GIÁO XỨ CHÍNH TÒA PHAN THIẾT HÂN HOAN CHÀO ĐÓN CÁC BẠN

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Ngày 31-07 Thánh IGNATIÔ LOYOLA

Ngày 31-07

Thánh IGNATIÔ LOYOLA
Linh Mục (1491 - 1556)

Don Inigo Lopez de Recalde sinh khoảng năm 1481 tại miền đồi núi Basque gần làng Azpeytia. Ngài là con út trong số 11 người con của một gia đình quí tộc. Được rửa tội với tên Inigo, một vị thánh Tây Ban Nha dòng thánh Bênêdictô, nhưng sau này Ngài thường dùng tên Ignatiô thành Antiokia. Hồi còn niên thiếu, người giúp việc cho một người bạn quí tộc của một gia đình là Giuan Velasquez. Sau khi Velasquez từ trần, Ngài lại phục vụ bá tước Najera, phó vương miền Navarre. Ngài được giáo dục một cách hời hợt. Thời đó, Ngài chỉ ham chơi, thích những chuyện hào hùng, nhất là những ngày lễ duyệt binh.

Trong cuộc chiến Pháp, Tây Ban Nha tháng năm 1521 quân đội pháp đã vượt núi Pyrênê và tới phong tỏa Pampeluna. Nhiều người đã tính chuyện đầu hàng, nhưng Ignatiô quyết cầm cự. Trong cơn bão tố tại pháo đài Ignatiô bị trúng đạn pháo ở đùi, Ngài được chuyển về lâu đài ỏ Loyola. Nơi dây người ta khám phá ra rằng xương đùi đã bị xếp trật, phải mổ ra và sắp xếp lại. Ngài đã can đảm chịu đựng cơn đau.

Thời gian dưỡng bệnh lâu dài tiếp theo sau đó, không có sách vở gì khác, Ignatiô dùng thời gian để đọc hạnh các thánh. Gương mẫu đời sống các thánh làm mủi lòng Ignatiô. Ngài nói: - Tôi có phải thực hiện điều mà thánh Phaxicô và Dominico đã làm chăng ?

Năm 1522, sau khi bình phục, Ngài đi hành hương kính Đức bà Montserrat. Nơi đây Ngài đã thực hiện cuộc xưng tội trong ba ngày, trao tặng đồ hiệp sĩ cho một kẻ ăn xin, đặt gươm trên bàn thờ Đức Mẹ và tới thành Manresa kế cận để phục vụ trong một nhà thương. Đã một thời Ngài bị nguy hiểm rơi vào một cuộc khổ hạnh quá độ. Ngài Ngài đã thoát hiểm nhờ sự vâng phục hoàn tòan đối với cha giải tội. Chính tại Manresa, Ngài được Thiên Chúa soi sáng, sự soi sáng hứơng dẫn trọn những ngày còn lại của cuộc đời Ngài. Ngài viết cuốn linh thao, trong đó vạch ra những nguyên tắc mà một người công giáo phải theo để "điều khiển đời sống mình" một đời sống nhằm ca tụng Chúa, tôn kính và phụng sự Ngài, để được cứu rỗi. Ngài phác họa một giáo thuyết của mình về sự chọn lựa và đòi hỏi để làm mọi sự để "vinh danh Chúa" (Ad Majorem dei gloriam)

Thánh nhân ở lại Manresa khoảng một năm và từ đó hành hương đi Palestina, trên đường đi có dừng lại ở Roma. Sau khi đã kính viếng các nơi thánh ở Palestina, Ngài trở về Barcelona. Nơi đây, dầu đã 30 tuổi, Ngài vẫn đến trường, ngồi chung ghế với các em nhỏ, để sữa chữa lại kẽ hở trong việc học hành, cho tới khi Ngài có thể dự lớp tại đại học Alcala và Salamanca. Tại cả hai nơi này, đã Ngài bị truy tố ra tòa án tôn giáo và bị tống giam ít ngày. Nhưng cuối cùng giáo thuyết của Ngài đã thắng.

Năm 1528, Ngài bỏ Salamanca đi Paris và Sorbonne. Ngài ở Paris 7 năm, nơi đây Ngài tụ họp được sáu môn sinh đầu tiên. Vào ngày lễ Mông Triệu năm 1534 bảy anh em đã long trọng hiến thân phụng sự Thiên Chúa, khấn giữ đức nghèo khó và trong sạch, tại đền thờ thánh Denis tại Montmartre. Lúc đó, họ dự định đi Giêrusalem và hiến thân cho việc cứu rỗi các linh hồn trong các miền còn ngoại giáo.

Ignatiô trở về Tây Ban Nha. Năm 1535, tu hội đã lên tới 10 người. Họ gặp nhau ở Venitia, định cùng đáp tàu đi hành hương thánh địa. Nhưng tình hình miền Đông Địa Trug Hải không cho phép. Bù lại một số đi Roma, để Ignatiô tại Venitia. Đức giáo hoàng Phaolô III ưu ái tiếp họ. Trở lại Ventia, họ mang theo phép của Đức Giáo hoàng cho Ignatiô và 6 anh em được thụ phong linh mục.

Một năm sau, thấy rằng: không thể tới thánh địa được, Ignatiô kết luận rằng ý Chúa không muốn cuộc hành hương này. Thay vào đó, Ngài đặt tu hội dưới danh hiệu "dòng Chúa Giêsu" dưới quyền xử dụng của toà thánh. Họ đi Roma và Ignatiô dâng thánh lễ đầu tiên ở đầu vào dịp lễ Giáng sinh năm 1538 tại đền thờ Đức Bà cả, Ngài soạn thảo hiến pháp của dòng mới và đến trình diện Đức giáo hoàng Phaolô III. Đức giáo hoàng đã phát biểu khi gặp họ: - Đây là bàn tay Thiên Chúa.

Và trong sắc lệnh Regimini Militantis Ecclesioe, ban hành tháng 9 năm 1540 Ngài đã chính thức công nhận hội dòng. Hội dòng thêm vào đó 3 lời khấn: nghèo khó, vâng lời, trong sạch, lời khấn đặc biệt vâng phục Đức giáo hoàng.

Trong hiến pháp đầu tiên, hội dòng giới hạn con số có 60 tu sĩ. Ignatiô được đồng thanh bầu làm bề trên ngày 7 tháng 4 năm 1541. Luật hạn định tu sĩ vào số 60 được rút lại bởi sắc lệnh của Đức giáo hoàng ngày 15 tháng 3 năm 1543.

Ignatiô khó rời bỏ Roma cho đến cuối đời. Nhưng hội dòng đã lan rộng tới mọi miền trên thế giới, dưới quyền hướng dẫn của Ngài như một phép lạ, khi Ngài từ trần vào ngày 3 tháng 7 năm 1556, hội dòng đã có 12 tỉnh dòng với 101 nhà và gần 1000 phần tử.

Thánh Ignatiô được suy tôn hiển thánh ngày 12 tháng 3 năm 1622.

Ngày 29-07 Thánh MARTHA

Ngày 29-07

Thánh MARTHA

Chúng ta biết chắc về thánh Martha qua 2 giai thoại trong Tin Mừng. Khi bà nhiệt thành đón rước Chúa Giêsu (Lc 10, 38-42) hay khi bà tín thác vô giới hạn vào Chúa Giêsu trước cái chết của Laxarô (Ga 11,1-44). Martha, theo tiếng tramêô, có nghĩa là bà chủ. Bà hai anh em Maria và Lazarô ở làng Bêtania, là những người bạn thân tình của Chúa Giêsu. Người hay đến trú ngụ ở nhà họ để nghỉ ngơi sau những chuyến hành trình mệt nhọc.

Martha đóng vai gia chủ, đã tỏ ra rất hiếu khách và tận tụy. Ngày kia, trong lúc bận rộn với việc phục dịch, bà nói: - Thưa Thày, Thày không màng nghĩ tới sao, em tôi để cho tôi một mình phục dịch ? Vậy xin Thầy bảo nó đỡ đần tôi .

Chúa Giêsu đáp lại : - Martha, Martha, con lo lắng xôn xao về nhiều chuyện. Cần thì ít thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất rồi và sẽ không bị ai giựt mất.

Như thế Chúa Giêsu đã cho Martha biết rằng đối với Người không có gì quý hơn một tâm hồn biết suy tư cầu nguyện, Martha đã hiểu, bà sẽ để lộ đức tin ấy ra dịp Lazarô từ trần. Bà nhắc tin cho Chúa Giêsu: - Thưa thầy, kẻ Thầy thương đang ốm liệt.

Vượt đường xa, Chúa Giêsu đã đến. Nhưng Người cố ý đến chậm, khi Lazarô đã chết. Đức tin của Martha vẫn không thay đổi.

- Thưa Thầy, nếu thầy có mặt ở đây, em con đã không chết.

Và bà thêm : - Nhưng ngay lúc này, con biết là bất cứ điều gì Thầy xin với Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho thầy.

Khi Chúa Giêsu cho biết Người là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Người thì dù chết cũng sẽ sống, rồi Người hỏi : - Con có tin thế không ?

Martha đã mau mắn tuyên xưng: - Vâng, thưa Thầy, con tin Thầy là đức Kitô Con Thiên Chúa, đấng phải đến trong thế gian.

Và bà đã không lầm. Chúa Giêsu đã phục sinh Lazarô.

Tin Mừng không nói rõ các bạn hữu của Thiên Chúa sẽ ra sao. Chắc chắn Martha có mặt trong số phụ nữ theo Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn và xức xác Người trước khi mai táng.

Có truyền thuyết nói rằng ba chị em làng Bêtania đã bị người Do thái bắt thả trôi trên một con thuyền không buồm không chèo không lái. Nhưng họ đã trôi dạt và cặp bến Marseille nước Pháp. Lazarô đã trở thành Giám mục tiên khởi Chúa thành này. Riêng Martha Ngài đã rao giảng Tin Mừng ở Aix Avignon và Tarascon. Một huyền thoại còn kể thêm việc thánh nữ tiêu diệt quái vật Tarasque. Dân chúng khổ cực vì con vật dữ tợn, mồm phun lửa, đuôi cắn xé. Thánh nữ đã dùng cây thánh giá áp đảo con vật, rồi trói chặt nói lại. Quái vật bị hạ sát và nó bị tiêu diệt, người ta gọi là Tarascon.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Ngày 26-07 Thánh GIOAKIM VÀ ANNA

Ngày 26-07

Thánh GIOAKIM VÀ ANNA
Phụ Mẫu Của Đức Trinh Nữ Maria

Chúng ta không biết chắc được điều gì về cha mẹ của Đức Trinh Nữ. Những điều liên quan tới các Ngài mà chúng ta biết được là do các ngụy thư, đầy tính chất hoang đường. Khi óc tò mò của dân chúng không được thỏa mãn với các chi tiết thánh kinh và thánh truyền cung ứng cho, thì óc tưởng tượng đã lấp đầy khoảng trống.

Cuốn ngụy thư "Phúc âm thánh Giacôbê", một văn nguồn vào thế kỷ thứ II, có nhiều chỉ dẫn liên quan đến cha mẹ và cuộc đời thơ ấu của Đức Trinh nữ. Những chỉ dẫn này rất giống câu chuyện về tuổi trẻ của Samuel trong sách ISm 1-2. Các học giả cho rằng chúng chỉ cho là một sự bắt chước, chính danh xưng Anna cũng không có gì chắc chắn vì nó trùng với tên mẹ tiên tri Samuel.

Dường như khuôn mặt Gioakim cũng dựa một phần vào người chồng của Suzana trong sách Daniel 13. Cần phải nhớ rằng thánh Luca khi dùng những chương sách ISm làm khung cho bản tường thuật về cuộc sinh hạ và tuổi trẻ của thánh Gioan Tẩy giả, Ngài đã cẩn thận dùng sự kiện lịch sử để bảo đảm sự sống đời này.

Tuy nhiên nét đẹp của câu chuyện, như hầu hết các truyện thần thoại khác, đều có giá trị biểu trưng của nó, truyện kể rằng ông bà Gioakim và Anna son sẻ. Đây là một thử thách lớn lao đối với các Ngài. Nhưng một thiên thần đã báo cho biết họ sinh một con trẻ, họ sẽ đặt tên là Maria và cung hiến cho Thiên Chúa. Nếu các Ngài chọn đau khổ là vì mọi đóng góp vào công cuộc cứu rỗi đều bao hàm sự chia sẻ thánh giá với Chúa Kitô.

Đàng khác, sự son sẻ của Anna gợi lên chủ đề quen thuộc trong Cựu ước, theo đó con trẻ là quà tặng của Thiên Chúa. Điều này được nhấn mạnh đặc biệt trong truyền thống về các tổ phụ Isaac, Giacob và Giuse về quan án Samson và tiên tri Samuel. Các Ngài đều sinh ra bởi các bà mẹ không có hy vọng sinh con. Định mệnh của Thiên Chúa chỉ bởi Thiên Chúa mà thôi.

Người Israel chân chính viết rằng mình không thể tự mãn được và phải tùy thuộc vào sáng kiến của Thiên Chúa. Huyền thoại đặt cuộc sinh hạ của Đức trinh Nữ Maria vào dòng tư tưởng này như cao điểm của chủ đề và sự bất lực của con người trước uy quyền của Thiên Chúa.

Việc tôn sùng thánh Anna có từ thế kỷ thứ VI bên Đông phương vào đầu thế kỷ VIII bên Roma. Cuối thời Trung Cổ, lòng sùng kính lan rộng khắp Au Châu. Dường như năm 1382 do sự khẩn nài của nước Anh, lễ kính Ngài lần đầu tiên được mừng hàng năm. Nhưng chỉ mới từ hai thế kỷ gần đây lễ này mới được ghi vào lịch chung Roma.

Ngày 25-07 Thánh GIACÔBÊ TIỀN Tông Đồ

Ngày 25-07

Thánh GIACÔBÊ TIỀN
Tông Đồ

Thánh Giacôbê, con ông Giêbêdê và bà Salomê, là anh của thánh Gioan và bà con với Chúa Giêsu. Người ta gọi Ngài là thánh Giacôbê Tiền, để phân biệt với thánh Giacôbê hậu, cũng là một tông đồ và làm giám mục Gierusalem. Gọi là "tiền" vì Ngài được gọi trước hay vì Ngài cao lớn hơn, nhất là vì Ngài lớn tuổi hơn.

Thánh nhân cùng với em là Gioan được kêu gọi làm tông đồ trong khi họ đang chài lưới bên bờ biển Galilê (Mc 1,19-20). Trong tường thuật này, chúng ta thấy gia đình ông Giêbêđê xem như cũng khá giả và có thuê những người làm công.

Kể từ khi bỏ cha mẹ, chài lưới và những người làm công, anh em Giacôbê và Gioan luôn sát cánh bên Chúa. Họ chia sẻ với Người nếp sống "con người cáo có hang, con chim có tổ, con người không có chỗ dựa đầu" và trong những buổi tiệc vui như ở Cana (Ga 2,1). Trong cộng đoàn tông đồ, Giacôbê luôn giữ một chỗ đứng quan trọng sau Phêrô. Bởi vậy Ngài được vào số ba môn đệ trong các biến cố phục sinh cho con gái Giarô (Mc 5,37) biến hình (Mc 9,2) và hấp hối ở Gethsemani (Mc 14,33).

Giacôbê hẳn phải hiểu rõ đặc ân của mình và ông đã đáp trả bằng một nhiệt tình cũng đặc biệt. Một lần qua Samaria, ông đã bất mãn vì dân làng không tiếp đón Chúa Giêsu một cách nồng hậu. Ông phát biểu : - Thưa Ngài, Ngài có muốn chúng tôi khiến lửa từ trời giáng xuống mà tiêu diệt chúng không ?

Nhiệt tình của ông giống như Elia. Nhưng Chúa Giêsu lại sửa sai tính nóng nảy ấy của ông :  - Các ngươi không biết các ngươi ứng theo thần khí nào (Lc 9,52-56).

Và người đặt cho Giacôbê và Gioan biệt danh là Boanerghê, nghĩa là con cái của sấm sét (Mc 3,17).

Dĩ nhiên là con người, khi theo Chúa Giêsu, các ông vẫn còn những yếu đuối, khi nghe loan báo về cuộc hoàn thành sứ mạng sắp tới, Giacôbê và em ông không ngần ngại thưa:
 - Xin cho chúng tôi được ngồi, một người bên hữu, một người bên tả, trong vinh quang của thầy.

Không hứa sẽ thỏa mãn ước vọng của họ, Chúa Giêsu đã chỉ hỏi : - Các ngươi có thể uống chén Ta uống và chịu thanh tẩy, thứ thanh tẩy Ta phải chịu không ?

Một lần nữa, các ông bày tỏ nhiệt tình của mình : - Thưa được (Mt 20,20-23; Mc 10,35-40)

Đã có những phút giây Giacôbê vì yếu đuối như các tông đồ khác, như khi ngủ vùi khi Chúa Giêsu trải qua cơn hấp hối hay như việc ông trốn chạy trước cuộc khổ nạn của Thầy. Tuy nhiên, sau khi gặp gỡ Đấng phục sinh, nhất là sau ngày lễ Hiện Xuống, Giacôbê đã thực hiện lời hứa của Ngài. Ngài sẵn sàng chịu chết dưới lưỡi gươm theo lệnh truyền của Hêrôđê Agrippa (Cv 12,2), có lẽ vào năm 42. Thế là Giacôbê đã trở thành vị tông đồ đầu tiên lấy máu đào làm chứng đức tin và tìnhmến của mình vào thế kỷ II, Clêmentê thành Alexandria đã làm chứng rằng,chính kẻ tố cáo thánh nhân lại được Ngài cải hóa và lãnh phúc tử đạo cùng lúc với Ngài.

Truyền thống cho rằng Giacôbê đã mang Tin Mừng đến Tây Ban Nha. Tuy nhiên điều này không được chứng thực rõ ràng. Lần đầu tiên truyền thống này được viết ra vào thế kỷ VII, dựa vào nguồn Hy lạp không đáng tin. Một thế kỷ sau, khi một ngôi sao chỉ cho thấy ngôi mộ của thánh Giacôbê, niềm tin của quần chúng bắt đầu lan rộng.

Nơi hành hương ở Compostella (có lẽ bởi chữ Campustella : cánh đồng sao) là trung tâm rất nổi tiếng dầu chúng ta tin rằng thánh Giacôbê có đi Tây Ban Nha đi nữa thì cũng không thể nói được rằng nơi đây có di tích của thánh nhân.

Ngày 22-07 Thánh MARIA MADALENA

Ngày 22-07

Thánh MARIA MADALENA

Các Giáo phụ đã tranh luận và các nhà chú giải vẫn còn tìm hiểu xem Giáo hội có kính nhớ ba thánh nữ dưới cùng một danh xưng Maria Madalena hay không.

Người thứ nhất là một người nữ tội lỗi. Khi Chúa Giêsu vào nhà ông biệt phái Simon, một tội nhân vô danh đã được ơn tha tội, nhờ tình yêu bà bày tỏ trong việc xức dầu thơm vào chân Chúa rồi lấy tóc mà lau (Lc VII, 36-39).

Đàng khác, cũng chính việc thánh sử Luca (Lc VIII, 43-48) đã nói đến Maria Madalêna được Chúa Giêsu trừ quỉ cho. Thánh nữ là một trong số phụ nữ đã theo Chúa trong các cuộc hành trình của Người. Hiện diện trên đồi Calvê, Ngài cũng thuộc vào số các bà đem dầu thơm đến mồ xức xác Chúa. Ngài là người đầu tiên báo tin cho các môn đệ biết ngôi mộ trống. Trở lại mộ ngay sau đó, Ngài đã thấy và nói truyện với các thiên thần. Sau cùng, Ngài đã nhận ra Đâng Phục sinh mà thoạt đầu Ngài tưởng là một bác làm vườn (Ga 20, 1-18).

Maria Bêtania, là chị em của Matta và Lazarô đã ngồi dưới chân Chúa Giêsu mà nghe lời Người, trong khi Matta bận rộn chuẩn bị bữa ăn. Thế mà Ngài là người đã chọn phần tốt nhất, phần chiêm niệm (Lc 10,38-42). Khi Chúa Giêsu đến cứu sống Lazarô, thánh nữ vẫn giữ một phần tương tự. Ngài ngồi tại nhà cho tới khi Matta kêu Ngài tới gặp "thầy". Ít ngày sau, Ngài đã xức dầu Chúa Giêsu (Mt 26,6-13).

Mặc dầu các sách Tin Mừng không bảo đảm đồng nhất ba khuôn mặt này thành một người và ý kiến các giáo phụ còn trái nghịch, nhưng Giáo hội Tây phương từ thế kỷ thứ VI đã đồng hóa thành một người. Sự đồng hóa này được diễn tả trong phụng vụ.

Với sự đồng hóa ấy, lòng đạo đức thường diễn tả thánh Maria Madalena như một phụ nữ có mái tóc dài, được Chúa Giêsu tha thứ nao nức đón nghe Lời Người. Bà đã được chứng kiến Laxarô sống lại. Tiên cảm được về thảm kịch khổ nạn, bà đã đổ dầu thơm quí giá lên chân Chúa Giêsu như một cuộc xức dầu cao cả. Hiện diện dưới chân thánh giá, bà sẽ được Chúa Giêsu thân ái gọi tên "Maria" buổi sáng phục sinh.

Sau đó, người ta không nghe nói gì về Maria Madalena nữa. Theo truyền thuyết, Ngài đã từ trần và được mai táng ở Ephêsô. Năm 889, hoàng đế Lêô VI đã chuyển thi hài thánh nữ về một tu viện ở Constantinople.

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Ngày 15-07 Thánh BÔNAVENTURA Giám mục, tiến sĩ hội thánh

Ngày 15-07

Thánh BÔNAVENTURA
Giám mục, tiến sĩ hội thánh.(1221 - 1274)

Sinh năm 1221 tại Bagnorea, gần Viterbo, thánh Bonaventura là con ông Giovanni di Fidanza và bà Ritella. Ngài được đặt tên là Giovanni, lúc lên bốn, Ngài lâm trọng bệnh vô phương cứu chữa. Người mẹ vội ẵm Ngài tới gặp thánh Phanxicô khó khăn. Thánh nhân thương cha mẹ dâng lời cầu nguyện và Giovanni hết bệnh. Sung sướng, người mẹ kêu lên : "Obuona Ventura" (Ôi biến cố phúc hậu). Từ đó Giovanni mang tên Bônaventura. Ngài theo học tại dòng anh em hèn mọn.

Tới tuổi 15, Bonaventura theo học tại Paris, trung tâm ánh sáng thời đó. Ngài sống thanh trong đến nỗi Alexandre de Hales nhận xét : - Anh giống như Adam chưa hề phạm tội.

Ngài kết thân với sinh viên tài ba khác là Thomas Aquinô. Ngỡ ngàng về sự hiểu biết của bạn mình. Thomas hỏi Bonaventura xem Ngài đã học sách nào ? Bonaventura chỉ cây thánh giá trả lời: - Đây là nguồn mọi hiểu biết của tôi. Tôi học Chúa Giêsu bị đóng đinh.

Năm 1257, Ngài được chọn làm bề trên cả dòng Phanxicô. Tình thế Ngài phải đối diện rất là phức tạp. Trong dòng đang có sự phân rẽ giữa những người nhiệt tâm muốn tuân giữ nghiêm nhặt luật dòng và những người muốn chước giảm. Nhờ sự thánh thiện và tài khéo léo, Bonaventura đã giải quyết các vấn đề cách ổn thỏa, đến nỗi Ngài đang được gọi là Đấng sáng lập thứ hai của dòng. Trong kỳ đại hội ở Narbonne 1250, Ngài đã ban hành hiến pháp đầu tiên cho dòng. Sau đó Ngài liên tiếp thăm viếng không biết mệt các tỉnh dòng để quan sát việc thực hiện bản quy luật này.

Chính Ngài tổ chức việc học hành cho các giáo sĩ trong dòng, làm cho công cuộc tông đồ được phổ biến rộng rãi đến cả những bậc thức giả lẫn giới bình dân. Chính Bonaventura là một nhà dòng giảng thuyết có biệt tài. Ngài đã giảng thuyết từ các tu viện, tới các thành phố ở Au Châu, trước mặt vua Luy IX Đức giáo hoàng. Luôn luôn Ngài thu phục được cảm tình của thính giả.

Một thầy dòng khiêm tốn tên là Gilles hỏi Ngài : - Các cha thông thái, được Chúa ban cho nhiều tài năng. Còn chúng con, chúng con có thể làm gì được ?

Bonaventura trả lời : - Nếu Chúa ban cho một người tài năng khác là ơn yêu mến Ngài thế là đủ rồi, và là kho tàng quí báu nhất.

Thầy dòng hỏi tiếp : - Một người không biết đọc biết viết có thể yêu mến Thiên Chúa như một nhà thông thái biết mọi sự không ?

Thánh nhân trả lời : - Chắc chắn rồi, một bà già có thể yêu Chúa hơn cả một nhà tiến sĩ thần học.

Thày dòng vui vẻ la lớn : - Một bà già có thể yêu Chúa hơn cả cha Bonaventura của chúng ta nữa.

Ngài còn tiếp : - Biết một chút về Chúa còn hơn là biết mọi sự trong trời đất.

Ngoài những hoạt động bên ngoài ấy. Bonaventura còn lo viết sách để huấn luyện các tu sĩ và những sách về triết học, thần học và thánh kinh. Chúng ta có thể kể đến cuốn "chú giải luật dòng Phanxicô", "hạnh tích thánh Phanxicô" nhất là cuốn "hành trình của linh hồn hướng về Thiên Chúa".

Trong nỗ lực xây dựng Hội Thánh, Bonaventura luôn tỏ ra khiêm tốn. Người ta kể rằng : Đức giáo hoàng Grêgoriô X truyền cho thánh Thomas và thánh Bonaventura soạn thảo bộ kinh lễ Thánh Thể. Khi hai vị vào yết kiến đức giáo hoàng trình bày công việc, thánh Bonaventura xé nát bản văn của mình.

Cùng với lời khiêm tốn ấy, Bonaventura đã từ chối chức Tổng giám mục thành York mà Đức giáo hoàng Clêment IV đề nghị, lòng khiêm tốn ấy không ngăn cản sự cương quyết và can đảm của Ngài chống lại thuyết sai lầm của thuyết Aristote và Avéoes... Nhưng Đức giáo hoàng Grêgoriô X đã quyết định đặt Ngài làm hồng y cai quản giáo phận Albanô và truyền Ngài về Roma ngay.

Khi hai sứ thần mang mũ hồng y đến, Ngài còn đang rửa chén. Ngày 28 tháng 5 năm 1273 Ngài nhận chức và là cánh tay đắc lực của đức giáo hoàng. Phần đóng góp của Ngài vào sự hợp nhất Giáo hội Hy lạp và Roma tại công đồng Lyon thật lớn lao.

Nhưng khi công đồng Lyon còn đang nhóm họp thì Bonaventura từ trần ngày 14 tháng 7 năm 1274. Đức Sixtô IV phong Ngài lên bậc hiển thánh năm 1482 và đức Sixtô V đã đặt Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1858. Người ta gọi Ngài là "Tiến sĩ sốt mến".