm trí Brigitta. Năm 1314 mẹ thánh nữ từ trần. Ngài sống với người dì. Năm 1316, vì vâng lời và ngược với khuynh hướng tự nhiên, thánh nữ kết hôn với Ulj Gudmarsson, 18 tuổi, nghị viên tương lai của vương quốc. Họ sinh được tám người con, 4 trai, 4 gái.
Hai người con trai chết sớm. Karl, người con trưởng nặng tinh thần thế tục, nhưng lại rất kính mến Đức Mẹ. Birger, người con gái thứ hai, lập gia đình. Nhưng sau này trở thành người cộng sự của mẹ và sẽ đem xác mẹ từ Roma về chôn cất tại Thụy Điển. Ba người con gái khác đều lập gia đình Merita và Cêcilia ở lại Thụy Điển. Còn Catarina sau khi mất chồng đã sống với mẹ (Brigitta tạ thế năm 1381 và được tuyên thánh năm 1476).
Người con trai thứ tư, Ingebord đã trở thành tu sĩ dòng Xitô.
Vua Magour vời thánh nữ vào làm cố vấn cho hoàng hậu Blanche. Ngài trở thành người quản gia thứ hai trong triều sau hoàng hậu, nhưng đã cố gắng một cách vô hiệu trong nỗ lực biến cải đời sống của hoàng hậu lẫn của nhà vua.
Sau một cơn bệnh nguy ngập và được Đức Trinh Nữ chữa lành, thánh nữ khuyên chồng rời bỏ triều đình lui về nhà riêng họ đã sống đời gia đình gần như sống trong tu viện.
Brigitta cùng chồng đi hành hương đền thờ thánh Giacôbê ở Compostella. Trên cùng về, ông Ulf lâm trọng bệnh tại tu viện Alvasta. Năm 1943, nghĩa là 28 năm sau ngày cưới, ông qua đời và Brigitta sống đời sám hối gần tu viện Xitô ở Alvasta. Khi sống tại đây thánh nữ soạn một bộ luật dòng, Ngài được kêu gọi thành lập, nhưng sinh thời Ngài không bao giờ thấy được dòng ấy thành hình.
Chính Cararina, ái nữ Ngài, sẽ hướng dẫn nhà dòng phát triển mạnh mẽ, sau khi được Đức Urbanô V châu phê năm 1370 và sau khi thánh nữ qua đời.
Thánh nữ Brigitta được ơn tiên tri và thực hiện nhiều cuộc chữa trị lạ lùng cho Giáo hội và xã hội. Chúng ta biết rằng: khi đã trở thành goá phụ, thánh nữ đã sống đời khổ hạnh, ít ăn, ít ngủ và cầu nguyện không ngừng. Ngài theo đuổi một luật sống nghiêm ngặt và thực hiện đủ công trình bác ái, đến nỗi chính Ngài phải đi ăn xin. Dù vậy, Ngài không rút lui hoàn toàn vào cô đơn.
Ngài được linh ứng và cha tuyên úy của Ngài viết lại bằng tiếng La-tinh dưới tựa đề "mạc khải". Ngài cũng viết nhiều thư tín cho các Đức giáo hoàng, các Đức Hồng y, các nhà cầm quyền để vạch trần những tật xấu của họ, cũng như chỉ vẽ cách thế canh tân đời sống họ. Đối với nhà vua, Ngài chỉ trích các hà khắc và khuyên sống với địa vị của mình. Ngài còn nhờ một giám mục mang thư khuyên hai vua Anh và Pháp hòa giải với nhau. Đối với Đức giáo hoàng Clêmentê VI đang ở Avignon, Ngài xin vị cha chung trở về Roma.
Năm 1349, thánh nữ đi hành hương Roma để dự năm thánh. Nhân dịp này, Ngài xin toà thánh châu phê luật dòng, nhưng từ năm 1215 công đồng Lateranô IV đã cấm lập thêm dòng mới. Đức giáo hoàng Urbanô V lại bỏ Roma sang Avigno sau khi châu phê luật dòng của Ngài, năm 1370. Được ơn soi sáng, năm 1372, thánh Brigitta đi hành hương thánh địa để cầu nguyện cho Giáo hội.
Năm 1373, thánh nữ trở về Roma và từ trần ngày 23 tháng 7. Mười tám năm sau, Ngài được tuyên thánh, ngày 7 tháng10 năm 1391.
Ngày 22-07 Thánh MARIA MADALENA
Ngày 22-07
Thánh MARIA MADALENA
Các Giáo phụ đã tranh luận và các nhà chú giải vẫn còn tìm hiểu xem Giáo hội có kính nhớ ba thánh nữ dưới cùng một danh xưng Maria Madalena hay không.
Người thứ nhất là một người nữ tội lỗi. Khi Chúa Giêsu vào nhà ông biệt phái Simon, một tội nhân vô danh đã được ơn tha tội, nhờ tình yêu bà bày tỏ trong việc xức dầu thơm vào chân Chúa rồi lấy tóc mà lau (Lc VII, 36-39).
Đàng khác, cũng chính việc thánh sử Luca (Lc VIII, 43-48) đã nói đến Maria Madalêna được Chúa Giêsu trừ quỉ cho. Thánh nữ là một trong số phụ nữ đã theo Chúa trong các cuộc hành trình của Người. Hiện diện trên đồi Calvê, Ngài cũng thuộc vào số các bà đem dầu thơm đến mồ xức xác Chúa. Ngài là người đầu tiên báo tin cho các môn đệ biết ngôi mộ trống. Trở lại mộ ngay sau đó, Ngài đã thấy và nói truyện với các thiên thần. Sau cùng, Ngài đã nhận ra Đâng Phục sinh mà thoạt đầu Ngài tưởng là một bác làm vườn (Ga 20, 1-18).
Maria Bêtania, là chị em của Matta và Lazarô đã ngồi dưới chân Chúa Giêsu mà nghe lời Người, trong khi Matta bận rộn chuẩn bị bữa ăn. Thế mà Ngài là người đã chọn phần tốt nhất, phần chiêm niệm (Lc 10,38-42). Khi Chúa Giêsu đến cứu sống Lazarô, thánh nữ vẫn giữ một phần tương tự. Ngài ngồi tại nhà cho tới khi Matta kêu Ngài tới gặp "thầy". Ít ngày sau, Ngài đã xức dầu Chúa Giêsu (Mt 26,6-13).
Mặc dầu các sách Tin Mừng không bảo đảm đồng nhất ba khuôn mặt này thành một người và ý kiến các giáo phụ còn trái nghịch, nhưng Giáo hội Tây phương từ thế kỷ thứ VI đã đồng hóa thành một người. Sự đồng hóa này được diễn tả trong phụng vụ.
Với sự đồng hóa ấy, lòng đạo đức thường diễn tả thánh Maria Madalena như một phụ nữ có mái tóc dài, được Chúa Giêsu tha thứ nao nức đón nghe Lời Người. Bà đã được chứng kiến Laxarô sống lại. Tiên cảm được về thảm kịch khổ nạn, bà đã đổ dầu thơm quí giá lên chân Chúa Giêsu như một cuộc xức dầu cao cả. Hiện diện dưới chân thánh giá, bà sẽ được Chúa Giêsu thân ái gọi tên "Maria" buổi sáng phục sinh.
Sau đó, người ta không nghe nói gì về Maria Madalena nữa. Theo truyền thuyết, Ngài đã từ trần và được mai táng ở Ephêsô. Năm 889, hoàng đế Lêô VI đã chuyển thi hài thánh nữ về một tu viện ở Constantinople.
Thánh MARIA MADALENA
Các Giáo phụ đã tranh luận và các nhà chú giải vẫn còn tìm hiểu xem Giáo hội có kính nhớ ba thánh nữ dưới cùng một danh xưng Maria Madalena hay không.
Người thứ nhất là một người nữ tội lỗi. Khi Chúa Giêsu vào nhà ông biệt phái Simon, một tội nhân vô danh đã được ơn tha tội, nhờ tình yêu bà bày tỏ trong việc xức dầu thơm vào chân Chúa rồi lấy tóc mà lau (Lc VII, 36-39).
Đàng khác, cũng chính việc thánh sử Luca (Lc VIII, 43-48) đã nói đến Maria Madalêna được Chúa Giêsu trừ quỉ cho. Thánh nữ là một trong số phụ nữ đã theo Chúa trong các cuộc hành trình của Người. Hiện diện trên đồi Calvê, Ngài cũng thuộc vào số các bà đem dầu thơm đến mồ xức xác Chúa. Ngài là người đầu tiên báo tin cho các môn đệ biết ngôi mộ trống. Trở lại mộ ngay sau đó, Ngài đã thấy và nói truyện với các thiên thần. Sau cùng, Ngài đã nhận ra Đâng Phục sinh mà thoạt đầu Ngài tưởng là một bác làm vườn (Ga 20, 1-18).
Maria Bêtania, là chị em của Matta và Lazarô đã ngồi dưới chân Chúa Giêsu mà nghe lời Người, trong khi Matta bận rộn chuẩn bị bữa ăn. Thế mà Ngài là người đã chọn phần tốt nhất, phần chiêm niệm (Lc 10,38-42). Khi Chúa Giêsu đến cứu sống Lazarô, thánh nữ vẫn giữ một phần tương tự. Ngài ngồi tại nhà cho tới khi Matta kêu Ngài tới gặp "thầy". Ít ngày sau, Ngài đã xức dầu Chúa Giêsu (Mt 26,6-13).
Mặc dầu các sách Tin Mừng không bảo đảm đồng nhất ba khuôn mặt này thành một người và ý kiến các giáo phụ còn trái nghịch, nhưng Giáo hội Tây phương từ thế kỷ thứ VI đã đồng hóa thành một người. Sự đồng hóa này được diễn tả trong phụng vụ.
Với sự đồng hóa ấy, lòng đạo đức thường diễn tả thánh Maria Madalena như một phụ nữ có mái tóc dài, được Chúa Giêsu tha thứ nao nức đón nghe Lời Người. Bà đã được chứng kiến Laxarô sống lại. Tiên cảm được về thảm kịch khổ nạn, bà đã đổ dầu thơm quí giá lên chân Chúa Giêsu như một cuộc xức dầu cao cả. Hiện diện dưới chân thánh giá, bà sẽ được Chúa Giêsu thân ái gọi tên "Maria" buổi sáng phục sinh.
Sau đó, người ta không nghe nói gì về Maria Madalena nữa. Theo truyền thuyết, Ngài đã từ trần và được mai táng ở Ephêsô. Năm 889, hoàng đế Lêô VI đã chuyển thi hài thánh nữ về một tu viện ở Constantinople.
Ngày 21-07 Thánh LAURENSÔ BRINDISTIÔ
Ngày 21-07
Thánh LAURENSÔ BRINDISTIÔ
Linh Mục Và Tiến Sĩ Hội Thánh (1559 - 1619)
Cesare de Rossi sinh tại Brindisi vùng Aquila, miền nam nước ý năm 1559, Ngài được giáo dục tại Venise và gia nhập dòng thánh Phanxicô ở Verôna. Năm 1575, Ngài được mặc áo dòng với tên gọi là Laurensô Brindisiô.
Những năm theo học tại Padua đã giúp Ngài trở thành những học giả, thông thạo các thứ tiếng Pháp, Đức, Hy lạp, Syria và Do thái. Những khả năng này đã góp phần mang lại nhiều thành công khi Ngài làm việc với anh em Do thái và khi Ngài phải đương đầu với sự bành trướng của Thệ phản. Danh tiếng Ngài lan rộng khắp vùng Trung Âu.
Trong dòng, Laurensô Brindisiô đã được bầu làm bề trên cả.
Ngoài ra, Ngài còn hăng say với đạo binh Thánh giá dẫn đầu đoàn quân Hung Gia Lợi chống lại quân Thổ Nhĩ Kỳ. Với thánh giá cầm tay, Ngài đã mang lại chiến thắng năm 1601.
Phần đời còn lại, Ngài hiến mình cho việc truyền giáo và ngoại giáo. Với khả năng đặc biệt này, Ngài đã là một nhà ngoại giao tài giỏi của nhiều vị giáo hoàng. Tuy nhiên, giữa những hoạt động bên ngoài, thánh nhân vẫn dành nhiều thời gian cho việc cầu nguyện và thực tập các nhân đức. Chính đời sống nội tâm sâu sắc đã đưa Ngài lên đỉnh cao đời sống thánh thiện.
Năm 1619, đang khi thi hành sứ mạng được trao phó ở Lisbonne, thánh Laurensô đã từ trần trong sự nghèo khó đơn sơ và thánh thiện. Ngài để lại nhiều tác phẩm giá trị cho kho tàng đức tin công giáo.
Năm 1881, Đức Lêô XIII đã suy tuyên Ngài lên bậc hiển thánh. Năm 1959 Đức Gioan XXIII đặt Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh.
Thánh LAURENSÔ BRINDISTIÔ
Linh Mục Và Tiến Sĩ Hội Thánh (1559 - 1619)
Cesare de Rossi sinh tại Brindisi vùng Aquila, miền nam nước ý năm 1559, Ngài được giáo dục tại Venise và gia nhập dòng thánh Phanxicô ở Verôna. Năm 1575, Ngài được mặc áo dòng với tên gọi là Laurensô Brindisiô.
Những năm theo học tại Padua đã giúp Ngài trở thành những học giả, thông thạo các thứ tiếng Pháp, Đức, Hy lạp, Syria và Do thái. Những khả năng này đã góp phần mang lại nhiều thành công khi Ngài làm việc với anh em Do thái và khi Ngài phải đương đầu với sự bành trướng của Thệ phản. Danh tiếng Ngài lan rộng khắp vùng Trung Âu.
Trong dòng, Laurensô Brindisiô đã được bầu làm bề trên cả.
Ngoài ra, Ngài còn hăng say với đạo binh Thánh giá dẫn đầu đoàn quân Hung Gia Lợi chống lại quân Thổ Nhĩ Kỳ. Với thánh giá cầm tay, Ngài đã mang lại chiến thắng năm 1601.
Phần đời còn lại, Ngài hiến mình cho việc truyền giáo và ngoại giáo. Với khả năng đặc biệt này, Ngài đã là một nhà ngoại giao tài giỏi của nhiều vị giáo hoàng. Tuy nhiên, giữa những hoạt động bên ngoài, thánh nhân vẫn dành nhiều thời gian cho việc cầu nguyện và thực tập các nhân đức. Chính đời sống nội tâm sâu sắc đã đưa Ngài lên đỉnh cao đời sống thánh thiện.
Năm 1619, đang khi thi hành sứ mạng được trao phó ở Lisbonne, thánh Laurensô đã từ trần trong sự nghèo khó đơn sơ và thánh thiện. Ngài để lại nhiều tác phẩm giá trị cho kho tàng đức tin công giáo.
Năm 1881, Đức Lêô XIII đã suy tuyên Ngài lên bậc hiển thánh. Năm 1959 Đức Gioan XXIII đặt Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh.
Ngày 16-07 ĐỨC TRINH NỮ MARIA NÚI CAMÊLÔ
Ngày 16-07
ĐỨC TRINH NỮ MARIA NÚI CAMÊLÔ
Camêlô được coi như ngọn núi thánh. Hơn 700 năm trước khi Chúa Giêsu ra đời, Elia đã lên núi này để bảo vệ niềm tin của mình trong cơn bách hại, cũng như đã đào tạo những tâm hồn trung thành với Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu ra đời, nhiệt tình của Elia như vẫn còn cháy trong lòng các người khắc kỷ (Esseniô). Người ta nói rằng ngày lễ hiện xuống, những người này nhờ lời rao giảng và phép rửa của thánh Gioan Tẩy giả đã hợp lực với các tông đồ để truyền bá Tin Mừng.
Camêlô khi ấy vẫn còn là nơi tụ họp những tâm hồn muốn hiến thân cho Thiên Chúa. Camêlô lại chỉ cách Nazareth chừng một ngày đường, nên những người họp thành cộng đoàn ở núi này hướng về Mẹ Maria như mẫu gương sống và như nguồn ơn phù trợ. Thời thập tự quân, Camêlô là nơi đón tiếp nhiều vị ẩn tu. Tuy nhiên vào thế kỷ thứ XII, Đức Thượng phụ Giáo chủ Albertô thành Giêrusalem đã qui tụ tất cả thành một nhà dòng, ban hành cho họ một qui luật được Đức giáo hoàng chuẩn y năm 1226. Cũng năm ấy, Đức Giáo hoàng cho phép mừng trọng thể trong dòng lễ Đức Bà Camêlô.
Khi lên làm bề trên nhà dòng, thánh Simon Stock đã tha thiết xin Đức Mẹ một dấu chỉ tỏ lòng săn sóc ưu ái của Mẹ đối với nhà dòng. Sau nhiều lời cầu nguyện lâu dài, ngày 16 tháng 7 năm 1251, Đức Mẹ đã hiện ra trao cho thánh nhân bộ áo dòng mà nói:
- "Hãy nhận lấy bộ áo dòng này Mẹ ban cho dòng và cho tu sĩ như dấu chỉ của lòng ưu ái và sự săn sóc Mẹ dành cho các con. Đây là dấu hiệu cứu rỗi. Giải thoát mọi hiểm nguy. Ai chết mà mang biểu hiện bình an này, sẽ khỏi bị lửa thiêu đời dời và Mẹ sẽ cứu họ khỏi lửa luyện tội vào ngày thứ bảy sau khi họ qua đời".
Trước khi cử chỉ ưu ái này, không biết bao nhiêu người mọi thời đã xin lãnh "áo Đức bà" để được sống dưới sự chở che của Đức Mẹ. Người ta hướng về Đức Mẹ núi Camêlô như hướng về nguồn ơn phúc để tạ ơn. Vì thế lễ mừng Đức Trinh Nữ Maria núi Camêlô ngày càng lan rộng tới các nước có vua công giáo ngày 21 tháng 11 năm 1674 và năm sau tới các nước vương quốc Áo, Bồ Đào Nha mừng từ năm 1679, các nước thuộc quyền Đức giáo hoàng mừng năm 1725.
Đức giáo hoàng Bênêdictô XIII phổ biến lễ này trong toàn Giáo hội do sắc lệnh ban hành ngày 24 tháng 9 năm 1726. Ngày 15 tháng 5 năm 1892, Đức giáo hoàng Lêo XIII đã ban đặc ân "Portiuncula" (ơn đại xá cho ai viếng nhà thờ) trong lễ này.
ĐỨC TRINH NỮ MARIA NÚI CAMÊLÔ
Camêlô được coi như ngọn núi thánh. Hơn 700 năm trước khi Chúa Giêsu ra đời, Elia đã lên núi này để bảo vệ niềm tin của mình trong cơn bách hại, cũng như đã đào tạo những tâm hồn trung thành với Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu ra đời, nhiệt tình của Elia như vẫn còn cháy trong lòng các người khắc kỷ (Esseniô). Người ta nói rằng ngày lễ hiện xuống, những người này nhờ lời rao giảng và phép rửa của thánh Gioan Tẩy giả đã hợp lực với các tông đồ để truyền bá Tin Mừng.
Camêlô khi ấy vẫn còn là nơi tụ họp những tâm hồn muốn hiến thân cho Thiên Chúa. Camêlô lại chỉ cách Nazareth chừng một ngày đường, nên những người họp thành cộng đoàn ở núi này hướng về Mẹ Maria như mẫu gương sống và như nguồn ơn phù trợ. Thời thập tự quân, Camêlô là nơi đón tiếp nhiều vị ẩn tu. Tuy nhiên vào thế kỷ thứ XII, Đức Thượng phụ Giáo chủ Albertô thành Giêrusalem đã qui tụ tất cả thành một nhà dòng, ban hành cho họ một qui luật được Đức giáo hoàng chuẩn y năm 1226. Cũng năm ấy, Đức Giáo hoàng cho phép mừng trọng thể trong dòng lễ Đức Bà Camêlô.
Khi lên làm bề trên nhà dòng, thánh Simon Stock đã tha thiết xin Đức Mẹ một dấu chỉ tỏ lòng săn sóc ưu ái của Mẹ đối với nhà dòng. Sau nhiều lời cầu nguyện lâu dài, ngày 16 tháng 7 năm 1251, Đức Mẹ đã hiện ra trao cho thánh nhân bộ áo dòng mà nói:
- "Hãy nhận lấy bộ áo dòng này Mẹ ban cho dòng và cho tu sĩ như dấu chỉ của lòng ưu ái và sự săn sóc Mẹ dành cho các con. Đây là dấu hiệu cứu rỗi. Giải thoát mọi hiểm nguy. Ai chết mà mang biểu hiện bình an này, sẽ khỏi bị lửa thiêu đời dời và Mẹ sẽ cứu họ khỏi lửa luyện tội vào ngày thứ bảy sau khi họ qua đời".
Trước khi cử chỉ ưu ái này, không biết bao nhiêu người mọi thời đã xin lãnh "áo Đức bà" để được sống dưới sự chở che của Đức Mẹ. Người ta hướng về Đức Mẹ núi Camêlô như hướng về nguồn ơn phúc để tạ ơn. Vì thế lễ mừng Đức Trinh Nữ Maria núi Camêlô ngày càng lan rộng tới các nước có vua công giáo ngày 21 tháng 11 năm 1674 và năm sau tới các nước vương quốc Áo, Bồ Đào Nha mừng từ năm 1679, các nước thuộc quyền Đức giáo hoàng mừng năm 1725.
Đức giáo hoàng Bênêdictô XIII phổ biến lễ này trong toàn Giáo hội do sắc lệnh ban hành ngày 24 tháng 9 năm 1726. Ngày 15 tháng 5 năm 1892, Đức giáo hoàng Lêo XIII đã ban đặc ân "Portiuncula" (ơn đại xá cho ai viếng nhà thờ) trong lễ này.
Ngày 15-07 Thánh BÔNAVENTURA
Ngày 15-07
Thánh BÔNAVENTURA
Giám mục, tiến sĩ hội thánh.(1221 - 1274)
Sinh năm 1221 tại Bagnorea, gần Viterbo, thánh Bonaventura là con ông Giovanni di Fidanza và bà Ritella. Ngài được đặt tên là Giovanni, lúc lên bốn, Ngài lâm trọng bệnh vô phương cứu chữa. Người mẹ vội ẵm Ngài tới gặp thánh Phanxicô khó khăn. Thánh nhân thương cha mẹ dâng lời cầu nguyện và Giovanni hết bệnh. Sung sướng, người mẹ kêu lên : "Obuona Ventura" (Ôi biến cố phúc hậu). Từ đó Giovanni mang tên Bônaventura. Ngài theo học tại dòng anh em hèn mọn.
Tới tuổi 15, Bonaventura theo học tại Paris, trung tâm ánh sáng thời đó. Ngài sống thanh trong đến nỗi Alexandre de Hales nhận xét : - Anh giống như Adam chưa hề phạm tội.
Ngài kết thân với sinh viên tài ba khác là Thomas Aquinô. Ngỡ ngàng về sự hiểu biết của bạn mình. Thomas hỏi Bonaventura xem Ngài đã học sách nào ? Bonaventura chỉ cây thánh giá trả lời: - Đây là nguồn mọi hiểu biết của tôi. Tôi học Chúa Giêsu bị đóng đinh.
Năm 1257, Ngài được chọn làm bề trên cả dòng Phanxicô. Tình thế Ngài phải đối diện rất là phức tạp. Trong dòng đang có sự phân rẽ giữa những người nhiệt tâm muốn tuân giữ nghiêm nhặt luật dòng và những người muốn chước giảm. Nhờ sự thánh thiện và tài khéo léo, Bonaventura đã giải quyết các vấn đề cách ổn thỏa, đến nỗi Ngài đang được gọi là Đấng sáng lập thứ hai của dòng. Trong kỳ đại hội ở Narbonne 1250, Ngài đã ban hành hiến pháp đầu tiên cho dòng. Sau đó Ngài liên tiếp thăm viếng không biết mệt các tỉnh dòng để quan sát việc thực hiện bản quy luật này.
Chính Ngài tổ chức việc học hành cho các giáo sĩ trong dòng, làm cho công cuộc tông đồ được phổ biến rộng rãi đến cả những bậc thức giả lẫn giới bình dân. Chính Bonaventura là một nhà dòng giảng thuyết có biệt tài. Ngài đã giảng thuyết từ các tu viện, tới các thành phố ở Au Châu, trước mặt vua Luy IX Đức giáo hoàng. Luôn luôn Ngài thu phục được cảm tình của thính giả.
Một thầy dòng khiêm tốn tên là Gilles hỏi Ngài : - Các cha thông thái, được Chúa ban cho nhiều tài năng. Còn chúng con, chúng con có thể làm gì được ?
Bonaventura trả lời : - Nếu Chúa ban cho một người tài năng khác là ơn yêu mến Ngài thế là đủ rồi, và là kho tàng quí báu nhất.
Thầy dòng hỏi tiếp : - Một người không biết đọc biết viết có thể yêu mến Thiên Chúa như một nhà thông thái biết mọi sự không ?
Thánh nhân trả lời : - Chắc chắn rồi, một bà già có thể yêu Chúa hơn cả một nhà tiến sĩ thần học.
Thày dòng vui vẻ la lớn : - Một bà già có thể yêu Chúa hơn cả cha Bonaventura của chúng ta nữa.
Ngài còn tiếp : - Biết một chút về Chúa còn hơn là biết mọi sự trong trời đất.
Ngoài những hoạt động bên ngoài ấy. Bonaventura còn lo viết sách để huấn luyện các tu sĩ và những sách về triết học, thần học và thánh kinh. Chúng ta có thể kể đến cuốn "chú giải luật dòng Phanxicô", "hạnh tích thánh Phanxicô" nhất là cuốn "hành trình của linh hồn hướng về Thiên Chúa".
Trong nỗ lực xây dựng Hội Thánh, Bonaventura luôn tỏ ra khiêm tốn. Người ta kể rằng : Đức giáo hoàng Grêgoriô X truyền cho thánh Thomas và thánh Bonaventura soạn thảo bộ kinh lễ Thánh Thể. Khi hai vị vào yết kiến đức giáo hoàng trình bày công việc, thánh Bonaventura xé nát bản văn của mình.
Cùng với lời khiêm tốn ấy, Bonaventura đã từ chối chức Tổng giám mục thành York mà Đức giáo hoàng Clêment IV đề nghị, lòng khiêm tốn ấy không ngăn cản sự cương quyết và can đảm của Ngài chống lại thuyết sai lầm của thuyết Aristote và Avéoes... Nhưng Đức giáo hoàng Grêgoriô X đã quyết định đặt Ngài làm hồng y cai quản giáo phận Albanô và truyền Ngài về Roma ngay.
Khi hai sứ thần mang mũ hồng y đến, Ngài còn đang rửa chén. Ngày 28 tháng 5 năm 1273 Ngài nhận chức và là cánh tay đắc lực của đức giáo hoàng. Phần đóng góp của Ngài vào sự hợp nhất Giáo hội Hy lạp và Roma tại công đồng Lyon thật lớn lao.
Nhưng khi công đồng Lyon còn đang nhóm họp thì Bonaventura từ trần ngày 14 tháng 7 năm 1274. Đức Sixtô IV phong Ngài lên bậc hiển thánh năm 1482 và đức Sixtô V đã đặt Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1858. Người ta gọi Ngài là "Tiến sĩ sốt mến".
Thánh BÔNAVENTURA
Giám mục, tiến sĩ hội thánh.(1221 - 1274)
Sinh năm 1221 tại Bagnorea, gần Viterbo, thánh Bonaventura là con ông Giovanni di Fidanza và bà Ritella. Ngài được đặt tên là Giovanni, lúc lên bốn, Ngài lâm trọng bệnh vô phương cứu chữa. Người mẹ vội ẵm Ngài tới gặp thánh Phanxicô khó khăn. Thánh nhân thương cha mẹ dâng lời cầu nguyện và Giovanni hết bệnh. Sung sướng, người mẹ kêu lên : "Obuona Ventura" (Ôi biến cố phúc hậu). Từ đó Giovanni mang tên Bônaventura. Ngài theo học tại dòng anh em hèn mọn.
Tới tuổi 15, Bonaventura theo học tại Paris, trung tâm ánh sáng thời đó. Ngài sống thanh trong đến nỗi Alexandre de Hales nhận xét : - Anh giống như Adam chưa hề phạm tội.
Ngài kết thân với sinh viên tài ba khác là Thomas Aquinô. Ngỡ ngàng về sự hiểu biết của bạn mình. Thomas hỏi Bonaventura xem Ngài đã học sách nào ? Bonaventura chỉ cây thánh giá trả lời: - Đây là nguồn mọi hiểu biết của tôi. Tôi học Chúa Giêsu bị đóng đinh.
Năm 1257, Ngài được chọn làm bề trên cả dòng Phanxicô. Tình thế Ngài phải đối diện rất là phức tạp. Trong dòng đang có sự phân rẽ giữa những người nhiệt tâm muốn tuân giữ nghiêm nhặt luật dòng và những người muốn chước giảm. Nhờ sự thánh thiện và tài khéo léo, Bonaventura đã giải quyết các vấn đề cách ổn thỏa, đến nỗi Ngài đang được gọi là Đấng sáng lập thứ hai của dòng. Trong kỳ đại hội ở Narbonne 1250, Ngài đã ban hành hiến pháp đầu tiên cho dòng. Sau đó Ngài liên tiếp thăm viếng không biết mệt các tỉnh dòng để quan sát việc thực hiện bản quy luật này.
Chính Ngài tổ chức việc học hành cho các giáo sĩ trong dòng, làm cho công cuộc tông đồ được phổ biến rộng rãi đến cả những bậc thức giả lẫn giới bình dân. Chính Bonaventura là một nhà dòng giảng thuyết có biệt tài. Ngài đã giảng thuyết từ các tu viện, tới các thành phố ở Au Châu, trước mặt vua Luy IX Đức giáo hoàng. Luôn luôn Ngài thu phục được cảm tình của thính giả.
Một thầy dòng khiêm tốn tên là Gilles hỏi Ngài : - Các cha thông thái, được Chúa ban cho nhiều tài năng. Còn chúng con, chúng con có thể làm gì được ?
Bonaventura trả lời : - Nếu Chúa ban cho một người tài năng khác là ơn yêu mến Ngài thế là đủ rồi, và là kho tàng quí báu nhất.
Thầy dòng hỏi tiếp : - Một người không biết đọc biết viết có thể yêu mến Thiên Chúa như một nhà thông thái biết mọi sự không ?
Thánh nhân trả lời : - Chắc chắn rồi, một bà già có thể yêu Chúa hơn cả một nhà tiến sĩ thần học.
Thày dòng vui vẻ la lớn : - Một bà già có thể yêu Chúa hơn cả cha Bonaventura của chúng ta nữa.
Ngài còn tiếp : - Biết một chút về Chúa còn hơn là biết mọi sự trong trời đất.
Ngoài những hoạt động bên ngoài ấy. Bonaventura còn lo viết sách để huấn luyện các tu sĩ và những sách về triết học, thần học và thánh kinh. Chúng ta có thể kể đến cuốn "chú giải luật dòng Phanxicô", "hạnh tích thánh Phanxicô" nhất là cuốn "hành trình của linh hồn hướng về Thiên Chúa".
Trong nỗ lực xây dựng Hội Thánh, Bonaventura luôn tỏ ra khiêm tốn. Người ta kể rằng : Đức giáo hoàng Grêgoriô X truyền cho thánh Thomas và thánh Bonaventura soạn thảo bộ kinh lễ Thánh Thể. Khi hai vị vào yết kiến đức giáo hoàng trình bày công việc, thánh Bonaventura xé nát bản văn của mình.
Cùng với lời khiêm tốn ấy, Bonaventura đã từ chối chức Tổng giám mục thành York mà Đức giáo hoàng Clêment IV đề nghị, lòng khiêm tốn ấy không ngăn cản sự cương quyết và can đảm của Ngài chống lại thuyết sai lầm của thuyết Aristote và Avéoes... Nhưng Đức giáo hoàng Grêgoriô X đã quyết định đặt Ngài làm hồng y cai quản giáo phận Albanô và truyền Ngài về Roma ngay.
Khi hai sứ thần mang mũ hồng y đến, Ngài còn đang rửa chén. Ngày 28 tháng 5 năm 1273 Ngài nhận chức và là cánh tay đắc lực của đức giáo hoàng. Phần đóng góp của Ngài vào sự hợp nhất Giáo hội Hy lạp và Roma tại công đồng Lyon thật lớn lao.
Nhưng khi công đồng Lyon còn đang nhóm họp thì Bonaventura từ trần ngày 14 tháng 7 năm 1274. Đức Sixtô IV phong Ngài lên bậc hiển thánh năm 1482 và đức Sixtô V đã đặt Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1858. Người ta gọi Ngài là "Tiến sĩ sốt mến".
Ngày 14-07 Thánh CAMILLÔ LELLIS
Ngày 14-07
Thánh CAMILLÔ LELLIS
Linh Mục - (1550 - 1614)
Thánh Camillô Lellis là con của ông Gioan Laliis, một hiệp sĩ danh giá trong quân đội của Chales-Quint. Mẹ Ngài thuộc vào một gia đình thời danh nhất ở Neples. Từ những năm đầu thời hôn nhân, họ có được một người con, nhưng lại bị cất đi ngay, khi đứa bé còn ở trong nôi. Lúc bà Lellis 60 tuổi, sau bao lời cầu hôn khẩn thiết, bà đã sinh ra Camillô vào ngày 25 tháng 5 năm 1550. Khi đang mang thai, bà đã thấy mộng con trẻ mang trên ngực một hình thánh giá, có vô số trẻ em theo sau. Mộng thấy vậy, bà lo sợ rằng mình sẽ sinh hạ một người con làm đầu bọn cướp, Camillô mới sinh ra ít lâu thì mồ côi mẹ. Chưa được 6 tuổi, Ngài lại mồ côi cha. Do những tai họa này, việc giáo dục Camillô bi bỏ mặc.
Những buổi đầu đời của con trẻ đã chứng thực điều lo sợ của người mẹ là đúng. Camillô biếng nhác và phóng túng, lao mình vào cuộc chơi. Đến tuổi 19, Ngài theo đuổi binh nghiệp và năm năm sau Ngài xuất ngũ.
Người thanh niên này phung phí hết tài sản và lâm cảnh cùng quẫn, phải làm phụ hồ cho công trình xây cất nhà cho các cha Phanxicô. Tại Fermô, Ngài gặp hai thầy dòng và mến phục nết đạo đức khiêm tốn của hai vị. Tự đáy lòng, Camillô nguyện một ngày kia sẽ nhập dòng. Bỏ binh nghiệp, Ngài đến nhà dòng Phanxicô ở Aquila. Một người cậu của Camillô giữ cổng nhà dòng này. Camillô kể lại cho ông nghe tất cả những gì đã qua và xin được mặc áo dòng. Cha giữ cửa biết rõ quá khứ đau lòng của cháu, muốn thử thách ơn kêu gọi bất ngờ này đã từ khước trong một thời gian.
Camillô lại rơi vào cơn rối loạn. Ngài trở nên bất hạnh đến nỗi phải đi ăn xin cùng với một người lính cùng khốn khổ như Ngài. Ngày lễ thánh Anrê năm 1574, Ngài ăn xin ở cửa nhà thờ Manfredonia. Một lãnh chúa đi qua. Ong thương tình đề nghị Camillô làm việc cho nhà dòng. Camillô nhận lời, ngày kia trước lời khuyên nhủ của một cha dòng, Ngài động lòng và bật tiếng khóc.
- Lạy Chúa, thật là khốn cho con. Tại sao con biết Chúa trễ quá ? Sao con có thể giả điếc làm ngơ trước bao nhiêu lời mời gọi của Chúa như vậy được. Xin Chúa tha thứ cho con là đứa tội lỗi khốn nạn. Xin hãy cho con đủ thời gian đền bù tội lỗi của con.
Lúc đó Camillô 25 tuổi. Ngài xin nhập dòng ngày hôm đó và được nhận vào tập viện. Nhưng một mụn nhọt ở chân mở miệng, Ngài phải đi chữa trị. Lành bệnh Ngài trở lại dòng, nhưng mụn nhọt lại mở miệng. Các bác sĩ cho rằng ung nhọt này vô phương chữa trị. Ngài được nhận vào một bệnh viện nan y ở Roma. Nơi đây Camillô nhận ra ơn gọi của mình. Ngài thấy các nhân viên được trả lương như vô tâm trước nỗi đau đớn của các bệnh nhân. Ngài tận tụy phục vụ các bệh nhân ngày đêm. Ngài còn qui tụ các bạn thành một để thực hành đức ái nữa. Trên ngực họ đeo một thánh giá đỏ. Công việc nặng nề và các bạn Ngài thường tỏ ra lo lắng. Camillô nhắc cho họ lời của thánh Catarina thành Siêna:
- Hãy lo cho ta và ta sẽ lo lắng cho con.
Camillô được đặt cai quản nhà thương, lệnh Ngài đưa ra là:
- Hãy phục vụ bệnh nhân như phục vụ chính Chúa Giêsu vậy.
Để phục vụ hữu ích hơn, Ngài đã theo lời khuyên của Đức Hồng Y Taragi để tiến tới chức linh mục. Nhưng trở ngại quá lớn, vì học thức Ngài còn quá kém. Một thị kiến đã giúp Ngài can đảm thắng vượt mọi khó khăn. Ngài thấy Chúa Kitô đưa tay ra nói:
- Camillô, con đừng sợ chi, cha sẽ giúp đỡ con và ở cùng con.
32 tuổi, Ngài không mắc cỡ khi ngồi với các em nhỏ để học vần Latinh. Sự kiên trì đã giúp người kinh viện này vượt qua mọi khó khăn. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm 1584, Camillô thụ phong linh mục và dâng thánh lễ đầu tiên tại nhà thờ thánh Giacôbê. Vài tháng sau, Ngài được trao phó cho cai quản nhà thờ Đức Bà hay làm phép lạ.
Tại đây, Ngài thiết lập một tu hội. Anh em qui tụ quanh Ngài dấn thân phục vụ những người hấp hối ở bất cứ nơi nào. Họ luôn trung thành với lời khuyên của Ngài: - Hãy hồi tâm để dâng lên những lời kinh nguyện tắt và các bạn sẽ được nâng đỡ đặc biệt bên cạnh các bệnh nhân. Chớ gì họ biết cầu xin ơn tha thứ, biết dâng cái chết của họ hợp với sự chết của Chúa Giêsu Kitô và xin Người đón nhận linh hồn họ vào lòng nhân từ Người.
Năm 1586, Đức giáo hoàng Sixtô V chấp thuận chương trình của Ngài. Năm 1588, Ngài được gọi đến lập tu viện ở Nappples. Nơi đây Ngài đã thực hiện những hành vi đức ái kỳ diệu đối với các nạn nhân của một cơn dịch hạch.
Năm 1591, Đức giáo hoàng Grêgôriô XV đã nâng tu hội của Ngài thành dòng tu, ngoài ba lời khấn còn có lời khấn thứ tư là hiến thân phục vụ nhân loại đau khổ, dầu bởi bất cứ bệnh tật nào. Dòng thánh Camillô phổ biến khắp nước Ý và còn phổ biến sang cả Pháp, Tây Ban Nha.
Con người số tu sĩ và nhà dòng ngày một nhiều. Tuy nhiên, lòng tin tưởng của Camillô vào Chúa quan phòng thật vô bờ. Các chủ nợ lo âu hỏi Ngài: - Bao giờ cha mới trả hết nợ cho chúng tôi ?
Ngài trả lời : - Đừng sợ gì Thiên Chúa quyền năng không gởi cho chúng ta món tiền nào sáng mai sao ?
Các chủ nợ cười nói : - Thời phép lạ đã qua rồi.
Nhưng rồi vài ngày sau, Ngài được những túi tiền lớn đủ để trả nợ. Sự quan phòng cho thấy rằng các phép lạ có mãi cho những ai phó thác cho Chúa.
Khi tuổi cao, Camillô vẫn không giảm bớt những phục vụ bên cạnh các người đau khổ. Thấy vậy, các bệnh nhân nói: - Cha nghỉ đi kẻo té ngã mất.
Nhưng các Ngài trả lời : - Này các con, cha là nô lệ của các con, cha phải làm mọi sự có thể làm được để phục vụ các con.
Đi từ giường này tới giường khác, Ngài tự nhủ:
- Hạnh phúc tôi mong đợi lớn lao đến nỗi mọi đau khổ đều thành niềm vui của tôi.
Kiệt sức vì công việc và đau đớn, Camillô Lellis chỉ còn là một bộ xương. Khi thấy giờ chết tới gần, Ngài vui sướng:
- Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: nào ta đi về nhà Chúa.
Được đưa về phòng, Ngài còn nói trong nước mắt: - Lạy Chúa, con biết con là một tội nhân ghê gớm. Nhưng xin hãy cứu con nhờ lòng nhân lành Chúa.
Ngày 14 tháng 7 năm 1614 Camillô Lellis qua đời. Năm 1746, Đức giáo hoàng Bênêdictô đã suy tôn Ngài lên bậc hiển thánh.
Thánh CAMILLÔ LELLIS
Linh Mục - (1550 - 1614)
Thánh Camillô Lellis là con của ông Gioan Laliis, một hiệp sĩ danh giá trong quân đội của Chales-Quint. Mẹ Ngài thuộc vào một gia đình thời danh nhất ở Neples. Từ những năm đầu thời hôn nhân, họ có được một người con, nhưng lại bị cất đi ngay, khi đứa bé còn ở trong nôi. Lúc bà Lellis 60 tuổi, sau bao lời cầu hôn khẩn thiết, bà đã sinh ra Camillô vào ngày 25 tháng 5 năm 1550. Khi đang mang thai, bà đã thấy mộng con trẻ mang trên ngực một hình thánh giá, có vô số trẻ em theo sau. Mộng thấy vậy, bà lo sợ rằng mình sẽ sinh hạ một người con làm đầu bọn cướp, Camillô mới sinh ra ít lâu thì mồ côi mẹ. Chưa được 6 tuổi, Ngài lại mồ côi cha. Do những tai họa này, việc giáo dục Camillô bi bỏ mặc.
Những buổi đầu đời của con trẻ đã chứng thực điều lo sợ của người mẹ là đúng. Camillô biếng nhác và phóng túng, lao mình vào cuộc chơi. Đến tuổi 19, Ngài theo đuổi binh nghiệp và năm năm sau Ngài xuất ngũ.
Người thanh niên này phung phí hết tài sản và lâm cảnh cùng quẫn, phải làm phụ hồ cho công trình xây cất nhà cho các cha Phanxicô. Tại Fermô, Ngài gặp hai thầy dòng và mến phục nết đạo đức khiêm tốn của hai vị. Tự đáy lòng, Camillô nguyện một ngày kia sẽ nhập dòng. Bỏ binh nghiệp, Ngài đến nhà dòng Phanxicô ở Aquila. Một người cậu của Camillô giữ cổng nhà dòng này. Camillô kể lại cho ông nghe tất cả những gì đã qua và xin được mặc áo dòng. Cha giữ cửa biết rõ quá khứ đau lòng của cháu, muốn thử thách ơn kêu gọi bất ngờ này đã từ khước trong một thời gian.
Camillô lại rơi vào cơn rối loạn. Ngài trở nên bất hạnh đến nỗi phải đi ăn xin cùng với một người lính cùng khốn khổ như Ngài. Ngày lễ thánh Anrê năm 1574, Ngài ăn xin ở cửa nhà thờ Manfredonia. Một lãnh chúa đi qua. Ong thương tình đề nghị Camillô làm việc cho nhà dòng. Camillô nhận lời, ngày kia trước lời khuyên nhủ của một cha dòng, Ngài động lòng và bật tiếng khóc.
- Lạy Chúa, thật là khốn cho con. Tại sao con biết Chúa trễ quá ? Sao con có thể giả điếc làm ngơ trước bao nhiêu lời mời gọi của Chúa như vậy được. Xin Chúa tha thứ cho con là đứa tội lỗi khốn nạn. Xin hãy cho con đủ thời gian đền bù tội lỗi của con.
Lúc đó Camillô 25 tuổi. Ngài xin nhập dòng ngày hôm đó và được nhận vào tập viện. Nhưng một mụn nhọt ở chân mở miệng, Ngài phải đi chữa trị. Lành bệnh Ngài trở lại dòng, nhưng mụn nhọt lại mở miệng. Các bác sĩ cho rằng ung nhọt này vô phương chữa trị. Ngài được nhận vào một bệnh viện nan y ở Roma. Nơi đây Camillô nhận ra ơn gọi của mình. Ngài thấy các nhân viên được trả lương như vô tâm trước nỗi đau đớn của các bệnh nhân. Ngài tận tụy phục vụ các bệh nhân ngày đêm. Ngài còn qui tụ các bạn thành một để thực hành đức ái nữa. Trên ngực họ đeo một thánh giá đỏ. Công việc nặng nề và các bạn Ngài thường tỏ ra lo lắng. Camillô nhắc cho họ lời của thánh Catarina thành Siêna:
- Hãy lo cho ta và ta sẽ lo lắng cho con.
Camillô được đặt cai quản nhà thương, lệnh Ngài đưa ra là:
- Hãy phục vụ bệnh nhân như phục vụ chính Chúa Giêsu vậy.
Để phục vụ hữu ích hơn, Ngài đã theo lời khuyên của Đức Hồng Y Taragi để tiến tới chức linh mục. Nhưng trở ngại quá lớn, vì học thức Ngài còn quá kém. Một thị kiến đã giúp Ngài can đảm thắng vượt mọi khó khăn. Ngài thấy Chúa Kitô đưa tay ra nói:
- Camillô, con đừng sợ chi, cha sẽ giúp đỡ con và ở cùng con.
32 tuổi, Ngài không mắc cỡ khi ngồi với các em nhỏ để học vần Latinh. Sự kiên trì đã giúp người kinh viện này vượt qua mọi khó khăn. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm 1584, Camillô thụ phong linh mục và dâng thánh lễ đầu tiên tại nhà thờ thánh Giacôbê. Vài tháng sau, Ngài được trao phó cho cai quản nhà thờ Đức Bà hay làm phép lạ.
Tại đây, Ngài thiết lập một tu hội. Anh em qui tụ quanh Ngài dấn thân phục vụ những người hấp hối ở bất cứ nơi nào. Họ luôn trung thành với lời khuyên của Ngài: - Hãy hồi tâm để dâng lên những lời kinh nguyện tắt và các bạn sẽ được nâng đỡ đặc biệt bên cạnh các bệnh nhân. Chớ gì họ biết cầu xin ơn tha thứ, biết dâng cái chết của họ hợp với sự chết của Chúa Giêsu Kitô và xin Người đón nhận linh hồn họ vào lòng nhân từ Người.
Năm 1586, Đức giáo hoàng Sixtô V chấp thuận chương trình của Ngài. Năm 1588, Ngài được gọi đến lập tu viện ở Nappples. Nơi đây Ngài đã thực hiện những hành vi đức ái kỳ diệu đối với các nạn nhân của một cơn dịch hạch.
Năm 1591, Đức giáo hoàng Grêgôriô XV đã nâng tu hội của Ngài thành dòng tu, ngoài ba lời khấn còn có lời khấn thứ tư là hiến thân phục vụ nhân loại đau khổ, dầu bởi bất cứ bệnh tật nào. Dòng thánh Camillô phổ biến khắp nước Ý và còn phổ biến sang cả Pháp, Tây Ban Nha.
Con người số tu sĩ và nhà dòng ngày một nhiều. Tuy nhiên, lòng tin tưởng của Camillô vào Chúa quan phòng thật vô bờ. Các chủ nợ lo âu hỏi Ngài: - Bao giờ cha mới trả hết nợ cho chúng tôi ?
Ngài trả lời : - Đừng sợ gì Thiên Chúa quyền năng không gởi cho chúng ta món tiền nào sáng mai sao ?
Các chủ nợ cười nói : - Thời phép lạ đã qua rồi.
Nhưng rồi vài ngày sau, Ngài được những túi tiền lớn đủ để trả nợ. Sự quan phòng cho thấy rằng các phép lạ có mãi cho những ai phó thác cho Chúa.
Khi tuổi cao, Camillô vẫn không giảm bớt những phục vụ bên cạnh các người đau khổ. Thấy vậy, các bệnh nhân nói: - Cha nghỉ đi kẻo té ngã mất.
Nhưng các Ngài trả lời : - Này các con, cha là nô lệ của các con, cha phải làm mọi sự có thể làm được để phục vụ các con.
Đi từ giường này tới giường khác, Ngài tự nhủ:
- Hạnh phúc tôi mong đợi lớn lao đến nỗi mọi đau khổ đều thành niềm vui của tôi.
Kiệt sức vì công việc và đau đớn, Camillô Lellis chỉ còn là một bộ xương. Khi thấy giờ chết tới gần, Ngài vui sướng:
- Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: nào ta đi về nhà Chúa.
Được đưa về phòng, Ngài còn nói trong nước mắt: - Lạy Chúa, con biết con là một tội nhân ghê gớm. Nhưng xin hãy cứu con nhờ lòng nhân lành Chúa.
Ngày 14 tháng 7 năm 1614 Camillô Lellis qua đời. Năm 1746, Đức giáo hoàng Bênêdictô đã suy tôn Ngài lên bậc hiển thánh.
Ngày 11-07 Thánh BÊNÊDITÔ
Ngày 11-07
Thánh BÊNÊDITÔ
Tu Viện Trưởng (480 - 547)
Thánh Bênêditô, tổ phụ các dòng tu bên tây phương, sinh khoảng năm 480 tại Nursia. Hai nguồn chính về cuộc đời thánh Bênêđitô là cuốn Dialogne (đối thoại) của thánh Grêgôriô Cả và cuốn qui luật của chính thánh nhân. Cuốn Dialogne thâu thập các phép lạ được coi là do thánh nhân thực hiện. Giá trị của các phép lạ này tùy theo thẩm quan và theo cách thức phê phán của mỗi người, nhưng cung ứng cho chúng ta những sự kiện quí giá. Cha mẹ Ngài có lẽ thuộc vào hàng quí tộc ở miền quê. Ngài lớn lên tại gia đình. Năm 14 tuổi, Ngài được gửi tới Roma để bổ túc việc học hành. Các độc giả ngày nay có thể ngạc nhiên khi thấy có chị vú nuôi Cyrilla của Ngài đi theo.
Sự suy đồi của Roma làm cho người thiếu niên nhà quê này khiếp sợ. Dầu có vú nuôi đi theo, thánh nhân trốn khỏi kinh thành hai hay ba năm sau đó. Ngài biết rằng: Thiên Chúa muốn gọi mình sống đời tu trì. Cùng với vài người đạo đức, Ngài lưu lại ít lâu ở Enfide, cách Roma 35 dặm. Sau đó một mình lên đường, Ngài tìm sống đời ẩn dật tu trì. Tại Subianô, Ngài gặp một ẩn sĩ tên là Rômanô, vị ẩn sĩ hỏi: - Bạn ơi, bạn đi đâu vậy ?
- Tôi trốn thế gian và đi tìm cô tịch.
Rômanô khen ngợi ý định đạo đức của thánh nhân, khuyên Ngài hãy kiên trì và ban cho những lời khuyên nhủ quí báu. Thầy cho Ngài một bộ áo nhà tu, là một tấm da cừu và chỉ cho Ngài một cái hang. Nhận bộ áo nhà tu, Bênêditô lần mò tới cái hang ở giữa triền dốc Montê Calvô. Ngài đã giam mình ở đó 3 năm, thinh lặng cầu nguyện và ăn chay hãm mình. Thực phẩm Ngài dùng là rễ cây và ít mẩu bánh thầy Romanô gởi tới bằng một cái thúng cột giây thả xuống.
Quỉ dữ tức giận vì các nhân đức của thầy dòng trẻ tuổi. Chúng dùng nhiều chước cám dỗ để lôi kéo Ngài bỏ sa mạc trở về thế gian. Ngài thường làm dấu thánh giá để xua đuổi các cơn cám dỗ. Một lần kia bị cám dỗ nghịch với đức trong sạch, Ngài liền cởi áo và lăn mình vào bụi gai đến chảy máu ra. Từ đó tư tưởng xấu hoàn toàn bị đè nén và không còn khuấy khuất Ngài nữa.
Tuy nhiên, các mục đồng đã khám phá ra Ngài và danh thơm nhân đức của Ngài đã lan rộng. Một tu viện gần đó mời Ngài về làm bề trên. Nhưng khi muốn chỉnh đốn những lạm dụng và muốn áp dụng một qui luật, Ngài đã bị một số thầy dòng bực tức khó chịu. Họ còn đi đến quyết định hãm hại người khác nữa. Đến bữa ăn thánh Bênêditô làm dấu thánh giá trên chén rượu như thói quen, chén liền vỡ tan. Ngài nói với họ: - Xin Chúa tha thứ cho các anh. Tại sao các anh làm như vậy ? Tôi đã chẳng nói với các anh rằng : chúng ta không thể sống chung được với nhau là gì ? Vậy các anh hãy đi tìm một bề trên khác hợp ý các anh hơn.
Rồi thánh nhân tìm lại cô tịch để sống thân mật một mình với Thiên Chúa. Dầu vậy danh tiếng của thánh nhân lan rộng tới Roma. Ngài không thể sống cô độc một mình được nữa. Nhiều người tìm đến xin làm môn đệ Ngài. Tiếp nhận họ, Ngài đã phải thiết lập 12 tu viện nhỏ. Có những gia đình quí phái mang con đến gởi thánh nhân. Chúng ta phải kể đến trong số này hai thiếu niên Placidê và Maurô là những người sau này đã trở nên các vị thánh.
Nhân đức các phép lạ của thày dòng cao cả này đã gây nên nỗi ghen tức và cả đến việc vu oan nữa. Thánh Grêgôriô cho chúng ta biết rằng: vì bị một linh mục ghen ghét xua đuổi, Bênêditô phải dời bỏ Subianô. Thi sĩ Marcô lại nói rằng: Ngài đã được Chúa gọi đến Cassinô. Dầu sự thực có thế nào đi nữa, thì vào khoảng giữa năm 520 và 530, thánh Bênêditô cùng với vài người bạn đã rời bỏ Subiacô tới Cassinô. Trên núi Cassinô có một ngôi đền cổ và một cánh rừng dâng kính thần Apollô. Ngài rao giảng Tin Mừng cho dân cư vùng này và phá rừng khai hoang. Sau khi triệt hạ ngôi đền cổ, Ngài đã thiết lập hai nhà nguyện kính thánh Gioan tẩy giả và thánh Martinô. Đó là nguồn gốc của tu viện nổi danh Montê Cassinô.
Thánh Bênêditô đã sống tại đây cho tới hết đời. Cũng tại đây, Ngài đã trước tác một bộ luật dòng ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tu trì của Giáo hội. Theo luật sống này, một ngày của tu sĩ được phân phối cho ba hoạt động chính là cầu nguyện, học hành và lao động.
Mọi hoạt động của thánh nhân đều nhằm thi ân. Người ta còn kể lại nhiều phép lạ Ngài đã thực hiện. Chẳng hạn như Ngài chữa cho nhiều người phong hủi, trừ quỉ và làm cho nhiều người chết sống lại, Ngài còn được ơn thấu suốt bí mật tâm hồn và bí mật về tương lai. Chúng ta ghi lại giai thoại về cuộc tiếp xúc giữa thánh nhân với vua Totila. Nhà vua muốn kiểm chứng tin đồn rằng: thánh nhân biết được những điều bí mật. Ông cho biết mình sẽ đến thăm thánh nhân. Nhưng thay vì đích thân đến, ông lại sai một viên chức tên là Riggon, ăn mặc như nhà vua và có đoàn tùy tùng đông đảo. Thánh nhân vẫn ngồi khi thấy ông tới và nói với ông: - Con ơi ! Cởi áo ra đi. Nó không phải là của con,
Đến luợt Tôtila, ông đến thăm người của Chúa, ông quỳ mọp dưới chân thánh nhân, nhưng đã ngạc nhiên khi nghe Ngài nói: - Hãy giảm bớt những bất công đi, bởi vì ông đã gây quá nhiều sự dữ. Ong sẽ tiến vào Roma, cai trị trong chín năm. Năm thứ 10 ông sẽ từ trần.
Lời tiên báo của thánh nhân đã được thể hiện đầy đủ. Ngài còn cho biết rằng tu viện Monte Cassinô sẽ bị tàn phá. Lời tiên báo này cũng đã xảy ra. Năm 590, tu viện bị người Combarde cướp phá. Năm 1943, bọn đồng minh tàn phá dữ dội tu viện.
Thánh nhân tiếp tục làm nhiều phép lạ, do lòng bác ái thúc đẩy. Vào cuối đời, Ngài được thị kiến, thấy địa cầu chói sáng và linh hồn của thánh Germain được các thiên thần đưa về trời.
Ngài cũng đã thấy linh hồn của em mình là thánh nữ Scolastica về trời như vậy. Bốn mươi ngày sau cái chết của người em gái thánh nhân cho biết về cái chết của em mình. Sau khi đào mộ cho mình, thứ bảy ngày 21 tháng 3 năm 543 Ngài từ trần như lời loan báo trước.
Thánh BÊNÊDITÔ
Tu Viện Trưởng (480 - 547)
Thánh Bênêditô, tổ phụ các dòng tu bên tây phương, sinh khoảng năm 480 tại Nursia. Hai nguồn chính về cuộc đời thánh Bênêđitô là cuốn Dialogne (đối thoại) của thánh Grêgôriô Cả và cuốn qui luật của chính thánh nhân. Cuốn Dialogne thâu thập các phép lạ được coi là do thánh nhân thực hiện. Giá trị của các phép lạ này tùy theo thẩm quan và theo cách thức phê phán của mỗi người, nhưng cung ứng cho chúng ta những sự kiện quí giá. Cha mẹ Ngài có lẽ thuộc vào hàng quí tộc ở miền quê. Ngài lớn lên tại gia đình. Năm 14 tuổi, Ngài được gửi tới Roma để bổ túc việc học hành. Các độc giả ngày nay có thể ngạc nhiên khi thấy có chị vú nuôi Cyrilla của Ngài đi theo.
Sự suy đồi của Roma làm cho người thiếu niên nhà quê này khiếp sợ. Dầu có vú nuôi đi theo, thánh nhân trốn khỏi kinh thành hai hay ba năm sau đó. Ngài biết rằng: Thiên Chúa muốn gọi mình sống đời tu trì. Cùng với vài người đạo đức, Ngài lưu lại ít lâu ở Enfide, cách Roma 35 dặm. Sau đó một mình lên đường, Ngài tìm sống đời ẩn dật tu trì. Tại Subianô, Ngài gặp một ẩn sĩ tên là Rômanô, vị ẩn sĩ hỏi: - Bạn ơi, bạn đi đâu vậy ?
- Tôi trốn thế gian và đi tìm cô tịch.
Rômanô khen ngợi ý định đạo đức của thánh nhân, khuyên Ngài hãy kiên trì và ban cho những lời khuyên nhủ quí báu. Thầy cho Ngài một bộ áo nhà tu, là một tấm da cừu và chỉ cho Ngài một cái hang. Nhận bộ áo nhà tu, Bênêditô lần mò tới cái hang ở giữa triền dốc Montê Calvô. Ngài đã giam mình ở đó 3 năm, thinh lặng cầu nguyện và ăn chay hãm mình. Thực phẩm Ngài dùng là rễ cây và ít mẩu bánh thầy Romanô gởi tới bằng một cái thúng cột giây thả xuống.
Quỉ dữ tức giận vì các nhân đức của thầy dòng trẻ tuổi. Chúng dùng nhiều chước cám dỗ để lôi kéo Ngài bỏ sa mạc trở về thế gian. Ngài thường làm dấu thánh giá để xua đuổi các cơn cám dỗ. Một lần kia bị cám dỗ nghịch với đức trong sạch, Ngài liền cởi áo và lăn mình vào bụi gai đến chảy máu ra. Từ đó tư tưởng xấu hoàn toàn bị đè nén và không còn khuấy khuất Ngài nữa.
Tuy nhiên, các mục đồng đã khám phá ra Ngài và danh thơm nhân đức của Ngài đã lan rộng. Một tu viện gần đó mời Ngài về làm bề trên. Nhưng khi muốn chỉnh đốn những lạm dụng và muốn áp dụng một qui luật, Ngài đã bị một số thầy dòng bực tức khó chịu. Họ còn đi đến quyết định hãm hại người khác nữa. Đến bữa ăn thánh Bênêditô làm dấu thánh giá trên chén rượu như thói quen, chén liền vỡ tan. Ngài nói với họ: - Xin Chúa tha thứ cho các anh. Tại sao các anh làm như vậy ? Tôi đã chẳng nói với các anh rằng : chúng ta không thể sống chung được với nhau là gì ? Vậy các anh hãy đi tìm một bề trên khác hợp ý các anh hơn.
Rồi thánh nhân tìm lại cô tịch để sống thân mật một mình với Thiên Chúa. Dầu vậy danh tiếng của thánh nhân lan rộng tới Roma. Ngài không thể sống cô độc một mình được nữa. Nhiều người tìm đến xin làm môn đệ Ngài. Tiếp nhận họ, Ngài đã phải thiết lập 12 tu viện nhỏ. Có những gia đình quí phái mang con đến gởi thánh nhân. Chúng ta phải kể đến trong số này hai thiếu niên Placidê và Maurô là những người sau này đã trở nên các vị thánh.
Nhân đức các phép lạ của thày dòng cao cả này đã gây nên nỗi ghen tức và cả đến việc vu oan nữa. Thánh Grêgôriô cho chúng ta biết rằng: vì bị một linh mục ghen ghét xua đuổi, Bênêditô phải dời bỏ Subianô. Thi sĩ Marcô lại nói rằng: Ngài đã được Chúa gọi đến Cassinô. Dầu sự thực có thế nào đi nữa, thì vào khoảng giữa năm 520 và 530, thánh Bênêditô cùng với vài người bạn đã rời bỏ Subiacô tới Cassinô. Trên núi Cassinô có một ngôi đền cổ và một cánh rừng dâng kính thần Apollô. Ngài rao giảng Tin Mừng cho dân cư vùng này và phá rừng khai hoang. Sau khi triệt hạ ngôi đền cổ, Ngài đã thiết lập hai nhà nguyện kính thánh Gioan tẩy giả và thánh Martinô. Đó là nguồn gốc của tu viện nổi danh Montê Cassinô.
Thánh Bênêditô đã sống tại đây cho tới hết đời. Cũng tại đây, Ngài đã trước tác một bộ luật dòng ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tu trì của Giáo hội. Theo luật sống này, một ngày của tu sĩ được phân phối cho ba hoạt động chính là cầu nguyện, học hành và lao động.
Mọi hoạt động của thánh nhân đều nhằm thi ân. Người ta còn kể lại nhiều phép lạ Ngài đã thực hiện. Chẳng hạn như Ngài chữa cho nhiều người phong hủi, trừ quỉ và làm cho nhiều người chết sống lại, Ngài còn được ơn thấu suốt bí mật tâm hồn và bí mật về tương lai. Chúng ta ghi lại giai thoại về cuộc tiếp xúc giữa thánh nhân với vua Totila. Nhà vua muốn kiểm chứng tin đồn rằng: thánh nhân biết được những điều bí mật. Ông cho biết mình sẽ đến thăm thánh nhân. Nhưng thay vì đích thân đến, ông lại sai một viên chức tên là Riggon, ăn mặc như nhà vua và có đoàn tùy tùng đông đảo. Thánh nhân vẫn ngồi khi thấy ông tới và nói với ông: - Con ơi ! Cởi áo ra đi. Nó không phải là của con,
Đến luợt Tôtila, ông đến thăm người của Chúa, ông quỳ mọp dưới chân thánh nhân, nhưng đã ngạc nhiên khi nghe Ngài nói: - Hãy giảm bớt những bất công đi, bởi vì ông đã gây quá nhiều sự dữ. Ong sẽ tiến vào Roma, cai trị trong chín năm. Năm thứ 10 ông sẽ từ trần.
Lời tiên báo của thánh nhân đã được thể hiện đầy đủ. Ngài còn cho biết rằng tu viện Monte Cassinô sẽ bị tàn phá. Lời tiên báo này cũng đã xảy ra. Năm 590, tu viện bị người Combarde cướp phá. Năm 1943, bọn đồng minh tàn phá dữ dội tu viện.
Thánh nhân tiếp tục làm nhiều phép lạ, do lòng bác ái thúc đẩy. Vào cuối đời, Ngài được thị kiến, thấy địa cầu chói sáng và linh hồn của thánh Germain được các thiên thần đưa về trời.
Ngài cũng đã thấy linh hồn của em mình là thánh nữ Scolastica về trời như vậy. Bốn mươi ngày sau cái chết của người em gái thánh nhân cho biết về cái chết của em mình. Sau khi đào mộ cho mình, thứ bảy ngày 21 tháng 3 năm 543 Ngài từ trần như lời loan báo trước.
Ngày 06-07 Thánh MARIA GORETTI
Ngày 06-07
Thánh MARIA GORETTI
Đồng Trinh Tử Đạo (1890 - 1902)
Thánh Maria Goretti sinh ngày 16 tháng 10 năm 1890 tại Ancona. Cha mẹ Người là những người nhà quê thất học. Vì hoàn cảnh nghèo túng, năm 1899, gia đình Ngài dời về sống trong một nông trại ở làng Auziô, gần Neturô. Đây là một gia đình nghèo khó nhưng giầu lòng tin đến độ chuyển núi dời non. Cha Ngài vào một hợp tác và sống chung trong một nhà với một gia đình khác, ông cần cù vở đất trồng trọt để nuôi sáu người con. Còn mẹ thánh nữ, bà rất mệt nhọc trong việc săn sóc đoàn con bé bỏng.
Nhưng gia đình can đảm và thân mật này đã bị giao động khi người cha bất ngờ qua đời. Bà góa phụ Assunta không biết nương tựa vào đâu và quyết định tiếp nối công việc nặng nhọc vừa khởi sự. Bà giao các con nhỏ cho trưởng nữ mới 10 tuổi săn sóc. Maria, người con gái ấy là một đứa trẻ hiền lành can đảm biết vâng phục. Thánh nữ thật là một nguồn an ủi cho người mẹ hiền lành, nhưng cương quyết với các con. Dù còn trẻ thánh nữ đã sớm trở thành một người nội trợ mới.
Hàng xóm của bà Assunta, là gia đình Serenrlli, họ là những người có tinh thần phục vụ. Nhưng Alessandrô lại chơi với các bạn bè xấu và ham đọc sách nguy hiểm. Nhiều lần anh ta giúp đỡ Maria trong những việc nặng nhọc. Người ta có thể nghĩ là Alessandrô đã cải tính sửa nết. Maria thì biết ơn và còn quá trong trắng để mà nghi ngờ. Nhưng Alessandrô đã không ngần ngại đưa ra những đề nghị bỉ ổi, lại còn đe dọa cô không được nói với ai, không hiểu biết gì, Maria Goretti cảm thấy nguy hiểm phạm tội, và đã thú thực hết với mẹ. Run sợ cho tâm hồn còn tinh trong của con bị hoen ố, bà Assunta đã dạy cho Maria cách thắng vượt sự dữ, đề phòng cho cô khỏi mắc cơn nguy hiểm mà cô chưa biết đến. Maria Goretti hứa sẽ không bao giờ nhượng bộ.
Maria mới 12 tuổi, nhưng đã nẩy nở xinh đẹp. Alessandrô thúc bách, nhưng người thiếu nữ đã biết giữ gìn và chống cự lại. Thảm cảnh diễn ra ngày 5 tháng 7 năm 1902. Sáng hôm đó, đợi cho mọi người đi khỏi, Alessandrô tới gần ve vãn cô gái. Cầm dùi trong tay, anh còn đe dọa : - Nếu cô không chịu, tôi sẽ giết cô.
Cô gái la lớn : - Không, đó là việc tội Chúa cấm ! Anh sẽ phải vào hỏa ngục.
Không còn kềm được bản năng , Alessandrô lao vào con mồi, đâm cô hơn 14 nhát.
Tiếng kêu la của kẻ hung bạo và của nạn nhân vang tới mọi người lân cận. Bà Assunta vội đưa người con hấp hối của mình tới nhà thương ở Nettunô. Dọc đường Maria nói với mẹ:
- Mẹ ơi ! Anh đã muốn con phạm tội với anh con đã cự tuyệt.
Linh mục tới đầu giường cô và nhắc lại cái chết của Chúa Giêsu trên thánh giá với lưỡi đòng, sự hối cải của người trộm lành... rồi Ngài hỏi : - Marietta, con có tha thứ không ?
- Dạ tha, vì tình yêu Chúa Giêsu, chớ gì anh được lên thiên đàng với con.
Alessandrô bị kết án 30 năm khổ sai. Tính hung hăng của anh càng tăng làm các bạn tù khiếp sợ. Tám năm sau, một đêm đã làm biến đổi tất cả. Tội nhân mơ thấy Maria sáng chói giữa vườn huệ và hái trao chàng một bông. Hôm sau anh viết lời thú tội, tự thú tất cả cho Đức giám mục và kể lại cả giấc mơ cho Ngài. Anh đã hối hận. Từ ngày đó, thái độ của anh rất gương mẫu. Năm 1929 anh được phóng thích. Năm 1937, quì dưới chân bà Assunta, anh hỏi: - Bà có tha thứ cho con không ?
Và người mẹ thánh nữ trả lời : - Nó đã tha cho con rồi, tôi làm khác sao được ?
Lễ Giáng sinh năm ấy, hai người cùng tiến lên bàn thờ rước lễ.
Maria Goretti được phong chân phước ngày 27 tháng 4 năm 1927. Đến ngày 24 tháng sáu năm 1930, trước mặt người mẹ đã 87 tuổi, Maria Goretti được đức giáo hoàng Piô XII suy tôn lên bậc hiển thánh.
Thánh MARIA GORETTI
Đồng Trinh Tử Đạo (1890 - 1902)
Thánh Maria Goretti sinh ngày 16 tháng 10 năm 1890 tại Ancona. Cha mẹ Người là những người nhà quê thất học. Vì hoàn cảnh nghèo túng, năm 1899, gia đình Ngài dời về sống trong một nông trại ở làng Auziô, gần Neturô. Đây là một gia đình nghèo khó nhưng giầu lòng tin đến độ chuyển núi dời non. Cha Ngài vào một hợp tác và sống chung trong một nhà với một gia đình khác, ông cần cù vở đất trồng trọt để nuôi sáu người con. Còn mẹ thánh nữ, bà rất mệt nhọc trong việc săn sóc đoàn con bé bỏng.
Nhưng gia đình can đảm và thân mật này đã bị giao động khi người cha bất ngờ qua đời. Bà góa phụ Assunta không biết nương tựa vào đâu và quyết định tiếp nối công việc nặng nhọc vừa khởi sự. Bà giao các con nhỏ cho trưởng nữ mới 10 tuổi săn sóc. Maria, người con gái ấy là một đứa trẻ hiền lành can đảm biết vâng phục. Thánh nữ thật là một nguồn an ủi cho người mẹ hiền lành, nhưng cương quyết với các con. Dù còn trẻ thánh nữ đã sớm trở thành một người nội trợ mới.
Hàng xóm của bà Assunta, là gia đình Serenrlli, họ là những người có tinh thần phục vụ. Nhưng Alessandrô lại chơi với các bạn bè xấu và ham đọc sách nguy hiểm. Nhiều lần anh ta giúp đỡ Maria trong những việc nặng nhọc. Người ta có thể nghĩ là Alessandrô đã cải tính sửa nết. Maria thì biết ơn và còn quá trong trắng để mà nghi ngờ. Nhưng Alessandrô đã không ngần ngại đưa ra những đề nghị bỉ ổi, lại còn đe dọa cô không được nói với ai, không hiểu biết gì, Maria Goretti cảm thấy nguy hiểm phạm tội, và đã thú thực hết với mẹ. Run sợ cho tâm hồn còn tinh trong của con bị hoen ố, bà Assunta đã dạy cho Maria cách thắng vượt sự dữ, đề phòng cho cô khỏi mắc cơn nguy hiểm mà cô chưa biết đến. Maria Goretti hứa sẽ không bao giờ nhượng bộ.
Maria mới 12 tuổi, nhưng đã nẩy nở xinh đẹp. Alessandrô thúc bách, nhưng người thiếu nữ đã biết giữ gìn và chống cự lại. Thảm cảnh diễn ra ngày 5 tháng 7 năm 1902. Sáng hôm đó, đợi cho mọi người đi khỏi, Alessandrô tới gần ve vãn cô gái. Cầm dùi trong tay, anh còn đe dọa : - Nếu cô không chịu, tôi sẽ giết cô.
Cô gái la lớn : - Không, đó là việc tội Chúa cấm ! Anh sẽ phải vào hỏa ngục.
Không còn kềm được bản năng , Alessandrô lao vào con mồi, đâm cô hơn 14 nhát.
Tiếng kêu la của kẻ hung bạo và của nạn nhân vang tới mọi người lân cận. Bà Assunta vội đưa người con hấp hối của mình tới nhà thương ở Nettunô. Dọc đường Maria nói với mẹ:
- Mẹ ơi ! Anh đã muốn con phạm tội với anh con đã cự tuyệt.
Linh mục tới đầu giường cô và nhắc lại cái chết của Chúa Giêsu trên thánh giá với lưỡi đòng, sự hối cải của người trộm lành... rồi Ngài hỏi : - Marietta, con có tha thứ không ?
- Dạ tha, vì tình yêu Chúa Giêsu, chớ gì anh được lên thiên đàng với con.
Alessandrô bị kết án 30 năm khổ sai. Tính hung hăng của anh càng tăng làm các bạn tù khiếp sợ. Tám năm sau, một đêm đã làm biến đổi tất cả. Tội nhân mơ thấy Maria sáng chói giữa vườn huệ và hái trao chàng một bông. Hôm sau anh viết lời thú tội, tự thú tất cả cho Đức giám mục và kể lại cả giấc mơ cho Ngài. Anh đã hối hận. Từ ngày đó, thái độ của anh rất gương mẫu. Năm 1929 anh được phóng thích. Năm 1937, quì dưới chân bà Assunta, anh hỏi: - Bà có tha thứ cho con không ?
Và người mẹ thánh nữ trả lời : - Nó đã tha cho con rồi, tôi làm khác sao được ?
Lễ Giáng sinh năm ấy, hai người cùng tiến lên bàn thờ rước lễ.
Maria Goretti được phong chân phước ngày 27 tháng 4 năm 1927. Đến ngày 24 tháng sáu năm 1930, trước mặt người mẹ đã 87 tuổi, Maria Goretti được đức giáo hoàng Piô XII suy tôn lên bậc hiển thánh.
Ngày 05-07 Thánh ANTÔN MARIA GIACARIA
Ngày 05-07
Thánh ANTÔN MARIA GIACARIA
Linh mục (1502 - 1539)
Thánh Antôn Maria Giacaria sinh năm 1502 tại Grêmôna, cha Ngài mất sớm, mẹ Ngài, người góa phụ trẻ 18 tuổi không còn biết tới hạnh phúc nào hơn trên trần gian là đào tạo tâm hồn người con nhỏ của mình. Thấy con thích làm việc hơn là chơi giỡn và biết kiên trì hy sinh hãm mình, bà rất mừng rỡ, chính bà cũng phát huy tình bác ái đối với người nghèo khổ, làm gương cho con.
Thành Grêmôna nơi Antôn sinh trưởng vừa mới hết chiến tranh. Sau cuộc chiếm đóng của người Pháp, dân thành lại phải chiến đấu với Ludorse Sforza. Tình cảnh thật khốn khổ. Ngày kia trên đường về học, cậu bé Antôn đã cởi tấm áo thêu của mình cho người nghèo mặc. Thấy vậy, người mẹ đã âu yếm ôm con vào lòng. Từ đó Antôn xin cho con được ăn mặc bình thường, có khi còn nhịn phần ăn cho người nghèo nữa.
Thân mẫu Antôn đã chọn cho Ngài những bậc thầy nổi danh về văn chương Hy lạp và Latinh. Vào tuổi 15, Antôn đã theo môn triết học ở Pavie, rồi lại theo đuổi y học ở Padua. Ở đại học người ta chế nhạo nếp sống nghèo khó của Ngài. Tốt nghiệp phải cấp bằng tiến sĩ ưu hạng, Ngài được rất nhiều khách hàng tín nhiệm. Nhưng đây lại là thời Luthênô nổi dậy. Antôn bỏ nghề thuốc để theo môn thần học.
Antôn Giacaria bắt đầu tụ tập trẻ em lại, Ngài nói cho chúng nghe về các chân lý cao trọng. Cha mẹ chúng cũng thường tới nghe dạy. Họ nói : - Nào chúng mình đến nghe thiên thần của Chúa.
Tay cầm thánh giá, thánh nhân rảo qua khắp các đường phố nói về ơn cứu chuộc và việc thống hối. Nơi nào bị chế nhạo, bị xỉ nhục, Ngài càng năng lui tới hơn.
Năm 1528, lúc được 36 tuổi, Antôn được thụ phong linh mục. Ngài đến ở Milan, thăm viếng các người đau khổ trong các nhà thương, nhà tù, nơi các xóm nghèo. Các nghĩa cử Ngài làm đã mang lại cho Ngài danh hiệu "người cha dân tộc". Ngài ngồi tòa hàng giờ để phục sinh các linh hồn. Ngài chống lại phái thệ phản và đối đầu với bất cứ ai muốn tấn công đức tin tinh tuyền. Cha Antôn có hai người bạn tông đồ là Mariggia và Ferrari. Đức giáo hoàng truyền cho các Ngài lập một hội dòng mới, các tu sĩ dòng thánh Phaolô. Các Ngài được trao cho việc coi sóc thánh đường thánh Barnabê, nên người ta gọi các Ngài là các cha Barnabê.
Thánh Antôn Maria Giacaria thường nói với các môn sinh: - "Đặc tính của những tâm hồn đại lượng là phục vụ không mong phần thưởng, chiến đấu không chờ lương bổng. Hãy tiến tới không ngừng và hướng tới sự hoàn thiện cao cả hơn. Hãy nói với Chúa Giêsu bị đóng đinh về tất cả những gì bạn thấy và lãnh ý Người, cho mình và cho người khác".
Ngài dạy họ phải quen với những phỉ báng khinh miệt nhưng không làm như vậy được nếu không hướng trọn ý tưởng về với Chúa, và nếu kinh nguyện chưa nên của ăn nuôi sống linh hồn. Các linh mục và cả hàng giáo sĩ đã bắt đầu. Chiều về anh em họp nhau lại để thú tội. Thánh nhân còn dẫn anh em rảo qua đường phố bằng cách vác Thánh giá mà rao giảng. Họ còn tự động cột giây vào cổ, làm những việc nặng nhọc trong khi một số khác đi ăn xin cho người nghèo.
Thấy vậy, nhiều người thống hối và cải thiện đời sống. Thánh Antôn còn cổ động lòng sùng kính Thánh Thể khuyên năng rước lễ hơn. Thời đó người ta chỉ rước lễ một hai lần trong năm. Trước sự đổi mới này, nhiều người coi sự nhiệt thành của Ngài là cuồng tín dị đoan. Thánh nhân vẫn an lòng và cảm nghiệm điều Ngài thường nói : - Bạn sẽ được thấp nhập vào Chúa đến độ không còn lo tưởng đến những sự trên thế gian này nữa.
Năm 1530, Ngài giúp nữ công tước Torelli thành lập một hội dòng nữ. Đức giáo hoàng Phaolô III đã chuẩn y hội dòng này và đặt tên là "Dòng chị em các thiên thần".
Năm 1536, cha Antôn Giacaria từ chức bề trên nhà dòng mà Ngài đã giữ từ đầu để đi truyền giáo. Ngài rao giảng Phúc âm và giải hòa các cuộc tranh chấp. Công việc thật bề bộn, không thể lường trước được, dầu vậy thánh nhân vẫn trung thành với tác vụ, các cuộc tĩnh tâm và thư tín.
Tuy nhiên lần này, tại Guastalla, thánh nhân đã kiệt sức. Xa các môn sinh, Ngài lui về với thân mẫu. Bà khóc lóc khi thấy con. Nhưng Antôn nói :- Mẹ ơi ! Mẹ đừng khóc nữa. Chẳng bao lâu rồi mẹ cũng được vui mừng với con trong vinh quang bất tận mà bây giờ con đang tiến vào.
Ba giờ chiều ngày 5 tháng 7 năm 1593, linh mục trẻ 36 tuổi Antôn Maria Giacaria thở hơi cuối cùng trong tay mẹ hiền.
Thánh ANTÔN MARIA GIACARIA
Linh mục (1502 - 1539)
Thánh Antôn Maria Giacaria sinh năm 1502 tại Grêmôna, cha Ngài mất sớm, mẹ Ngài, người góa phụ trẻ 18 tuổi không còn biết tới hạnh phúc nào hơn trên trần gian là đào tạo tâm hồn người con nhỏ của mình. Thấy con thích làm việc hơn là chơi giỡn và biết kiên trì hy sinh hãm mình, bà rất mừng rỡ, chính bà cũng phát huy tình bác ái đối với người nghèo khổ, làm gương cho con.
Thành Grêmôna nơi Antôn sinh trưởng vừa mới hết chiến tranh. Sau cuộc chiếm đóng của người Pháp, dân thành lại phải chiến đấu với Ludorse Sforza. Tình cảnh thật khốn khổ. Ngày kia trên đường về học, cậu bé Antôn đã cởi tấm áo thêu của mình cho người nghèo mặc. Thấy vậy, người mẹ đã âu yếm ôm con vào lòng. Từ đó Antôn xin cho con được ăn mặc bình thường, có khi còn nhịn phần ăn cho người nghèo nữa.
Thân mẫu Antôn đã chọn cho Ngài những bậc thầy nổi danh về văn chương Hy lạp và Latinh. Vào tuổi 15, Antôn đã theo môn triết học ở Pavie, rồi lại theo đuổi y học ở Padua. Ở đại học người ta chế nhạo nếp sống nghèo khó của Ngài. Tốt nghiệp phải cấp bằng tiến sĩ ưu hạng, Ngài được rất nhiều khách hàng tín nhiệm. Nhưng đây lại là thời Luthênô nổi dậy. Antôn bỏ nghề thuốc để theo môn thần học.
Antôn Giacaria bắt đầu tụ tập trẻ em lại, Ngài nói cho chúng nghe về các chân lý cao trọng. Cha mẹ chúng cũng thường tới nghe dạy. Họ nói : - Nào chúng mình đến nghe thiên thần của Chúa.
Tay cầm thánh giá, thánh nhân rảo qua khắp các đường phố nói về ơn cứu chuộc và việc thống hối. Nơi nào bị chế nhạo, bị xỉ nhục, Ngài càng năng lui tới hơn.
Năm 1528, lúc được 36 tuổi, Antôn được thụ phong linh mục. Ngài đến ở Milan, thăm viếng các người đau khổ trong các nhà thương, nhà tù, nơi các xóm nghèo. Các nghĩa cử Ngài làm đã mang lại cho Ngài danh hiệu "người cha dân tộc". Ngài ngồi tòa hàng giờ để phục sinh các linh hồn. Ngài chống lại phái thệ phản và đối đầu với bất cứ ai muốn tấn công đức tin tinh tuyền. Cha Antôn có hai người bạn tông đồ là Mariggia và Ferrari. Đức giáo hoàng truyền cho các Ngài lập một hội dòng mới, các tu sĩ dòng thánh Phaolô. Các Ngài được trao cho việc coi sóc thánh đường thánh Barnabê, nên người ta gọi các Ngài là các cha Barnabê.
Thánh Antôn Maria Giacaria thường nói với các môn sinh: - "Đặc tính của những tâm hồn đại lượng là phục vụ không mong phần thưởng, chiến đấu không chờ lương bổng. Hãy tiến tới không ngừng và hướng tới sự hoàn thiện cao cả hơn. Hãy nói với Chúa Giêsu bị đóng đinh về tất cả những gì bạn thấy và lãnh ý Người, cho mình và cho người khác".
Ngài dạy họ phải quen với những phỉ báng khinh miệt nhưng không làm như vậy được nếu không hướng trọn ý tưởng về với Chúa, và nếu kinh nguyện chưa nên của ăn nuôi sống linh hồn. Các linh mục và cả hàng giáo sĩ đã bắt đầu. Chiều về anh em họp nhau lại để thú tội. Thánh nhân còn dẫn anh em rảo qua đường phố bằng cách vác Thánh giá mà rao giảng. Họ còn tự động cột giây vào cổ, làm những việc nặng nhọc trong khi một số khác đi ăn xin cho người nghèo.
Thấy vậy, nhiều người thống hối và cải thiện đời sống. Thánh Antôn còn cổ động lòng sùng kính Thánh Thể khuyên năng rước lễ hơn. Thời đó người ta chỉ rước lễ một hai lần trong năm. Trước sự đổi mới này, nhiều người coi sự nhiệt thành của Ngài là cuồng tín dị đoan. Thánh nhân vẫn an lòng và cảm nghiệm điều Ngài thường nói : - Bạn sẽ được thấp nhập vào Chúa đến độ không còn lo tưởng đến những sự trên thế gian này nữa.
Năm 1530, Ngài giúp nữ công tước Torelli thành lập một hội dòng nữ. Đức giáo hoàng Phaolô III đã chuẩn y hội dòng này và đặt tên là "Dòng chị em các thiên thần".
Năm 1536, cha Antôn Giacaria từ chức bề trên nhà dòng mà Ngài đã giữ từ đầu để đi truyền giáo. Ngài rao giảng Phúc âm và giải hòa các cuộc tranh chấp. Công việc thật bề bộn, không thể lường trước được, dầu vậy thánh nhân vẫn trung thành với tác vụ, các cuộc tĩnh tâm và thư tín.
Tuy nhiên lần này, tại Guastalla, thánh nhân đã kiệt sức. Xa các môn sinh, Ngài lui về với thân mẫu. Bà khóc lóc khi thấy con. Nhưng Antôn nói :- Mẹ ơi ! Mẹ đừng khóc nữa. Chẳng bao lâu rồi mẹ cũng được vui mừng với con trong vinh quang bất tận mà bây giờ con đang tiến vào.
Ba giờ chiều ngày 5 tháng 7 năm 1593, linh mục trẻ 36 tuổi Antôn Maria Giacaria thở hơi cuối cùng trong tay mẹ hiền.
Ngày 04-07 Thánh ELISABETH LUSITANIA
Ngày 04-07
Thánh ELISABETH LUSITANIA
(1271 - 1336)
Thánh Elisabeth là con vua Phêrô III nước Aragon, và là cháu vua Giacôbê I. Ngài sinh ra năm 1271 và được đặt tên là Elisabeth, để kính nhớ thánh nữ Elisabeth, hoàng hậu nước Hungari là dì của cha Ngài, mới được đức giáo hoàng Grêgôriô IX tuyên thánh 40 năm trước. Elisabeth ra đời như sứ giả hòa bình, vì khi Ngài sinh ra cha Ngài và ông nội Ngài làm hoà với hau.
Vua Giacôbê muốn tự mình giáo huấn đứa cháu gái. Elisabeth lên sáu tuổi thì ông nội từ trần. Nhưng những chỉ dẫn thánh thiện của ông nội lẫn gương sáng của bà nội đã in sâu trong tâm hồn thánh nữ. Nhận xét về đứa cháu gái của mình. Có lần nhà vua thánh thiện Giacôbê đã nói : - Đây là viên ngọc xứ Aragon.
Lên tám, Elisabeth đã tỏ ra là người trưởng thành. Vào tuổi này Ngài đã bắt đầu đọc kinh nhật tụng và sẽ trung thành đến phút cuối đời. Dầu thân xác yếu đuối, Ngài vẫn sống đời khắc khổ. Ngày áp lễ Đức Mẹ thánh nữ thường giữ chay nhiệm nhặt để dọn mình, không thích chưng diện sang trọng, Ngài sống khiêm tốn hiền hậu. Mọi người trong triều đình coi Ngài như một thiên thần được Thiên Chúa gởi xuống. Cha Ngài cũng phải nhìn nhận rằng: chính lòng đạo đức của con gái mình đã kéo ơn phúc lành từ trời cao xuống cho vương quốc.
Vào tuổi 12, Elisabeth được nhiều hoàng tử chú ý. Sau hai lần từ khước lời cầu hôn của hoàng tử nước Anh và của hoàng tử nước Ý, thánh nữ nhận lời thành hôn với hoàng tử Denis nước Bồ Đào Nha. Trở thành hoàng hậu, Elisabeth vẫn luôn hướng lòng về Thiên Chúa. Ngài dốc toàn lực để chu toàn phận vụ của một hoàng hậu. Nhưng ưu tư quan yếu của Ngài là trang hoàng các thánh đường và cung ứng của ăn áo mặc cho người nghèo. Đối với những ai biết được cuộc sống nhiệm nhặt âm thầm của thánh nữ mà muốn khuyên Ngài giảm bớt, Ngài nói: - Ở đâu cần hy sinh hãm mình hơn là ở trong triều đình là nơi có nhiều nguy hiểm lớn lao.
Ngài thường nói : - Thiên Chúa đặt tôi lên ngai là để tôi làm việc lành cho những người bất hạnh.
Mọi người đau khổ đều được Ngài săn sóc, nhưng Ngài quan tâm hơn tới trẻ mồ côi, nhưng người thiếu nữ cô độc và khốn khổ. Ngài còn tiếp đón khách hành hương, săn sóc các bệnh nhân. Mỗi ngày thứ sáu trong mùa chay, Ngài rửa chân cho 13 người hành khất. Lần kia, hoàng hậu rửa sạch, băng bó vết thương nơi chân một bệnh nhân, rồi âu yếm hôn lên vết thương ấy. Hành động anh hùng này đã được ân thưởng: vết thương được lành.
Đối với những người nghèo khổ mà mắc cỡ, thánh nữ mang của bố thí đến cho họ. Vào một ngày mùa đông, Ngài giấu đồ cứu trợ trong áo. Chồng Ngài bắt gặp và lên tiếng hỏi. Thấy chồng giận dữ, Ngài không dám trả lời. Nhà vua giật áo Ngài ra. Và lạ lùng nhà vua chỉ thấy toàn là hoa hồng. Để ghi nhớ phép lạ này, một cửa vào tu viện thánh Clara do thánh nữ thiết lập được đặt tên là hoa hồng.
Đức bác ái của thánh Elisabeth còn lan rộng tới những miền xa xôi khác nữa, hoà giải các gia đình và các dân tộc lại với nhau. Ngài đã hòa giải vua miền Aragon với vua miền Castille, rồi vua miền Castilia với vua Bồ đào Nha. Như thế Ngài đã dập tắt được nhiều cuộc chiến.
Trong khi mang hạnh phúc đến cho mọi người, thánh nữ lại là người chịu bao nhiêu cay đắng. Denis, chồng Ngài là một nhà cai trị có khả năng, nhưng lại là một người chồng thất tín. Chúng ta nhớ rằng: cuộc hôn nhân của Ngài là một cuộc dàn xếp chính trị và các vua mà giữ được sự tinh khiết thì quả là đặc biệt. Elisabeth không những đã nhẫn nhục và êm đềm chịu đựng sự bất trung của chồng mà còn tận tâm săn sóc những đứa con ngoại hôn của chồng với trọn tình mẫu tử. Dần dần những nhẫn nại và thùy mị đã cảm hóa được Denis.
Câu chuyện sau đây là một ví dụ : Hoàng hậu Elisabeth đã chọn một tiểu đồng nhân đức là Alonsô để phân phát của bố thí. Ghen tức Alonsô, một tiểu đồng khác đã vu cáo là Alonsô có những liên hệ tội lỗi với hoàng hậu. Nhà vua tin lời. Ong ra lệnh cho một chú lò vôi: - Khi một tiểu đồng đến hỏi rằng: "Lệnh nhà vua đã được thi hành chưa ?" thì cứ túm lấy cổ nó mà ném vào lò cho chết.
Hôm sau vua sai Alonsô đi hỏi như trên. Dọc đường anh vào nhà thờ dự ba thánh lễ liền. Còn nhà vua thì nóng lòng, sai tên vu cáo đi dò hỏi sự việc. Hắn tới và bị túm cổ ném vào lò vôi. Hết lễ Alonsô đến hỏi chủ lò vôi rồi về tường trình sự việc cho vua. Nhà vua ngạc nhiên và nhận biết sự vô tội của Alonsô. Ong hối cải và quyết tâm sống xứng đáng với người vợ thánh thiện của mình.
Nhưng rồi một thảm họa đã xảy ra. Hoàng tử Alfonsô nổi loạn. Hoàng hậu Elisabeth rất đau lòng. Ngài thêm lời cầu nguyện, sám hối và bố thí, Ngài đã thành công khi cỡi ngựa vào giữa trận địa, tay cầm thánh giá để ngăn cho khỏi xẩy ra việc đổ máu. Tại Lisbonne vẫn còn tấm đá cẩm thạch ghi dấu sự kiện này. Lợi dụng thời cơ bọn nịnh thần xúi giục nhà vua tin rằng: chính hoàng hậu đã thông đồng với con để khởi loạn. Elisabeth bị giam trong pháo đài Alamquer: nhưng hoàng hậu vẫn nhân từ, Ngài không chống đối theo lời khuyên của các lãnh Chúa mà còn làm cho họ trung thành hơn với vương quyền. Denis nhờ đó nhận biết sự lầm lẫn của mình. Ông công khai hối hận. Năm 1325 Denis từ trần cách thánh thiện sau một cơn bệnh lâu dài và đau đớn, dưới sự săn sóc tận tình của người vợ.
Từ đây Elisabeth cởi bỏ mọi y phục sang trọng, cắt tóc ngắn và nhập dòng ba Phanxicô. Ngài mặc áo dòng và đã sống trong một ngôi nhà cạnh dòng thánh Clara mà Ngài đã thiết lập ở Coimbra. Đời sống Ngài là một gương mẫu cho các nữ tu.
Năm 1336, con Ngài là vua Alphonsô gây chiến với vua miền Castille, người đã xử tệ với vợ mình, là con gái vua Alfonsô. Dầu đã yếu đau, thánh Elisabeth đã đuổi theo và gặp được đoàn quân ở Estremoz. Ngài đã thành công trong việc hòa giải hai nhà vua.
Trong cơn bệnh cuối đời của Ngài, có cả con và cháu hiện diện, Ngài còn được ơn an ủi đặc biệt và được Đức Mẹ đến đón trong lúc hơi thở cuối cùng. Ngài qua đời ngày 4 tháng 7 năm 1336. Đức giáo hoàng Urbanô đã suy tôn Ngài lên bậc hiển thánh.
Thánh ELISABETH LUSITANIA
(1271 - 1336)
Thánh Elisabeth là con vua Phêrô III nước Aragon, và là cháu vua Giacôbê I. Ngài sinh ra năm 1271 và được đặt tên là Elisabeth, để kính nhớ thánh nữ Elisabeth, hoàng hậu nước Hungari là dì của cha Ngài, mới được đức giáo hoàng Grêgôriô IX tuyên thánh 40 năm trước. Elisabeth ra đời như sứ giả hòa bình, vì khi Ngài sinh ra cha Ngài và ông nội Ngài làm hoà với hau.
Vua Giacôbê muốn tự mình giáo huấn đứa cháu gái. Elisabeth lên sáu tuổi thì ông nội từ trần. Nhưng những chỉ dẫn thánh thiện của ông nội lẫn gương sáng của bà nội đã in sâu trong tâm hồn thánh nữ. Nhận xét về đứa cháu gái của mình. Có lần nhà vua thánh thiện Giacôbê đã nói : - Đây là viên ngọc xứ Aragon.
Lên tám, Elisabeth đã tỏ ra là người trưởng thành. Vào tuổi này Ngài đã bắt đầu đọc kinh nhật tụng và sẽ trung thành đến phút cuối đời. Dầu thân xác yếu đuối, Ngài vẫn sống đời khắc khổ. Ngày áp lễ Đức Mẹ thánh nữ thường giữ chay nhiệm nhặt để dọn mình, không thích chưng diện sang trọng, Ngài sống khiêm tốn hiền hậu. Mọi người trong triều đình coi Ngài như một thiên thần được Thiên Chúa gởi xuống. Cha Ngài cũng phải nhìn nhận rằng: chính lòng đạo đức của con gái mình đã kéo ơn phúc lành từ trời cao xuống cho vương quốc.
Vào tuổi 12, Elisabeth được nhiều hoàng tử chú ý. Sau hai lần từ khước lời cầu hôn của hoàng tử nước Anh và của hoàng tử nước Ý, thánh nữ nhận lời thành hôn với hoàng tử Denis nước Bồ Đào Nha. Trở thành hoàng hậu, Elisabeth vẫn luôn hướng lòng về Thiên Chúa. Ngài dốc toàn lực để chu toàn phận vụ của một hoàng hậu. Nhưng ưu tư quan yếu của Ngài là trang hoàng các thánh đường và cung ứng của ăn áo mặc cho người nghèo. Đối với những ai biết được cuộc sống nhiệm nhặt âm thầm của thánh nữ mà muốn khuyên Ngài giảm bớt, Ngài nói: - Ở đâu cần hy sinh hãm mình hơn là ở trong triều đình là nơi có nhiều nguy hiểm lớn lao.
Ngài thường nói : - Thiên Chúa đặt tôi lên ngai là để tôi làm việc lành cho những người bất hạnh.
Mọi người đau khổ đều được Ngài săn sóc, nhưng Ngài quan tâm hơn tới trẻ mồ côi, nhưng người thiếu nữ cô độc và khốn khổ. Ngài còn tiếp đón khách hành hương, săn sóc các bệnh nhân. Mỗi ngày thứ sáu trong mùa chay, Ngài rửa chân cho 13 người hành khất. Lần kia, hoàng hậu rửa sạch, băng bó vết thương nơi chân một bệnh nhân, rồi âu yếm hôn lên vết thương ấy. Hành động anh hùng này đã được ân thưởng: vết thương được lành.
Đối với những người nghèo khổ mà mắc cỡ, thánh nữ mang của bố thí đến cho họ. Vào một ngày mùa đông, Ngài giấu đồ cứu trợ trong áo. Chồng Ngài bắt gặp và lên tiếng hỏi. Thấy chồng giận dữ, Ngài không dám trả lời. Nhà vua giật áo Ngài ra. Và lạ lùng nhà vua chỉ thấy toàn là hoa hồng. Để ghi nhớ phép lạ này, một cửa vào tu viện thánh Clara do thánh nữ thiết lập được đặt tên là hoa hồng.
Đức bác ái của thánh Elisabeth còn lan rộng tới những miền xa xôi khác nữa, hoà giải các gia đình và các dân tộc lại với nhau. Ngài đã hòa giải vua miền Aragon với vua miền Castille, rồi vua miền Castilia với vua Bồ đào Nha. Như thế Ngài đã dập tắt được nhiều cuộc chiến.
Trong khi mang hạnh phúc đến cho mọi người, thánh nữ lại là người chịu bao nhiêu cay đắng. Denis, chồng Ngài là một nhà cai trị có khả năng, nhưng lại là một người chồng thất tín. Chúng ta nhớ rằng: cuộc hôn nhân của Ngài là một cuộc dàn xếp chính trị và các vua mà giữ được sự tinh khiết thì quả là đặc biệt. Elisabeth không những đã nhẫn nhục và êm đềm chịu đựng sự bất trung của chồng mà còn tận tâm săn sóc những đứa con ngoại hôn của chồng với trọn tình mẫu tử. Dần dần những nhẫn nại và thùy mị đã cảm hóa được Denis.
Câu chuyện sau đây là một ví dụ : Hoàng hậu Elisabeth đã chọn một tiểu đồng nhân đức là Alonsô để phân phát của bố thí. Ghen tức Alonsô, một tiểu đồng khác đã vu cáo là Alonsô có những liên hệ tội lỗi với hoàng hậu. Nhà vua tin lời. Ong ra lệnh cho một chú lò vôi: - Khi một tiểu đồng đến hỏi rằng: "Lệnh nhà vua đã được thi hành chưa ?" thì cứ túm lấy cổ nó mà ném vào lò cho chết.
Hôm sau vua sai Alonsô đi hỏi như trên. Dọc đường anh vào nhà thờ dự ba thánh lễ liền. Còn nhà vua thì nóng lòng, sai tên vu cáo đi dò hỏi sự việc. Hắn tới và bị túm cổ ném vào lò vôi. Hết lễ Alonsô đến hỏi chủ lò vôi rồi về tường trình sự việc cho vua. Nhà vua ngạc nhiên và nhận biết sự vô tội của Alonsô. Ong hối cải và quyết tâm sống xứng đáng với người vợ thánh thiện của mình.
Nhưng rồi một thảm họa đã xảy ra. Hoàng tử Alfonsô nổi loạn. Hoàng hậu Elisabeth rất đau lòng. Ngài thêm lời cầu nguyện, sám hối và bố thí, Ngài đã thành công khi cỡi ngựa vào giữa trận địa, tay cầm thánh giá để ngăn cho khỏi xẩy ra việc đổ máu. Tại Lisbonne vẫn còn tấm đá cẩm thạch ghi dấu sự kiện này. Lợi dụng thời cơ bọn nịnh thần xúi giục nhà vua tin rằng: chính hoàng hậu đã thông đồng với con để khởi loạn. Elisabeth bị giam trong pháo đài Alamquer: nhưng hoàng hậu vẫn nhân từ, Ngài không chống đối theo lời khuyên của các lãnh Chúa mà còn làm cho họ trung thành hơn với vương quyền. Denis nhờ đó nhận biết sự lầm lẫn của mình. Ông công khai hối hận. Năm 1325 Denis từ trần cách thánh thiện sau một cơn bệnh lâu dài và đau đớn, dưới sự săn sóc tận tình của người vợ.
Từ đây Elisabeth cởi bỏ mọi y phục sang trọng, cắt tóc ngắn và nhập dòng ba Phanxicô. Ngài mặc áo dòng và đã sống trong một ngôi nhà cạnh dòng thánh Clara mà Ngài đã thiết lập ở Coimbra. Đời sống Ngài là một gương mẫu cho các nữ tu.
Năm 1336, con Ngài là vua Alphonsô gây chiến với vua miền Castille, người đã xử tệ với vợ mình, là con gái vua Alfonsô. Dầu đã yếu đau, thánh Elisabeth đã đuổi theo và gặp được đoàn quân ở Estremoz. Ngài đã thành công trong việc hòa giải hai nhà vua.
Trong cơn bệnh cuối đời của Ngài, có cả con và cháu hiện diện, Ngài còn được ơn an ủi đặc biệt và được Đức Mẹ đến đón trong lúc hơi thở cuối cùng. Ngài qua đời ngày 4 tháng 7 năm 1336. Đức giáo hoàng Urbanô đã suy tôn Ngài lên bậc hiển thánh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)